Nâng vị thế xuất khẩu nhờ chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả
Chính sách tài khoá mở rộng, linh hoạt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2024 Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất loạt chính sách hỗ trợ nền kinh tế 4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ |
Theo ông, chính sách tiền tệ cần hướng đến những mục tiêu nào trong hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu?
Sự linh hoạt và hiệu quả trong điều hành chính sách tiền tệ sẽ giúp nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao vị thế của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu có nhiều biến động. Mục tiêu chính của chính sách tiền tệ là điều tiết cung tiền, lãi suất và tỷ giá hối đoái sao cho phù hợp với tình hình kinh tế và nhu cầu của các doanh nghiệp.
Theo đó, trước hết, chính sách tiền tệ cần hướng tới ổn định tỷ giá hối đoái, giúp doanh nghiệp xuất khẩu duy trì sức cạnh tranh quốc tế. Tỷ giá cần được điều hành phù hợp với biến động thị trường nhằm giảm áp lực tài chính cho doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu và duy trì sức cạnh tranh giá cả cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Thứ hai là cung cấp nguồn vốn vay ưu đãi, giảm chi phí tài chính. Việc giảm lãi suất vay giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn phục vụ sản xuất, nhập khẩu nguyên liệu, cũng như đầu tư vào các dự án mới. Chính sách tiền tệ cũng phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi.
Thứ ba là tạo điều kiện thuận lợi trong thanh toán quốc tế và quản lý rủi ro tỷ giá. Các ngân hàng hiện đã mở rộng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, giúp doanh nghiệp bảo vệ lợi ích khi tỷ giá có sự biến động lớn.
Tuy nhiên, những mục tiêu nêu trên của chính sách tiền tệ tại Việt Nam đang đối mặt với một số thách thức. Đó là nguy cơ lạm phát, đặc biệt khi ngân hàng trung ương mở rộng cung tiền hoặc hạ lãi suất quá mức để hỗ trợ doanh nghiệp. Điều này có thể dẫn đến sự mất cân đối trong nền kinh tế và ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng trong nước.
Hơn nữa, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sự lệ thuộc vào chính sách ngoại hối của đối tác có thể làm mất hiệu quả của chính sách tiền tệ nội địa. Chính sách tiền tệ sẽ không thể phát huy tác dụng nếu không có sự đồng bộ giữa các chính sách khác như thương mại quốc tế, ngoại giao và quản lý dòng vốn… Cùng với đó, khả năng tiếp cận vốn chưa đồng đều, khi doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể gặp khó khăn khi tiếp cận các gói hỗ trợ, do yêu cầu thủ tục phức tạp hoặc không có tài sản đảm bảo.
Ông đánh giá như thế nào về những cải cách cần thiết trong chính sách tiền tệ để hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu?
Theo tôi, các doanh nghiệp cần có thông tin rõ ràng về các thay đổi trong chính sách tỷ giá, lãi suất và tín dụng để có thể dự báo và xây dựng chiến lược kinh doanh. Chính sách tỷ giá và lãi suất cần được công khai, minh bạch để doanh nghiệp có thể chuẩn bị và tận dụng cơ hội một cách hiệu quả.
Hơn nữa, các cơ quan quản lý và các tổ chức tín dụng cần phát triển thêm các công cụ tài chính hỗ trợ doanh nghiệp, chẳng hạn như các sản phẩm bảo vệ rủi ro tỷ giá, công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất và các gói tài chính linh hoạt. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc đối phó với biến động của thị trường quốc tế.
Chính sách tiền tệ cần có các chương trình hỗ trợ đặc biệt dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, với thủ tục vay vốn đơn giản và ưu đãi về lãi suất; cũng như hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực quản lý tài chính và sử dụng hiệu quả các công cụ tiền tệ. Việc trang bị kiến thức sẽ giúp doanh nghiệp không chỉ hiểu rõ về chính sách mà còn tối ưu hóa các nguồn lực tài chính.
Trong bối cảnh các thị trường quốc tế ngày càng đưa ra nhiều yêu cầu khắt khe về phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần những hỗ trợ nào từ chính sách tiền tệ, thưa ông?
Chính sách tiền tệ không chỉ là công cụ ổn định kinh tế vĩ mô mà còn là yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao vị thế của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng. Do vậy, chính sách này cần có sự linh hoạt và sáng tạo, đồng thời phải được điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế.
Hiện nhiều thị trường nhập khẩu, đặc biệt là EU, Mỹ, Nhật Bản… đều yêu cầu sản phẩm phải đáp ứng tiêu chí về giảm phát thải, sử dụng nguyên liệu tái chế và truy xuất nguồn gốc xanh. Vì thế, chính sách tiền tệ cần ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ và tham gia các chuỗi giá trị xanh toàn cầu.
Theo đó, các ngân hàng có thể cung cấp tín dụng ưu đãi cho các dự án năng lượng tái tạo, sản xuất sạch và công nghệ xanh, đồng thời phát triển thị trường trái phiếu xanh để huy động vốn cho các dự án phát triển bền vững, đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường quốc tế, như giảm phát thải, sử dụng nguyên liệu tái chế và đảm bảo nguồn gốc xanh...
Nhưng cũng cần kiểm soát và hạn chế tín dụng đối với các ngành gây ô nhiễm cao hoặc không thân thiện với môi trường. Các cơ quan chức năng cần xây dựng các tiêu chí xanh để các ngân hàng thương mại áp dụng khi phê duyệt tín dụng. Hơn nữa, việc ứng dụng công nghệ để giám sát dòng vốn vào các dự án xanh giúp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng tài chính. Mặt khác, các nền tảng công nghệ cũng sẽ kết nối nguồn vốn quốc tế với các dự án trong nước.
Chính sách tiền tệ cũng cần đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường và tài chính… tuy nhiên cần có hệ thống giám sát và đánh giá tác động của chính sách tiền tệ xanh, đồng thời cung cấp thông tin minh bạch về việc phân bổ và hiệu quả của các nguồn vốn xanh.
Những vấn đề trên cho thấy, việc kết hợp giữa các biện pháp tài chính sáng tạo và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp sẽ giúp nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường toàn cầu.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Mỹ hay Trung Quốc giữ ngôi đầu nhập khẩu cá tra Việt Nam?
13:54 | 04/02/2025 Kinh tế
15 ngày đầu năm 2025 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 34 tỷ USD
10:07 | 04/02/2025 Xuất nhập khẩu
4 thị trường mục tiêu và tiềm năng của thủy sản Việt Nam năm 2025
10:16 | 24/01/2025 Kinh tế
Sẵn sàng cho sự bứt phá của cụm cảng Cái Mép - Thị Vải
10:31 | 01/02/2025 Kinh tế
Diện mạo mới của nông nghiệp Việt Nam
20:45 | 30/01/2025 Kinh tế
Tấp nập tàu chở hàng hóa cập cảng những ngày đầu năm mới
20:45 | 30/01/2025 Kinh tế
Logistics xanh: Hướng đi tất yếu của doanh nghiệp trong kỷ nguyên số
17:32 | 28/01/2025 Kinh tế
Năm 2025, kỳ vọng kiều hối về TPHCM sẽ đạt trên 10 tỷ USD
21:13 | 23/01/2025 Kinh tế
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tính toán điều hành giá để bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2025
Doanh nghiệp logistics lo tăng chi phí do giới hạn giờ lái xe
Hải quan An Giang kiểm soát chặt chẽ hàng hóa qua biên giới
Doanh nghiệp tăng tốc ngay từ đầu Xuân 2025
Hải quan Hà Tĩnh đảm bảo thông quan xuyên tết Ất Tỵ
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics