Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: T.D |
Thông tin tại Hội thảo “Tiếp sức hàng Việt trên sàn thương mại điện tử” tổ chức chiều 20/11 tại TP Hồ Chí Minh, các chuyên gia cho biết, những năm gần TMĐT đã và đang trở thành xu hướng tất yếu, mang đến nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp.
Các sàn TMĐT đã trở thành kênh phân phối quan trọng, giúp hàng hóa đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng và tiện lợi.
Ông Nguyễn Minh Đức, Phó Tổng thư ký Hiệp hội TMĐT Việt Nam cho biết, dẫn thống kê của Google cho thấy thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng khoảng 18% trong năm vừa qua. Thống kê trên các sàn cũng cho thấy tăng trưởng cũng khoảng 18% trong quý vừa qua.
Đặc biệt, ông Đức cho rằng TMĐT chính là môi trường các doanh nghiệp càng nên tận dụng để xuất khẩu xuyên biên giới. Minh chứng trong những năm qua, bất chấp ảnh hưởng dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu TMĐT xuyên biên giới vẫn có thể tăng trưởng liên tục 15 - 20% mỗi năm.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước đã và đang đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp quốc tế với nhiều lợi thế về chi phí vận hành, logistics, giá cả, đầu tư kho bãi...
Ông Nguyễn Xuân Thảo, Ủy viên Ban thường vụ Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) cho biết, thị trường bán lẻ Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ từ mô hình truyền thống sang kênh hiện đại và thương mại điện tử. Sự kết hợp giữa bán lẻ trực tuyến và ngoại tuyến giúp doanh nghiệp tối ưu hóa doanh thu.
Song, sự gia nhập của các sàn xuyên biên giới như Temu và Shein vào thị trường Việt Nam và một số động thái từ các sàn TMĐT Trung Quốc giá rẻ khác như 1688, Taobao làm gia tăng áp lực cạnh tranh, khi trước đó thị trường đã bị chi phối bởi các nền tảng nước ngoài như Shopee, TikTok Shop, Lazada, Tiki và Sendo.
Ông Nguyễn Minh Đức, Phó Tổng thư ký Hiệp hội TMĐT Việt Nam chia sẻ về những cơ hội và thách thức của hàng Việt trên sàn TMĐT |
Sự phát triển lớn mạnh của các hệ thống TMĐT, logistics, hàng nước ngoài tràn vào khiến doanh nghiệp bán lẻ trong nước phải đối mặt với thách thức về giá và tốc độ dịch vụ. Do vậy, doanh nghiệp trong nước cần nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo sự khác biệt về sản phẩm, tối ưu hóa quy trình, đặc biệt là quy trình logistics để nâng cao khả năng cạnh tranh.
Chia sẻ về hành trình xây dựng thương hiệu Việt trong bối cảnh TMĐT ngày càng phát triển, ông Nguyễn Ngọc Luận, Giám đốc Công ty Meet More - một trong những đơn vị tiên phong đưa nông sản Việt chế biến sâu ra thế giới cho biết, đây là hình thức mới.
Trong hành trình đưa nông sản Việt chế biến sâu ra thế giới, ông Luận từng đi học livestream và làm nội dung cùng các bạn trẻ Gen Z để tìm ra công thức riêng phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Doanh nghiệp cũng tự tổ chức các phiên livestream giới thiệu sản phẩm OCOP từ Cần Giờ đến chợ Bến Thành và thông qua các chương trình giúp doanh nghiệp Việt thử nghiệm và thích nghi với xu hướng TMĐT.
Việc sử dụng thương hiệu OCOP là một bước tiến quan trọng để nâng tầm hàng Việt, tạo sức bật để cạnh tranh trên sàn TMĐT lẫn thị trường quốc tế.
Mặt khác, theo ông Nguyễn Minh Hùng, Phó Trưởng phòng Quản lý thương mại, Sở Công Thương TPHCM, Việt Nam là đất nước xuất khẩu, việc phát triển hạ tầng logistics là rất cần thiết; vị trí địa lý lại quan trọng, có đường biển có lợi thế để phát triển rất lớn.
Do đó, bên cạnh những dự án lớn phải làm thì những kho chuyên biệt phải được đầu tư mạnh hơn để hỗ trợ tốt cho xuất khẩu xuyên biên giới.
“Đặc biệt, công nghệ giúp chúng ta vượt qua rào cản ngôn ngữ. Một người ngồi một chỗ có thể livestream đến 40 quốc gia, với 40 ngôn ngữ, giọng điệu rất địa phương. Do đó, nếu chúng ta tận dụng tốt công nghệ sẽ dễ giành thắng lợi”, ông Nguyễn Minh Hùng cho biết.
Tin liên quan
Chuyển đổi xanh: Đã đến lúc bắt buộc doanh nghiệp "vào cuộc"
16:38 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hải quan Hà Nội giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp về chính sách thuế
08:37 | 20/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt gần 440 tỷ USD
08:54 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Triển vọng xuất khẩu tôm thời điểm cuối năm
08:41 | 20/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Mỹ tăng nhập khẩu tôm trước thông tin tăng thuế
21:37 | 19/11/2024 Kinh tế
Tỷ trọng tín dụng xanh còn thấp do thiếu tiêu chí đánh giá cụ thể
16:35 | 19/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu dệt may có bị tác động từ chính sách Trump 2.0?
16:29 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Có sự dịch chuyển về thị trường xuất khẩu cao su
13:38 | 19/11/2024 Kinh tế
Nâng vị thế nếu Việt Nam không muốn trở thành "xưởng lắp ráp" mới
09:20 | 19/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
Lương nhà giáo nên cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp
'Tôn vinh, bảo vệ, tạo môi trường thuận lợi để nhà giáo làm việc'
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan