Linh hoạt rải vụ thanh long, sầu riêng… để tránh ùn ứ tại cửa khẩu
Hơn 300 tấn sầu riêng xuất khẩu qua cửa khẩu Kim Thành, Lào Cai sau 1 tháng | |
Lạng Sơn: Nền tảng cửa khẩu số có giải được bài toán ùn ứ hàng hóa XNK? |
Yêu cầu về chất lượng, truy xuất nguồn gốc của các thị trường xuất khẩu có thể làm chậm tiến độ thông quan hàng hóa tại cửa khẩu. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Cần có kế hoạch tiêu thụ cho từng loại trái cây
Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt ước tính sản lượng các sản phẩm trái cây chủ lực như thanh long, chuối, xoài, mít, bưởi, cam, dứa, sầu riêng, nhãn, chôm chôm, quýt, mãng cầu… tại khu vực ĐBSCL đạt hơn 4,1 triệu tấn trong năm 2022 và hơn 1 triệu tấn trong quý I năm 2023.
Trong khi đó, việc sản xuất và tiêu thụ trái cây vùng ĐBSCL vào cuối năm 2022 và đầu năm 2023 dự báo sẽ có những khó khăn. Cụ thể, ông Tùng nhận định, yêu cầu chất lượng, truy xuất nguồn gốc của các thị trường xuất khẩu, đặc biệt thị trường Trung Quốc có thể làm chậm tiến độ xuất khẩu, gây ùn ứ tại của khẩu, ảnh hưởng đến tiêu thụ trong nước.
Bên cạnh đó, việc chậm cấp mã số vùng trồng cho sầu riêng xuất sang thị trường Trung Quốc sẽ gây khó khăn cho tiêu thụ vụ sầu riêng rải vụ hiện nay tại vùng ĐBSCL. Ngoài ra, yếu tố chi phí đầu vào sản xuất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng cao sẽ tác động đến sản xuất cây ăn quả và có thể ảnh hưởng năng suất, chất lượng trái cây.
Ông Tùng cũng lưu ý rằng tình hình lũ và xâm nhập mặn có thể ảnh hưởng đến sản xuất một số vùng cây ăn quả chưa có đê bao kép kín; việc gia tăng nhanh diện tích sản xuất sầu riêng tại một số vùng có điều kiện sinh thái không phù hợp có thể dẫn đến thiệt hại sau khi trồng. Do đó, các đơn vị, địa phương cần củng cố hệ thống đê bao, bờ bao nhằm chống lũ và xâm nhập mặn. Đồng thời thực hiện rải vụ các loại trái cây có sản lượng lớn như thanh long, xoài, nhãn, chôm chôm, sầu riêng… một cách linh hoạt và phù hợp với tình hình thực tiễn.
Theo ông Tùng, các địa phương cần kiểm soát tốt việc mở rộng diện tích cây sầu riêng, tránh mở rộng diện tích tại những vùng có điều kiện đất đai, sinh thái không phù hợp. Đồng thời cần nắm sát sản lượng, chất lượng cây ăn quả, đẩy mạnh đánh giá cấp mã số vùng trồng cây ăn quả, đặc biệt cấp mã số vùng trồng cho cây sầu riêng.
Ông Tùng cũng nhấn mạnh việc xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả một cách cụ thể với từng đối tượng sản phẩm. Đồng thời đẩy mạnh kết nối các doanh nghiệp thu mua trái cây cũng như tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo quản, chế biến trái cây nhằm nâng cao giá trị gia tăng, sức cạnh tranh của ngành hàng.
Nhiều sản phẩm OCOP gặp khó ở khâu thương mại
Liên quan đến chương trình OCOP, ông Đặng Quý Nhân, Phó trưởng phòng OCOP, Văn phòng Điều phối xây dựng Nông thôn mới Trung ương cho biết, chương trình OCOP đã khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của các địa phương, từng bước chuyển đổi từ quy mô nhỏ sang liên kết chuỗi giá trị khép kín, với vai trò chính là các HTX và doanh nghiệp. Hiện nay đã hình thành được 393 chuỗi hoạt động hiệu quả và đã có hơn 145 sản phẩm khai thác hiệu quả các vùng nguyên liệu của địa phương.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, ông Nhân đánh giá chương trình OCOP vẫn tồn tại nhiều khó khăn. Cụ thể, số lượng sản phẩm tăng nhanh nhưng chưa bền vững, chưa tập trung vào các sản phẩm có lợi thế; thiếu sự chủ động, chưa tập trung chuẩn hóa chất lượng sản phẩm, năng lực thị trường, các giải pháp hỗ trợ, tổ chức, quản lý. Ngoài ra, các hoạt động xúc tiến thương mai còn manh mún, thiếu đồng bộ.
Cùng quan điểm này, ông Lê Viết Bình, Phó chánh văn phòng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn khu vực phía Nam cho biết, hiện nay đang tồn tại thực trạng số lượng các sản phẩm OCOP tăng nhanh một cách ồ ạt, các địa phương chưa tập trung cho các sản phẩm lợi thế, mang tính chất đặc thù nên chất lượng cũng như hiệu quả của chương trình OCOP chưa cao. Đặc biệt, việc phát triển sản phẩm OCOP còn rời rạc, không có sự liên kết giữa các sản phẩm trong cùng một địa phương và các địa phương trong cùng một vùng. Tại nhiều địa phương, sau khi xây dựng thành công thương hiệu sản phẩm OCOP thì gần như chỉ dừng lại ở mức độ trưng bày, giới thiệu sản phẩm, khả năng thương mại còn nhiều hạn chế.
Đại diện Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn An Giang cũng cho biết, tuy còn nhiều dư địa để phát triển nhưng các chủ thể, các cơ sở sản xuất của địa phương đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các kênh phân phối. Đáng chú ý, dù có nhiều sản phẩm nông nghiệp nổi bật, song các cơ sở sản xuất tại An Giang còn dè dặt, đắn đo, thậm chí từ chối tham gia chương trình OCOP do chưa có sự đảm bảo, chắc chắn trong khâu tiêu thụ sản phẩm.
Theo đó, đại diện Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn An Giang đề xuất Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương hỗ trợ các tỉnh ĐBSCL xây dựng trung tâm trưng bày các sản phẩm OCOP của ĐBSCL, sau đó điều phối những sản phẩm đó đến nơi có nhu cầu với các đối tác lớn. Từ đó các cơ sở và chủ thể sẽ có kế hoạch sản xuất cụ thể theo nhu cầu của doanh nghiệp, tránh tình trạng mất cân đối cơ cấu sản phẩm so với nhu cầu thực tiễn.
Ông Lê Thanh Tùng cũng thừa nhận, bài toán kết nối nông sản hiện rất khó khăn. Do đó cần kêu gọi các doanh nghiệp, hệ thống bán lẻ cùng vào cuộc, xúc tiến thương mại, từ đó, tạo thu nhập cho người dân.
Tại diễn đàn, đại diện Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn các địa phương cũng kiến nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung uơng cần sớm hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm OCOP mới để các địa phương tiến hành đánh giá sản phẩm OCOP một cách chính xác, hiệu quả.
Tin liên quan
29 "Thương hiệu vàng TPHCM" đóng góp cho NSNN gần 11.000 tỷ đồng
10:02 | 05/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hai doanh nghiệp ở Hà Nam nợ thuế hơn 7 tỷ đồng bị cưỡng chế
14:13 | 31/12/2024 An ninh XNK
Nâng vị thế xuất khẩu nhờ chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả
15:13 | 31/12/2024 Kinh tế
Kỳ vọng tích cực cho xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ
08:42 | 02/01/2025 Kinh tế
Thương hiệu du lịch TP Hồ Chí Minh vươn tầm quốc tế
16:46 | 31/12/2024 Kinh tế
Ấn Độ điều tra chống trợ cấp mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch từ Việt Nam
11:50 | 31/12/2024 Kinh tế
NHNN đã giao room tín dụng cho từng ngân hàng, tiến tới lộ trình bỏ room
10:21 | 31/12/2024 Kinh tế
Ấn Độ điều tra tự vệ thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim từ Việt Nam
20:22 | 30/12/2024 Kinh tế
Bắc Giang bứt phá mạnh mẽ vươn lên thứ 4 cả nước về xuất khẩu
16:49 | 30/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đón cơ hội để xuất khẩu thủy sản năm 2025 đạt 11 tỷ USD
08:17 | 30/12/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm rủi ro phòng vệ thương mại nhắm vào ngành sản xuất pin năng lượng mặt trời
10:18 | 29/12/2024 Kinh tế
Kiến nghị cắt giảm thủ tục để tăng cạnh tranh trong xuất khẩu
08:06 | 29/12/2024 Kinh tế
Thị trường bất động sản sẽ chuyển mình mạnh mẽ trong năm 2025
17:45 | 28/12/2024 Kinh tế
Không thể "tịnh tiến từ từ" khi nền kinh tế bước vào kỷ nguyên vươn mình
15:56 | 27/12/2024 Kinh tế
Cơ hội hợp tác giữa Việt Nam - Lào về năng lượng tái tạo, xuất khẩu nông sản
15:45 | 27/12/2024 Kinh tế
Tìm “kịch bản” lạc quan cho lãi suất năm 2025
08:49 | 27/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cá tra đặt mục tiêu 2 tỷ USD năm 2025
29 "Thương hiệu vàng TPHCM" đóng góp cho NSNN gần 11.000 tỷ đồng
Khởi tố loạt giám đốc doanh nghiệp mua bán trái phép hoá đơn
Phải tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng, còn tồn đến hết ngày 31/12/2025
Cú hích cho ngành công nghiệp hỗ trợ từ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics