Facebook Twitter youtube Tiktok

Lạng Sơn: Nền tảng cửa khẩu số có giải được bài toán ùn ứ hàng hóa XNK?

(HQ Online) - Với sứ mệnh là giải pháp hữu hiệu thích ứng với những khó khăn, thách thức, Nền tảng cửa khẩu số được UBND tỉnh Lạng Sơn triển khai thực hiện thí điểm tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh từ tháng 1/2022, kỳ vọng sẽ là bài toán giải được tình trạng ùn ứ hàng hóa XNK. Tuy nhiên, đã 9 tháng đưa vào thực hiện nhưng vì nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, Nền tảng cửa khẩu số chưa thực sự tạo thuận lợi cho hoạt động XNK và đáp ứng được yêu cầu quản lý đề ra.
Lạng Sơn: Áp dụng quy trình mới trong sử dụng, khai thác Nền tảng cửa khẩu số
Lạng Sơn: Hơn 29.000 phương tiện khai báo trực tuyến trên Nền tảng cửa khẩu số
Tổng cục Hải quan chia sẻ dữ liệu với nền tảng cửa khẩu số của tỉnh Lạng Sơn
Phương án nào giải quyết ùn tắc hàng hóa tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn)?
Lạng Sơn: Doanh nghiệp, đại lý hải quan bắt buộc phải khai báo thông tin trên nền tảng cửa khẩu số

DN và Hải quan đều vướng

Suốt từ năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát, cửa khẩu Tân Thanh là một trong những cửa khẩu ít ỏi được duy trì hoạt động XNK hàng hóa. Tuy nhiên, với phương châm “Zero Covid”, phía Trung Quốc yêu cầu thiết lập vùng xanh tại cửa khẩu và thường xuyên thay đổi phương thức giao nhận hàng hóa không tiếp xúc. Do đó, có những thời điểm hàng nông sản dồn về cửa khẩu này tăng lên với con số vài nghìn phương tiện và phải chờ tới cả vài tháng mới di chuyển hàng qua cửa khẩu.

Đó là thời điểm căng thẳng nhất của dịch Covid-19, nhưng ở thời điểm hiện tại, lượng hàng hóa tại cửa khẩu Tân Thanh có ngày còn không đủ làm thủ tục XK sang Trung Quốc. Ấy vậy mà nhiều phương tiện vận chuyển hàng hóa của thương nhân, DN phải hoàn thành thủ tục khai báo trên Nền tảng cửa khẩu số xong mới được đưa vào khu vực cửa khẩu để làm các thủ tục tiếp theo khiến tình trạng ùn ứ đôi lúc vẫn diễn ra. Đa số các DN làm thủ tục XK hàng hóa qua cửa khẩu Tân Thanh đều phản ánh khó khăn, vướng mắc khi thực hiện Nền tảng cửa khẩu số.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Lưu Mạnh Tưởng kiểm tra quy trình khai báo trên Nền tảng cửa khẩu số tại cửa khẩu Tân Thanh. Ảnh: H.Nụ
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Lưu Mạnh Tưởng kiểm tra quy trình khai báo trên Nền tảng cửa khẩu số tại cửa khẩu Tân Thanh. Ảnh: H.Nụ

Bà Chu Kim Liên, một thương nhân thường xuyên làm thủ tục XK hàng nông sản qua cửa khẩu Tân Thanh cho biết, kể từ đầu năm tới nay, DN mất rất nhiều thời gian, nhân lực khi thực hiện khai báo thủ tục trên Nền tảng cửa khẩu số. Cụ thể, đơn vị vừa phải cử nhân viên trực trên máy tính để chỉnh sửa thông tin khi có sai sót, vừa phải có nhân viên đến trụ sở cơ quan chức năng thông báo sai sót để chỉnh sửa. Đặc biệt, khi có sai sót thì phải thực hiện chỉnh sửa lại từ đầu, trong khi đó, vị trí khu vực cửa khẩu và trụ sở của các lực lượng chức năng xa nhau.

Vướng mắc của DN là vậy, còn phía lực lượng thực thi như cơ quan Hải quan lại càng khó hơn nhiều. Theo bà Đào Thu Lan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Thanh (Cục Hải quan Lạng Sơn), hiện cơ quan Hải quan đang khai thác, vận hành và sử dụng hệ thống CNTT của ngành Hải quan, trong khi đó Nền tảng cửa khẩu số lại sử dụng hệ thống riêng với máy tính riêng biệt dẫn đến công chức Hải quan phải thực hiện nhiệm vụ với 2 hệ thống trên 2 máy tính khác nhau. Điều này đã làm tăng thêm khối lượng công việc, bởi khi phương tiện đến vị trí kiểm tra, công chức Hải quan phải lọc tìm kiếm tờ khai, phương tiện để xác nhận trên Nền tảng cửa khẩu số. Tiếp đó, công chức Hải quan phải tìm kiếm tiếp tờ khai để xác nhận trên hệ thống của ngành Hải quan tại máy tính nội bộ. Việc thực hiện cùng 1 nội dung trên cùng 2 hệ thống khác nhau đã làm tăng khối lượng cho công chức Hải quan thừa hành giám sát tại các cổng (barie) ra vào và Hải quan Tân Thanh phải bố trí đủ nguồn lực tại các vị trí mới đáp ứng yêu cầu quản lý.

Theo quy định lô hàng đã được thông quan, phương tiện chở hàng đã hoàn thành đầy đủ các thủ tục, nhưng trên Nền tảng cửa khẩu số còn thiếu xác nhận của 1 cơ quan hoặc lực lượng chức năng nào đó thì công chức Hải quan không thể xác nhận cho phương tiện chở hàng cũng phần nào gây chậm trễ việc thông quan hàng hóa, bà Đào Thu Lan cho biết thêm.

Còn tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, bà Nguyễn Thị Hương- một DN tư nhân có trụ sở tại tỉnh Lạng Sơn cho rằng, trong điều kiện bình thường (không có dịch bệnh), DN chỉ cần 1 nhân viên thực hiện các thủ tục và khi hoàn thành thủ tục, hàng hóa sẽ được thông quan, giao cho phía đối tác. Nhưng nay, DN phải cử tới 4 nhân viên thực hiện các bước thủ tục trên Nền tảng cửa khẩu số. Như vậy đã khiến cho DN phải bổ sung thêm nguồn lực và thời gian khai báo thủ tục cũng mất nhiều, chưa kể nếu mạng internet có vấn đề thì mọi thủ tục đều không thể hoàn thành sớm.

Phó Tổng cục trưởng Lưu Mạnh Tưởng kiểm tra quy trình tiếp nhận, xử lý thông tin trên Nền tảng cửa khẩu số của cơ quan Hải quan tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị. Ảnh: H.Nụ
Phó Tổng cục trưởng Lưu Mạnh Tưởng kiểm tra quy trình tiếp nhận, xử lý thông tin trên Nền tảng cửa khẩu số của cơ quan Hải quan tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị. Ảnh: H.Nụ

Trong khi đó, theo ông Nguyễn Hồng Linh, Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn, hiện nay, trên Nền tảng cửa khẩu số có xây dựng quy trình 4 bước để thu phí sang tải xe Trung Quốc áp dụng cho cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và không được quy định tại Quyết định 941/QĐ-UBND ngày của UBND tỉnh Lạng Sơn. Theo quy trình 4 bước này, tại bước 1, lái xe Trung Quốc không có thông tin khai báo với Biên phòng và cập nhật đầy đủ thông tin trên các trường dữ liệu như: số tờ khai, loại hình hàng hóa, tên công ty... thì sang bước 2, công chức Hải quan không thể xác nhận chính xác loại hình. Do đó, nếu công chức Hải quan tiếp tục xác nhận sẽ dẫn đến rủi ro xác định sai loại hình, trường hợp, cơ quan Hải quan tổ chức kiểm tra lại loại hình khai báo của lái xe hàng ngày sẽ gây mất nhiều thời gian, nhân lực. Chưa kể các chức năng xác nhận kết quả của cơ quan chức năng trên Nền tảng cửa khẩu số, vô hình chung đã tạo ra các quyền cho các cơ quan, lực lượng chức năng trong việc quyết định giải quyết cho lô hàng ra khỏi địa bàn hải quan.

Cần chỉnh sửa quy trình trên Nền tảng cửa khẩu số

Hầu hết các DN kiến nghị, tỉnh Lạng Sơn cần điều chỉnh, hoàn thiện sớm các quy trình trên Nền tảng cửa khẩu số cho phù hợp với thực tế để tạo thuận lợi tối đa về thời gian, chi phí cho DN trong điều kiện phục hồi sau ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Nhằm giảm thiểu các thủ tục về giấy tờ, thời gian, nhân lực, tăng thời gian giải phóng hàng, phương tiện qua cửa khẩu nhưng vẫn đảm bảo công tác quản lý nhà nước về hải quan được chặt chẽ, đúng quy định, ông Nguyễn Hồng Linh đề nghị, UBND tỉnh Lạng Sơn sớm hoàn thiện các chức năng, quy trình trên Nền tảng cửa khẩu số đáp ứng việc tự động hóa trong hoạt động XNK, tích hợp số liệu từ cơ sở dữ liệu của cơ quan Hải quan như thông tin số tờ khai, loại hình XNK, trọng lượng, trị giá, thông tin phương tiện...

Ghi nhận những vướng mắc từ phía DN cũng như của cơ quan Hải quan địa phương, qua kiểm tra thực tế tình hình XNK hàng hóa tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, Đoàn công tác Ban Chỉ đạo 389 quốc gia nhận thấy, thời điểm này, mặc dù hàng hóa tại các khu vực cửa khẩu không nhiều, nhưng hiện tượng ùn ứ vẫn xảy ra do khó khăn trong thực hiện các quy trình, thủ tục trên Nền tảng cửa khẩu số gây ra.

Lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn làm việc với Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia để ghi nhận các vướng mắc. Ảnh: Quang Hùng
Lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn làm việc với Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia để ghi nhận các vướng mắc. Ảnh: Quang Hùng

Theo ông Đặng Văn Ngọc, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo 389, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn, khi phương tiện vào đến cửa khẩu, các DN lại phải thực hiện khai báo các thủ tục trên Nền tảng cửa khẩu số. Trong khi đó, hiện nay, mỗi cơ quan, lực lượng lại triển khai 1 hệ thống khác nhau, điều này khiến DN phải thực hiện khai báo trên nhiều hệ thống, tốn thêm nhiều nguồn lực, thời gian và chi phí.

Chủ trì Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia thực hiện kiểm tra thực tế tình hình XNK hàng hóa tại tỉnh Lạng Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Lưu Mạnh Tưởng cho rằng, những vướng mắc mà DN, Hải quan Lạng Sơn gặp phải khi thực hiện các thủ tục XK hàng hóa trên Nền tảng cửa khẩu số rất cần tỉnh Lạng Sơn sớm tổng kết đánh giá Nền tảng cửa khẩu số để có giải pháp về quy trình, phần mềm. Trong đó, tỉnh Lạng Sơn cần nghiên cứu hoàn thiện quy trình kết hợp các dữ liệu nhập 1 lần sử dụng nhiều lần nhằm rút ngắn thời gian, giảm chi phí, nguồn lực cho DN và cơ quan thực thi tại cửa khẩu.

Tiếp thu những ý kiến đóng góp, kiến nghị từ phía DN và Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, bà Đoàn Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND, Trưởng ban Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho biết, thời gian tới tỉnh Lạng Sơn sẽ đẩy mạnh hoạt động đầu tư xây dựng, mở rộng, nâng cấp cơ sở hạ tầng khu vực cửa khẩu... Đầu tư, nghiên cứu hoàn thiện và khai thác tốt nền tảng số, đặc biệt là Nền tảng cửa khẩu số giúp các DN thực hiện thuận lợi các thủ tục XNK hàng hóa qua địa bàn.

Tuy nhiên, theo bà Đoàn Thu Hà, hiện nay khi thực hiện nhiệm vụ trong quản lý, mỗi ngành đều khai thác một hệ thống riêng. Do đó, tỉnh Lạng Sơn đề nghị, để hoàn thiện Nền tảng cửa khẩu số, các ngành chia sẻ thông tin nhằm thống nhất các quy trình, tối ưu hóa thời gian, chi phí và nguồn nhân lực, tạo thuận lợi trong quá trình triển khai cho DN và cơ quan, lực lượng thực thi.

Nụ Bùi - Quang Hùng

Tin liên quan

Lạng Sơn: Bão số 3 không làm gián đoạn hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa

Lạng Sơn: Bão số 3 không làm gián đoạn hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa

Theo thông tin từ lực lượng chức năng tại các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn, từ ngày 19 đến hết ngày 22/7, tại một số khu vực cửa khẩu có mưa giông và gió mạnh do ảnh hưởng của bão số 3, tuy nhiên không ảnh hưởng đến hoạt động XNK, việc thông quan hàng hóa vẫn diễn ra ổn định với khoảng 1.660 - 1.770 xe/ngày.
Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn phát hiện, xử lý 774 vụ vi phạm

Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn phát hiện, xử lý 774 vụ vi phạm

Thống kê trong 6 tháng đầu năm, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn (Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn) đã kiểm tra, phát hiện và xử lý 774 vụ vi phạm về vận chuyển hàng hóa trái phép qua địa bàn tỉnh.
Thương mại điện tử - trụ cột của kinh tế số Việt Nam

Thương mại điện tử - trụ cột của kinh tế số Việt Nam

Giai đoạn 2020-2025, thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam tăng trưởng ấn tượng, đạt mức 18-25%/năm, dự kiến đạt 30 tỷ USD vào năm 2025. Với nền tảng đó, TMĐT Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030, đạt quy mô 30 tỷ USD, chiếm khoảng 15% tổng mức bán lẻ hàng hóa.
Thành lập Đảng bộ Hải quan khu vực XVI

Thành lập Đảng bộ Hải quan khu vực XVI

Chiều 23/7/2025, tại Cao Bằng, Đảng ủy Hải quan khu vực XVI tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Đảng bộ Hải quan khu vực XVI và công tác cán bộ.
Hải quan khu vực VI và Hiệp hội DN tỉnh Lạng Sơn phối hợp thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân

Hải quan khu vực VI và Hiệp hội DN tỉnh Lạng Sơn phối hợp thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân

Ngày 23/7/2025, Chi cục Hải quan khu vực VI tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Quy chế phối hợp giữa Chi cục Hải quan khu vực VI (trước đây là Cục Hải quan Lạng Sơn) và Hiệp hội DN tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025.
Hải quan khu vực XII kiến nghị về phạm vi địa bàn hoạt động hải quan

Hải quan khu vực XII kiến nghị về phạm vi địa bàn hoạt động hải quan

Thực hiện chỉ đạo của Cục Hải quan về việc rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, Chi cục Hải quan khu vực XII tiến hành rà soát, tổng hợp thực tiễn thi hành và báo cáo đề xuất cụ thể, phù hợp với yêu cầu quản lý hiện nay.
Bài 5: Lan toả, xây dựng “văn hoá” tuân thủ pháp luật hải quan

Bài 5: Lan toả, xây dựng “văn hoá” tuân thủ pháp luật hải quan

Nhờ tự nguyện tuân thủ tốt pháp luật hải quan, nhiều doanh nghiệp được ưu tiên xử lý trước các thủ tục hành chính và được cơ quan Hải quan hỗ trợ, hướng dẫn về các biện pháp giảm thiểu hậu quả các lỗi, vi phạm trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, nhất là phòng tránh rủi ro trong chuỗi cung ứng xuất nhập khẩu.
Hải quan Việt Nam tăng cường hợp tác với Hải quan Trung Quốc

Hải quan Việt Nam tăng cường hợp tác với Hải quan Trung Quốc

Ngày 22/7/2025, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Trần Đức Hùng đã tiếp xã giao đoàn đại biểu Hải quan Trung Quốc do ông Lâm Kiến Điền, Cục trưởng Cục Quản lý doanh nghiệp và Kiểm tra sau thông quan làm trưởng đoàn.
Hải quan khu vực III cải cách giảm thời gian thông quan, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

Hải quan khu vực III cải cách giảm thời gian thông quan, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

Trong phong trào thi đua của ngành Hải quan, một trong những nội dung trọng tâm được các đơn vị chú trọng thực hiện là cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và hoạt động thương mại. Những giải pháp được Chi cục Hải quan khu vực III triển khai là một trong số đó.
Hải quan Phú Yên về đích thu ngân sách sớm

Hải quan Phú Yên về đích thu ngân sách sớm

Dù mới trải qua hơn ½ chặng đường của năm 2025, nhưng với sự nỗ lực không ngừng, vượt khó của tập thể Hải quan Phú Yên (Chi cục Hải quan Khu vực XIV), đến nay đơn vị đã hoàn thành chỉ tiêu thu nộp ngân sách nhà nước cho cả năm 2025.
Hải quan Trảng Bàng: Bứt phá trong nửa đầu năm 2025

Hải quan Trảng Bàng: Bứt phá trong nửa đầu năm 2025

Mặc dù đối mặt với nhiều thách thức về địa bàn quản lý rộng và khối lượng công việc ngày càng tăng, Hải quan khu công nghiệp Trảng Bàng (Chi cục Hải quan khu vực XVII) đã đạt được những kết quả ấn tượng trong 6 tháng đầu năm 2025.
Hải quan La Lay đề xuất nhiều giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu

Hải quan La Lay đề xuất nhiều giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu

Hải quan cửa khẩu quốc tế La Lay (Chi cục Hải quan khu vực IX) đề xuất nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần thu hút đầu tư qua địa bàn.
Cửa khẩu Chi Ma chuyển mình

Cửa khẩu Chi Ma chuyển mình

Từng là cửa khẩu nhỏ ít được nhắc đến, Chi Ma (Lạng Sơn) nay đang chuyển mình mạnh mẽ. Hạ tầng giao thông được mở rộng, doanh nghiệp đổ vốn đầu tư kho bãi hiện đại, quy trình thông quan nhịp nhàng – tất cả đang góp phần đưa Chi Ma trở thành điểm giao thương sôi động bậc nhất miền biên viễn.
Hải quan khu vực IV chủ động ứng trực phòng, chống bão số 3

Hải quan khu vực IV chủ động ứng trực phòng, chống bão số 3

Địa bàn do Chi cục Hải quan khu vực IV là Hưng Yên và Ninh Bình được dự báo là nơi cơn bão số 3 đổ bộ.
Hải quan khu vực I chủ động ứng phó với diễn biến của bão số 3

Hải quan khu vực I chủ động ứng phó với diễn biến của bão số 3

Để ứng phó với bão số 3 (bão WIPHA), Chi cục Hải quan khu vực I yêu cầu thủ trưởng các đơn vị tăng cường công tác kiểm tra, phòng, chống bão số 3 tại đơn vị; chủ động các phương án ứng phó trước diễn biến của bão.
Hải quan khu vực VIII chủ động phòng chống, ứng phó với bão số 3

Hải quan khu vực VIII chủ động phòng chống, ứng phó với bão số 3

Chi cục Hải quan khu vực VIII (quản lý địa bàn Quảng Ninh) đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống, ứng phó với bão số 3 và những tác động của bão số 3 theo phương châm “3 trước, 4 tại chỗ”, “từ xa, từ sớm, từ cơ sở", tuyệt đối không lơ là chủ quan, mất cảnh giác cả trước, trong và sau khi có bão.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Đo lường sự hài lòng của người nộp thuế để nâng cao chất lượng phục vụ

Đo lường sự hài lòng của người nộp thuế để nâng cao chất lượng phục vụ

Nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ, cải thiện chất lượng cung ứng dịch vụ công, Cục Thuế đã chính thức ban hành Kế hoạch đo lường sự hài lòng của người nộp thuế
Thành lập Đảng bộ Hải quan khu vực XVI

Thành lập Đảng bộ Hải quan khu vực XVI

Thành lập Đảng bộ Hải quan khu vực XVI trực thuộc Đảng ủy UBND tỉnh Cao Bằng với 232 đảng viên.
Hải quan khu vực VI và Hiệp hội DN tỉnh Lạng Sơn phối hợp thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân

Hải quan khu vực VI và Hiệp hội DN tỉnh Lạng Sơn phối hợp thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân

Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Quy chế phối hợp giữa Chi cục Hải quan khu vực VI và Hiệp hội DN tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025.
Hải quan khu vực XII kiến nghị về phạm vi địa bàn hoạt động hải quan

Hải quan khu vực XII kiến nghị về phạm vi địa bàn hoạt động hải quan

Một số cửa khẩu đường bộ đã có phạm vi địa bàn hoạt động hải quan được xác định theo ranh giới, tuy nhiên lại chưa được quy định tọa độ địa lý cụ thể như cửa khẩu Nam Giang, cửa khẩu Tây Giang…
Bài 5: Lan toả, xây dựng “văn hoá” tuân thủ pháp luật hải quan

Bài 5: Lan toả, xây dựng “văn hoá” tuân thủ pháp luật hải quan

Nhiều doanh nghiệp cũng ý thức rất rõ việc tuân thủ tốt pháp luật hải quan mang lại nhiều lợi ích trong hoạt động xuất nhập khẩu.
(INFOGRAPHICS): Cơ cấu tổ chức Thuế tỉnh Phú Thọ

(INFOGRAPHICS): Cơ cấu tổ chức Thuế tỉnh Phú Thọ

Tạp chí Kinh tế - Tài chính giới thiệu đến bạn đọc thông tin cơ bản về nhân sự lãnh đạo, cơ cấu tổ chức của Thuế tỉnh Phú Thọ.
(INFORGRAPHICS): Ông Nông Phi Quảng làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VII

(INFORGRAPHICS): Ông Nông Phi Quảng làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VII

Các thông tin liên quan của Chi cục Hải quan khu vực VII.
(INFOGRAPHICS): Ông Bùi Khánh Toàn làm Trưởng Thuế thành phố Đà Nẵng

(INFOGRAPHICS): Ông Bùi Khánh Toàn làm Trưởng Thuế thành phố Đà Nẵng

Từ ngày 1/7/2025, ngành Thuế đã ổn định về tổ chức bộ máy, nhân sự của Thuế tỉnh, thành phố để hoạt động thông suốt theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Tạp chí Kinh tế - Tài chính giới thiệu đến bạn đọc thông tin cơ bản về nhân sự lãnh đạo, cơ cấu
(INFOGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo và trưởng các đơn vị thuộc Cục Thuế

(INFOGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo và trưởng các đơn vị thuộc Cục Thuế

Từ 1/3, Tổng cục Thuế đã được tổ chức lại thành Cục Thuế hiện nay, trong đó khối cơ quan Cục Thuế đã giảm từ 17 đầu mối xuống còn 12 đầu mối
(INFORGRAPHICS): Ông Nguyễn Văn Hoàn làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VI

(INFORGRAPHICS): Ông Nguyễn Văn Hoàn làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VI

Từ ngày 1/7/2025, ngành Hải quan đã ổn định về tổ chức bộ máy, nhân sự của các Chi cục Hải quan khu vực để hoạt động thông suốt theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Phiên bản di động