Cần cơ chế “mở khóa” để nhà ở xã hội không bị đẩy lên cao
Nên có cơ chế "luồng xanh" cho doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội Động lực lớn cho các nhà đầu tư nhà ở xã hội Cơ chế đặc thù trong phát triển nhà ở xã hội là rất cần thiết |
![]() |
Dự án nhà ở xã hội Rice City (Hoàng Mai, Hà Nội). Ảnh: Thu Hiền |
Thủ tục càng phức tạp, chi phí càng “đội” lên
Chia sẻ về các yếu tố cấu thành giá nhà ở, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, các dự án bất động sản trong đó có dự án nhà ở xã hội phải trải qua quy trình đầu tư phức tạp với nhiều nhóm chi phí khác nhau gồm: chi phí về đất, chi phí cho các thủ tục đầu tư, chi phí vốn, chi phí xây dựng.
Trong đó, chi phí về đất thường chiếm khoảng 25% giá thành bất động sản, bao gồm chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng và các khoản chi phí liên quan đến việc giao đất, sử dụng đất. Đây là một trong những cấu phần quan trọng nhất hình thành giá nhà ở.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Đính, vị trí dự án khác nhau thì tỷ lệ này cũng thay đổi. Tại các vị trí trung tâm hoặc khu vực có giá trị cao, chi phí về đất có thể lên tới 40%, thậm chí 50% giá thành.
“Chính vì chi phí đầu vào quá lớn khiến việc phát triển nhà ở xã hội tại khu vực trung tâm là rất khó khăn”, ông Đính nói.
Trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn cả nước có 679 dự án nhà ở xã hội đã và đang được triển khai với quy mô 623.051 căn. Trong đó có 108 dự án hoàn thành với quy mô 73.075 căn; 155 dự án đã khởi công xây dựng với quy mô 132.791 căn; 416 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư với quy mô 417.185 căn. |
Cùng với chi phí về đất, ông Đính cho biết, chi phí cho các thủ tục đầu tư thường chiếm khoảng 5% giá thành, tuy nhiên, thủ tục càng phức tạp, chi phí càng bị “đội” lên làm tăng tổng giá thành dự án.
“Con số này có thể vượt quá 10% nếu quá trình xin giấy phép, thẩm định, phê duyệt trong thực tế bị kéo dài”, ông Nguyễn Văn Đính nhấn mạnh.
Liên quan đến chi phí vốn, chuyên gia cho biết thông thường chi phí này dao động từ 5 - 10% tổng chi phí của dự án. Nhưng, trong điều kiện dự án bị chậm trễ do thủ tục hành chính hoặc các yếu tố khách quan thì chi phí vốn có thể tăng mạnh.
Đối với nhóm chi phí xây dựng, chuyên gia Nguyễn Văn Đính nhấn mạnh đây là nhóm chi phí có xu hướng biến động mạnh nhất trong giai đoạn gần đây.
“Trong thời gian qua, giá vật liệu, nhân công, thiết bị thi công… đều có xu hướng tăng, kéo theo chi phí xây dựng tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành nhà ở”, ông Đính chia sẻ.
Giá nhà ở xã hội tăng mạnh trên thị trường thứ cấp
Cũng theo chuyên gia, tại Hà Nội giá thành nhà ở có sự phân hoá rõ rệt theo từng khu vực.
Theo đó, đối với các dự án nhà ở thương mại tại khu vực trung tâm, nội đô, chi phí đầu vào cao khiến giá nhà có thể lên tới 50 - 70 triệu đồng/m2, trong khi đó, ở khu vực ngoài trung tâm, giá thành dao động trong khoảng 35 -40 triệu đồng/m2. Giá nhà ở có thể giảm xuống còn 25 - 30 triệu đồng/m2 đối với các dự án tại các vùng xa hơn, đặc biệt là các huyện ngoại thành.
Với nhà ở xã hội, đặc thù của phân khúc này là được giảm trừ một số khoản như tiền sử dụng đất, tiền thuế. Song, chuyên gia này cho biết, với các chi phí cốt lõi, đặc biệt là chi phí xây dựng và vốn, các dự án nhà ở xã hội tại các khu vực trung tâm, nội đô khó có giá dưới 25 triệu đồng/m2. Trong điều kiện được hỗ trợ tối đa về thủ tục và đất đai, thì giá nhà ở xã hội vẫn trên 25 triệu đồng/m2 trở lên nếu triển khai ở khu vực này.
Tại các khu vực ngoài trung tâm, giá nhà ở xã hội mới có mức giá 25 triệu đồng/m2 và chỉ tại những vùng ven thì giá nhà ở xã hội mới có thể kéo xuống dưới mức trên dưới 20 triệu đồng/m2.
“Nhà ở xã hội khó có thể phát triển tại khu vực trung tâm các đô thị lớn nếu không có sự can thiệp mạnh mẽ từ cơ chế và chính sách”, ông Nguyễn Văn Đính bày tỏ.
Theo TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao về Tư vấn Đầu tư Savills Việt Nam, bên cạnh vấn đề hạ tầng, biến động giá cả vật tư xây dựng và sự thiếu hụt nguồn cung đang đẩy giá nhà ở xã hội tăng mạnh trên thị trường thứ cấp.
“Thực tế cho thấy, không ít căn hộ được rao bán với mức giá gấp đôi, thậm chí gấp ba so với giá ban đầu chỉ sau vài năm bàn giao”, TS. Sử Ngọc Khương nhận định.
![]() |
Nhiều căn hộ tại dự án nhà ở xã hội Rice City đang được rao bán với giá khoảng 60 triệu đồng/m2. |
Khảo sát của phóng viên Tạp chí Kinh tế - Tài chính cho thấy, các căn hộ tại dự án nhà ở xã hội Rice City (Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội) đang được rao bán với giá trên dưới 60 triệu đồng/m2, cao gấp khoảng 4 lần so với giá của chủ đầu tư khi dự án này được chào bán trên thị trường vào năm 2014.
Mức giá này cũng cao gấp 3 lần so với giá rao bán các căn hộ của dự án này vào năm 2019 và hiện đang tương đương với giá nhiều dự án nhà ở thương mại tại Hà Nội.
Về nguyên nhân khiến giá nhà ở xã hội tăng cao, ông Sử Ngọc Khương cho rằng, một số thị trường trên thế giới, Chính phủ các nước đã tập trung phát triển nhà ở xã hội và có những chính sách cụ thể đối với vấn đề này để đảm bảo nguồn cung nhà ở cho thị trường.
Trong khi đó, tại Việt Nam, thời gian vừa qua Chính phủ đã cho thấy quyết tâm mạnh mẽ, đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội thông qua Đề án phát triển nhà ở xã hội đến năm 2030 và Quỹ nhà ở quốc gia. Tuy nhiên, do nhu cầu nhà ở quá lớn, qũy đất lại hạn hẹp nên rất khó để đáp ứng.
Ông Khương cũng chỉ ra sự chênh lệch cung – cầu, cùng với quy hoạch chưa đồng bộ, khiến nhà ở xã hội khó đến được tay người thực sự có nhu cầu.
Cần cơ chế “mở khóa” để đáp ứng nhu cầu thực
Theo chuyên gia Nguyễn Văn Đính, thời gian qua Chính phủ, Bộ Xây dựng đã ban hành nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn cho phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên để chính sách đi vào thực tế, vai trò của chính quyền địa phương là cực kỳ quan trọng.
“Các địa phương cần chủ động quy hoạch vùng phát triển nhà ở xã hội, xác định rõ quỹ đất, đơn giản hóa thủ tục hành chính và tạo điều kiện để nhà đầu tư yên tâm tham gia", ông Nguyễn Văn Đính khuyến nghị.
Chỉ khi cấu trúc chi phí được kiểm soát và có sự phối hợp đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, thị trường nhà ở xã hội mới có thể phát triển thực chất, hiệu quả và tiếp cận được với người dân thu nhập thấp, đúng với mục tiêu ban đầu đã được đặt ra.
Để phát triển nhà ở xã hội một cách bền vững, TS. Sử Ngọc Khương cho rằng cần xác định rõ quỹ đất và giao cho nhà đầu tư phát triển theo hình thức KPI (chỉ số đánh giá kết quả thực hiện công việc) giữa Chính phủ và doanh nghiệp, đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp về thủ tục pháp lý, tín dụng và biên lợi nhuận.
“Nếu có thể gỡ bỏ được những yếu tố này, đặc biệt là việc hỗ trợ nguồn vốn vay, lãi suất cho doanh nghiệp cũng như người dân trong nhóm đối tượng được mua nhà và có những cơ chế đặc thù để họ vượt qua, mới đảm bảo được nguồn cung,” TS. Sử Ngọc Khương nói.
Trong bối cảnh mục tiêu xây dựng một triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030 đang được thúc đẩy, việc tháo gỡ các rào cản về pháp lý, quỹ đất và tài chính là điều kiện tiên quyết để thị trường phát triển đúng hướng.
Tin liên quan

Bất động sản phía Nam đang “hút” dòng tiền đầu tư từ miền Bắc
11:02 | 05/07/2025 Nhịp sống thị trường

Thị trường bất động sản kỳ vọng sự "bùng nổ"
21:22 | 03/07/2025 Nhịp sống thị trường

Giải bài toán giá nhà leo thang với loại hình bất động sản mới "Livehouse"
21:18 | 03/07/2025 Nhịp sống thị trường

Viettel "bắt tay" OPPO: Thúc đẩy phổ cập 5G và trải nghiệm AI tại Việt Nam
15:28 | 04/07/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Vietjet mở lối khám phá thung lũng Swan: Thiên đường cho kẻ mộng mơ và tín đồ ẩm thực
16:28 | 30/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Không có sự khác biệt nào giữa một tỷ phú với một bác tài Tuk tuk trong thế giới AI
14:19 | 26/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Binh đoàn 20 bàn giao công trình sửa chữa nhà đồng đội
17:26 | 25/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Top 10 công ty công nghệ uy tín năm 2025 sẵn sàng “vươn mình” cùng “bệ phóng” chính sách
16:32 | 22/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

“Mở khóa” dinh dưỡng tự nhiên bằng công nghệ: Sữa Việt tạo tiếng vang tại sân chơi toàn cầu
10:28 | 21/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Vietjet đồng hành cùng người hâm mộ đến K-Star Spark 2025 tại Hà Nội
20:46 | 20/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Từ số hóa đến cá nhân hóa: Gen Y và Gen Z đang tái định hình thị trường bảo hiểm Việt Nam
20:47 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

HDBank hợp tác BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững
11:20 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2025: Tái thiết niềm tin, hướng tới phát triển bền vững
18:33 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Nhiều dự án khởi nghiệp xanh đã có sản phẩm xuất khẩu
14:29 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Ngành ngân hàng dẫn đầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp
10:16 | 11/06/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Xuất khẩu tăng, nhưng dệt may vẫn đứng trước bài toán đổi hướng
08:57 | 10/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Doanh nghiệp chế biến, chế tạo gặp khó khăn gì trong quý II/2025

TP. Hồ Chí Minh: Xuất siêu gần 7 tỷ USD

FDI Việt Nam nửa đầu 2025: Chế biến, bất động sản hút vốn mạnh

Thị trường chứng khoán được cải thiện nhờ nền kinh tế dần hồi phục

Nửa đầu năm, Hải quan khu vực XII ghi nhận nhiều kết quả nổi bật

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025
09:17 | 27/06/2025 Infographics

Nửa đầu năm, Hải quan khu vực XII ghi nhận nhiều kết quả nổi bật

Kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự Chi cục Hải quan khu vực XX

Hải quan khu vực XX hướng dẫn doanh nghiệp quy định về ưu đãi đầu tư

Nửa đầu năm, quy mô kim ngạch qua Hải quan khu vực V xấp xỉ 100 tỷ đô

Giải quyết thủ tục hành chính thuế kịp thời đáp ứng yêu cầu chính quyền 2 cấp

Hải quan khu vực XIV: Đảm bảo duy trì hoạt động thông suốt

Những doanh nghiệp liên tục góp mặt trong VIX50 suốt 5 năm

Truyền thông và thương hiệu: Nền móng niềm tin, đòn bẩy giúp doanh nghiệp tăng trưởng

Cỗ máy gia tốc từ Nghị quyết 57-NQ/TW: Một bài học sống động

Hải Phòng sau sáp nhập: Cơ hội mới cho thị trường bất động sản bứt tốc

Cơ hội để ngành điện tử Việt Nam tái cấu trúc

Doveco: Tiên phong sản xuất xanh, khai mở tầm nhìn bền vững cho nông sản Việt

Đề xuất hoàn thiện cơ sở pháp lý về thời hạn xử lý nghĩa vụ tài chính đất đai

Hàng hóa phục vụ phát triển khoa học, công nghệ được miễn thuế nhập khẩu

Quy định mới về kiểm tra, xác định trị giá hải quan

Thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa từ kho ngoại quan của doanh nghiệp chế xuất

Giảm 50% mức thu của 46 loại phí, lệ phí

Thủ tục hải quan khi thay đổi địa chỉ theo đơn vị hành chính mới

TP. Hồ Chí Minh: Xuất siêu gần 7 tỷ USD

FDI Việt Nam nửa đầu 2025: Chế biến, bất động sản hút vốn mạnh

3 kịch bản tác động của thuế đối ứng của Mỹ đối với xuất khẩu Việt Nam

Hoạt động xuất khẩu qua địa bàn Hà Tĩnh tăng trưởng đáng kể

Xuất khẩu rau quả hụt hơi: Chặng nước rút 4,9 tỷ USD khó về đích

Cà phê Việt: Nửa năm, chinh phục trọn kế hoạch

6 tháng đầu năm Hà Nội xử lý 2.068 vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý thị trường

Top 5 địa phương tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2025 cao nhất sau sáp nhập

Giá Đô la Mỹ trong nước tiếp tục biến động ngược chiều với giá thế giới

Công nghiệp, dịch vụ và tiêu dùng nội địa dẫn dắt tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2025
