Trung-Nhật-Hàn tiến hành cuộc họp ba bên
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sẽ tham dự cuộc họp được tổ chức tại Seoul (Hàn Quốc) nhân chuyến thăm chính thức của ông tới nước này từ ngày 31-10 đến 2-11.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân cho biết trong bối cảnh tình hình quốc tế phức tạp và sự phục hồi chậm chạp của nền kinh tế thế giới, việc tăng cường hợp tác ba bên, gìn giữ hòa bình và ổn định khu vực cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực châu Á và thế giới là rất quan trọng. Các nhà lãnh đạo ba nước sẽ thảo luận về hợp tác ba bên và trao đổi ý kiến về các vấn đề cùng quan tâm.
Ba nước bắt đầu hướng tới việc tổ chức các cuộc họp lãnh đạo hàng năm vào năm 2008. Tuy nhiên, những tranh cãi về chủ quyền lãnh hải đã làm ảnh hưởng tới quan hệ Trung-Nhật. Việc Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tới thăm Đền Yasukuni, nơi tôn vinh các tội phạm thời Chiến tranh Thế giới Thứ hai, cũng như những phát ngôn và hành động của ông nhằm thanh minh cho lịch sử xâm lược của Nhật Bản đã khiến cho quan hệ của Nhật với các nước láng giềng châu Á trở nên lạnh nhạt, do đó các cuộc gặp ba bên đã bị đình hoãn sau lần họp thứ 5 vào tháng 5-2012.
Theo Giáo sư Lưu Giang Vĩnh của Đại học Thanh Hoa, tình hình chung đã khiến ba bên sẵn sàng ngồi lại với nhau. Ông nhận xét rằng Thủ tướng Abe đang đối mặt với những áp lực trong nước và quốc tế phải cải thiện quan hệ với các nước láng giềng. Về phía Trung Quốc, ông cho rằng nước này chấp thuận quay trở lại bàn họp bởi ba nước có sự phụ thuộc lẫn nhau rất cao, và sự hợp tác của ba nước này có vai trò rất quan trọng đối với hòa bình, ổn định và phát triển khu vực. Kinh tế Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm tới 70% kinh tế châu Á và 20% kinh tế toàn cầu. Tổng khối lượng giao dịch thương mại giữa ba nước năm 2013 đạt 681,4 tỷ USD, vượt khối lượng giao dịch giữa Trung Quốc với Liên minh châu Âu hay với Mỹ.
Trong khi đó, chuyên gia Yang Bojang, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc nhận định mối quan hệ xấu đi không có lợi cho bất cứ bên nào. Việc Trung Quốc chấp thuận khôi phục các cuộc họp cho thấy chính sách đối ngoại thực dụng và linh hoạt của nước này.
Cuộc họp lần này diễn ra sau khi quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã tan băng, và quan hệ Trung Quốc-Hàn Quốc đã trở nên gần gũi hơn. Trung Quốc và Hàn Quốc xích lại gần nhau kể từ khi Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye lên nắm quyền. Trong chuyến thăm đầu tiên của bà tới Trung Quốc năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có hai cuộc gặp gỡ với bà trong hai ngày. Tháng 9 vừa qua, bà Park đã tham dự lễ kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới Thứ hai ở Bắc Kinh, cho thấy hai nước có chung cam kết đối với hòa bình và ổn định khu vực.
Quan hệ Trung-Nhật cũng đã được cải thiện từ nửa cuối năm ngoái. Tháng 11-2014, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì và Cố vấn An ninh Quốc gia Nhật Shotaro Yachi đã gặp nhau tại Bắc Kinh, hai bên thống nhất khôi phục lại đối thoại chính trị, ngoại giao và an ninh đồng thời thừa nhận những khác biệt trong quan điểm về vấn đề quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Ba ngày sau, Chủ tịch Tập Cận Bình đã có cuộc gặp với Thủ tướng Shinzo Abe. Sau đó, vào tháng 3-2015, cuộc họp bộ trưởng ngoại giao Trung-Nhật-Hàn được nhóm họp lại ở Seoul, trong đó thống nhất cùng hành động để sớm khôi phục lại cuộc họp của các nhà lãnh đạo ba nước. Giáo sư Yang Bojang nói: "Việc khôi phục này là vì lợi ích của ba nước cũng như toàn khu vực. Tuy nhiên, kết quả của cuộc họp sắp tới phụ thuộc vào thái độ của Nhật Bản, bởi Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ không từ bỏ quan điểm của mình về các vấn đề thuộc nguyên tắc, như các vấn đề về lịch sử".
Tin liên quan
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
08:15 | 23/11/2024 Nhìn ra thế giới
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics