Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
![]() |
Livestream bán hàng "Chợ phiên OCOP" trên nền tảng thương mại điện tử TikTok Shop. Ảnh: DN cung cấp |
Áp lực cạnh tranh cao
Thống kê của Google cho thấy, TMĐT Việt Nam tăng trưởng khoảng 18% trong năm qua. Quý 3/2024, các sàn cũng ghi nhận tăng trưởng khoảng 18%. Tuy nhiên, để thành công trên các sàn TMĐT, hàng hóa Việt Nam đã phải đối mặt với rất nhiều thách thức.
Chia sẻ tại hội thảo “Tiếp sức hàng Việt trên sàn TMĐT” diễn ra mới đây, ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) cho biết, để đưa được hàng Việt lên sàn TMĐT thành công, một thách thức không nhỏ chính là vấn đề kinh phí.
Đặc biệt, sự gia nhập của các sàn TMĐT xuyên biên giới như Temu, Shein, Taobao… với lợi thế cạnh tranh về giá cả, mẫu mã và vận chuyển làm tăng áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp nội địa. Đơn cử như câu chuyện của sàn TMĐT Temu đang chiếm ưu thế. Họ đã thành công trong việc chinh phục thị trường lớn của Trung Quốc và từ đó tiếp tục đẩy mạnh hàng hóa sang các nước khác trong đó Việt Nam.
Khi vào Việt Nam Temu đã bỏ ra rất nhiều tiền chạy quảng cáo từ khắp các nền tảng, điều này khiến cho người ta tò mò và đặt mua hàng thử. Chính vì vậy, sàn TMĐT này đã nhanh chóng có người dùng mặc dù chưa chắc giá các mặt hàng trên sàn này rẻ và chất lượng hơn hàng trong nước, ông Dũng bày tỏ.
Ông Trương Gia Bảo, Phó Chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam dẫn chứng, người dùng đang dành nhiều giờ online hơn, vì vậy ngân sách cho quảng cáo cũng theo xu hướng này. Chi tiêu quảng cáo tại thị trường quảng cáo Việt Nam dự kiến đạt 2.763 triệu USD vào năm 2024. Với xu hướng kỹ thuật số đang phát triển hiện nay, dự kiến đến năm 2029 có đến 60% tổng chi tiêu quảng cáo sẽ đến từ các nguồn kỹ thuật số.
Tuy nhiên, hiện ngân sách quảng cáo chủ yếu đến từ doanh nghiệp ngoại, với số tiền “khủng”, cách tiếp cận chủ động và áp đảo thị trường trực tuyến trong nước, đồng thời có hiện tượng chuyển doanh thu qua biên giới. Trong khi đó, doanh nghiệp Việt định hướng chiến lược marketing chưa chuyên sâu. Doanh nghiệp cũng chưa chủ động được công nghệ đa phần thông qua các bên trung gian nên chi phí bị đội lên và khó khăn trong việc nắm bắt dữ liệu khách hàng.
Đặc biệt là vấn đề về logistics và giao hàng đang là rào cản lớn đối với doanh nghiệp Việt, khiến doanh nghiệp thua ngay trên sân nhà.
Từ khóa của TMĐT hàng Việt là “logistics”
Ông Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Công ty TNHH Giải pháp công nghệ logistics (LTS) cho rằng, logistics vẫn là điểm yếu khiến các doanh nghiệp Việt gặp khó khăn, không chỉ trong việc cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài mà còn ngay trên thị trường nội địa.
Các doanh nghiệp Trung Quốc đã tận dụng hiệu quả xu hướng tiêu dùng của người Việt để xây dựng kho hàng sát biên giới, đồng thời tối ưu hóa chuỗi cung ứng bằng cách tập trung hàng hóa tại những địa điểm gần khu vực tiêu thụ lớn nhất. Nhờ vậy, tốc độ giao hàng được rút ngắn đáng kể, tạo lợi thế cạnh tranh vượt trội. Đặc biệt tại thị trường TPHCM, có tiềm năng vượt trội để trở thành trung tâm logistics khu vực. Theo đề án hiện tại, TPHCM dự kiến xây dựng 8 trung tâm logistics, từ đó rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa trong khu vực.
Mặt khác, theo ông Trương Gia Bảo, hiện Việt Nam có kho ngoại quan cho bên nước ngoài vào thị trường nội địa nhưng chúng ta chưa có kho ngoại quan cho hàng xuất khẩu ở nước ngoài để tăng khả năng cạnh tranh trong hoạt động TMĐT xuyên biên giới. Trong khi thị trường trong nước khá dễ đã bị xâm lấn từ hàng giá rẻ, chất lượng thấp cho tới hàng trung cấp, thậm chí hàng cao cấp đều rất dễ bị các đơn vị nước ngoài xâm lấn.
Chẳng hạn như Temu - một người chơi mới và TMĐT khổng lồ Trung Quốc đang xâm nhập Việt Nam với khối lượng hàng hóa lớn, được lấy từ nhà máy bán thẳng trực tiếp đến người tiêu dùng Việt Nam thông qua các kho ngoại quan nằm ở biên giới, thậm chí bây giờ nằm trong lòng TPHCM. Ở đó có những kho ngoại quan mà có thể kí gửi hàng hóa đến 6 tháng rồi gia hạn một lần, nghĩa là hàng hóa ở đó cả năm trời. Điều này khiến doanh nghiệp Việt khó có thể cạnh tranh được về tốc độ giao hàng cũng như giá cả.
Theo các chuyên gia, tốc độ và chi phí là 2 yếu tố then chốt trong lĩnh vực logistics. Mặc dù các doanh nghiệp trong nước đã đáp ứng tốt nhu cầu nội địa, nhưng để mở rộng ra khu vực và quốc tế, họ cần cải tiến quy trình vận hành và ứng dụng công nghệ. Do đó, Việt Nam cần xây dựng các hệ thống logistics liên kết chặt chẽ hơn. Điều này không chỉ hỗ trợ TMĐT nội địa mà còn giúp hàng hóa Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Ngoài ra, các doanh nghiệp logistics Việt Nam thay đổi tư duy quản lý và tăng cường đầu tư vào công nghệ. Việc áp dụng các mô hình logistics hiện đại, lấy cảm hứng từ các tập đoàn thương mại điện tử lớn, sẽ là một hướng đi khả thi để Việt Nam cạnh tranh với các trung tâm logistics trong khu vực. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện tại có thể đáp ứng tốt các dịch vụ trong nội địa, nhưng vẫn cần những bước đột phá để trở thành một trung tâm logistics khu vực.
Tin liên quan

VCCI đề xuất, nới quản lý tiền kiểm sàn thương mại điện tử nhỏ
17:37 | 05/07/2025 Thương mại điện tử

Sàn TMĐT nộp thuế thay, người bán vẫn phải cập nhật thông tin
09:00 | 05/07/2025 Thương mại điện tử

Hậu kiểm thực phẩm online: Sẽ so ảnh mạng, đối chiếu hàng thật
10:14 | 04/07/2025 Thương mại điện tử

Viettel "bắt tay" OPPO: Thúc đẩy phổ cập 5G và trải nghiệm AI tại Việt Nam
15:28 | 04/07/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Vietjet mở lối khám phá thung lũng Swan: Thiên đường cho kẻ mộng mơ và tín đồ ẩm thực
16:28 | 30/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Không có sự khác biệt nào giữa một tỷ phú với một bác tài Tuk tuk trong thế giới AI
14:19 | 26/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Binh đoàn 20 bàn giao công trình sửa chữa nhà đồng đội
17:26 | 25/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Top 10 công ty công nghệ uy tín năm 2025 sẵn sàng “vươn mình” cùng “bệ phóng” chính sách
16:32 | 22/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

“Mở khóa” dinh dưỡng tự nhiên bằng công nghệ: Sữa Việt tạo tiếng vang tại sân chơi toàn cầu
10:28 | 21/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Vietjet đồng hành cùng người hâm mộ đến K-Star Spark 2025 tại Hà Nội
20:46 | 20/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Từ số hóa đến cá nhân hóa: Gen Y và Gen Z đang tái định hình thị trường bảo hiểm Việt Nam
20:47 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

HDBank hợp tác BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững
11:20 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2025: Tái thiết niềm tin, hướng tới phát triển bền vững
18:33 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Cần cơ chế “mở khóa” để nhà ở xã hội không bị đẩy lên cao
18:15 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Nhiều dự án khởi nghiệp xanh đã có sản phẩm xuất khẩu
14:29 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Ngành ngân hàng dẫn đầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp
10:16 | 11/06/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự Chi cục Hải quan khu vực XX

6 tháng đầu năm Hà Nội xử lý 2.068 vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý thị trường

Top 5 địa phương tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2025 cao nhất sau sáp nhập

Giá Đô la Mỹ trong nước tiếp tục biến động ngược chiều với giá thế giới

VCCI đề xuất, nới quản lý tiền kiểm sàn thương mại điện tử nhỏ

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025
09:17 | 27/06/2025 Infographics

Kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự Chi cục Hải quan khu vực XX

Hải quan khu vực XX hướng dẫn doanh nghiệp quy định về ưu đãi đầu tư

Nửa đầu năm, quy mô kim ngạch qua Hải quan khu vực V xấp xỉ 100 tỷ đô

Giải quyết thủ tục hành chính thuế kịp thời đáp ứng yêu cầu chính quyền 2 cấp

Hải quan khu vực XIV: Đảm bảo duy trì hoạt động thông suốt

Công bố lãnh đạo chủ chốt của Thuế tỉnh Phú Thọ

Những doanh nghiệp liên tục góp mặt trong VIX50 suốt 5 năm

Truyền thông và thương hiệu: Nền móng niềm tin, đòn bẩy giúp doanh nghiệp tăng trưởng

Cỗ máy gia tốc từ Nghị quyết 57-NQ/TW: Một bài học sống động

Hải Phòng sau sáp nhập: Cơ hội mới cho thị trường bất động sản bứt tốc

Cơ hội để ngành điện tử Việt Nam tái cấu trúc

Doveco: Tiên phong sản xuất xanh, khai mở tầm nhìn bền vững cho nông sản Việt

Đề xuất hoàn thiện cơ sở pháp lý về thời hạn xử lý nghĩa vụ tài chính đất đai

Hàng hóa phục vụ phát triển khoa học, công nghệ được miễn thuế nhập khẩu

Quy định mới về kiểm tra, xác định trị giá hải quan

Thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa từ kho ngoại quan của doanh nghiệp chế xuất

Giảm 50% mức thu của 46 loại phí, lệ phí

Thủ tục hải quan khi thay đổi địa chỉ theo đơn vị hành chính mới

3 kịch bản tác động của thuế đối ứng của Mỹ đối với xuất khẩu Việt Nam

Hoạt động xuất khẩu qua địa bàn Hà Tĩnh tăng trưởng đáng kể

Xuất khẩu rau quả hụt hơi: Chặng nước rút 4,9 tỷ USD khó về đích

Cà phê Việt: Nửa năm, chinh phục trọn kế hoạch

65 tỷ USD: Mục tiêu lớn trên hành trình bền bỉ của nông nghiệp Việt Nam

Chú trọng nâng cao năng lực chế biến sâu và bảo quản nông sản sau thu hoạch

Công nghiệp, dịch vụ và tiêu dùng nội địa dẫn dắt tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2025

Giá vàng trong nước tháng 6/2025 hạ nhiệt, giảm 1,27% so với tháng 5/2025
Lý giải nguyên nhân giá vật liệu xây dựng 6 tháng đầu năm tăng kỷ lục

10/11 nhóm hàng đẩy CPI tháng 6 lên 0,48%

Bất động sản phía Nam đang “hút” dòng tiền đầu tư từ miền Bắc
