Kiến nghị cắt giảm thủ tục để tăng cạnh tranh trong xuất khẩu
Nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu đáp ứng nhu cầu mới Năm 2025: Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa khoảng 12% Từ 1/1/2025: 13 mã hàng tăng thuế xuất khẩu lên 20% |
Ước tính chi phí hợp quy cho thức ăn chăn nuôi khoảng 3 triệu đồng/sản phẩm sản xuất trong nước hoặc 1 lô hàng nhập khẩu. Ảnh minh họa: ST |
Mất đi lợi thế cạnh tranh
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn (TCQC) kỹ thuật từ năm 2006, đến nay, lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp đã có 1.359 tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) và 114 quy chuẩn quốc gia. Trong đó, tất cả nhóm sản phẩm hàng hoá thuộc “Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn” và 11 nhóm hàng hoá thuộc “Danh mục hàng hoá nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành” thuộc trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đều đã có quy chuẩn quốc gia và TCVN để quản lý.
Phát biểu tại hội thảo “Một số tồn tại, bất cập trong triển khai thực hiện Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa (CLSPHH) và Luật TCQC kỹ thuật lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm”, TSKH. Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam cho rằng: Luật CLSPHH và Luật TCQC kỹ thuật là hai đạo luật có tác động đến toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, đảm bảo chất lượng, an toàn và thương hiệu của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam. Đến nay, sau gần 20 năm triển khai thực hiện đã mang lại kết quả rất tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.
Song theo thời gian, với tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế toàn cầu, các Luật trên tại Việt Nam đã bộc lộ nhiều bất cập, tồn tại, không còn phù hợp cần được sửa đổi, bổ sung kịp thời để phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế toàn cầu cũng như tại Việt Nam trong xu thế hội nhập. Đây cũng là nội dung các bộ, ngành liên quan đã và đang đề xuất Quốc hội đưa vào Chương trình các Luật sửa đổi trong năm 2024-2025.
Phân tích những bất cập của Luật CLSPHH và Luật TCQC kỹ thuật trong công bố hợp quy đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi, bà Lê Thị Phương Hoa, đại diện Tập đoàn Cargill cho biết, để tạo lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu sản phẩm Việt Nam trên trường quốc tế, cần tạo điều kiện thông thoáng về mặt thủ tục. “Yêu cầu công bố hợp quy chỉ có Việt Nam, các nước khác họ không cần. Cargill không sợ cạnh tranh với các đối thủ khác nhưng lại sợ cạnh tranh trong chính nội bộ, vì chúng tôi là tập đoàn gồm nhiều công ty sản xuất 1 mặt hàng như nhau nhưng nằm ở nhiều quốc gia. Nhưng khi làm thủ tục để xuất khẩu sản phẩm thì lại phải qua bước thủ tục công bố hợp quy rất mất thời gian có khi lên đến 3 hoặc 4 tháng. Trong khi đó, nhà máy Cargill tại Trung Quốc lại chiếm được đơn hàng của chúng tôi do thủ tục của họ rất nhanh gọn, điều này cho thấy chúng ta mất đi lợi thế cạnh tranh. Vì vậy, tôi mong các Hiệp Hội có ý kiến giúp cho các doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn”, đại diện Tập đoàn Cargill kiến nghị.
Theo TS. Ninh Thị Len, Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cả nước có 268 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp và 220 cơ sở sản xuất thức ăn bổ sung, tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp khoảng 20-22 triệu tấn/năm. Nhu cầu thức ăn chăn nuôi của cả nước khoảng 33 triệu tấn/năm, trong đó nhập khẩu khoảng 70% (khoảng 20 triệu tấn, trị giá khoảng 9 tỷ USD/năm). Số lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi do doanh nghiệp đã đăng ký lưu hành trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là trên 50.000 sản phẩm sản xuất trong nước và 10.000 sản phẩm nhập khẩu. Tuy nhiên, quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi đang có nhiều bất cập về sự chồng chéo, xung đột giữa các quy định pháp luật hiện hành. Ước tính chi phí hợp quy cho thức ăn chăn nuôi khoảng 3 triệu đồng/sản phẩm sản xuất trong nước hoặc 1 lô hàng nhập khẩu, như vậy chi phí hợp quy cho toàn ngành chăn nuôi sẽ vô cùng lớn (gần nghìn tỷ đồng mỗi năm, trong đó có những doanh nghiệp phải chi trả vài tỷ đồng/năm).
Đề xuất bỏ quy định công bố hợp quy
Cũng theo TS. Ninh Thị Len, Luật Chăn nuôi quy định cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi phải được cơ quan nhà nước chuyên ngành đánh giá điều kiện cơ sở vật chất, quy trình kiểm soát chất lượng và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh. Sau khi được cấp giấy, cơ sở chịu đánh giá giám sát 2-3 năm/lần và chịu chi phí liên quan đến việc đánh giá, giám sát, đồng thời chịu sự kiểm tra, thanh tra tại nhà máy và lưu thông sản phẩm trên thị trường. Như vậy, việc một tổ chức chứng nhận hợp quy đến nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi đã được cơ quan nhà nước kiểm soát để lấy mẫu sản phẩm thử nghiệm là không cần thiết.
“Doanh nghiệp sản xuất phải chờ tổ chức đến đánh giá, lấy mẫu để có kết quả (Giấy chứng nhận) nộp cho cơ quan nhà nước. Cơ quan nhà nước cấp bản thông báo tiếp nhận hợp quy chỉ ghi nhận sự cam kết của tổ chức, cá nhân. Quy định này không cần thiết nhưng đang làm mất thời gian (trung bình 1-2 tháng) của doanh nghiệp", TS. Len nhấn mạnh.
Hơn nữa, doanh nghiệp nhập khẩu phải công bố hợp quy 100% khi kiểm tra các lô sản phẩm nhập khẩu gây lãng phí tiền lưu công lưu bãi, tiền thử nghiệm mẫu và thời gian chờ kết quả từ tổ chức đánh giá để làm thủ tục hải quan và bán hàng. Trong khi đó, hồ sơ đăng ký nhập khẩu đã có quy định nộp kết quả phân tích từ bên xuất khẩu.
Các chi phí hợp quy thức ăn chăn nuôi là một trong những nguyên nhân làm tăng chi phí sản phẩm chăn nuôi trong nước, giảm tính cạnh tranh với sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu. Do đó, TS. Len đề nghị bỏ quy định công bố hợp quy tại Luật TCQC kỹ thuật và Luật CLSPHH. Thay vào đó, Quy định quy chuẩn kỹ thuật để bắt buộc áp dụng, dùng để kiểm tra thanh tra, nếu phát hiện vi phạm thì xử phạt.
TS Nguyễn Thị Hương, Phó Chủ tịch Hiệp hội sản xuất, kinh doanh thuốc thú y Việt Nam cho biết hiện nay, các nhà máy sản xuất và bảo quản thuốc thú y được đầu tư theo tiêu chuẩn rất hiện đại và sản phẩm được kiểm soát chất lượng hết sức chặt chẽ. Tuy nhiên, nếu làm theo hợp quy nữa, tức là thuốc thú y có thêm một cái “giấy phép con” thì cũng mất rất nhiều chi phí. Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ phải tăng giá thành sản phẩm và người nông dân, người chăn nuôi lại phải chịu.
“Thuốc thú y cũng được nhập khẩu từ nhiều nước nhưng không nước nào có quy định hợp quy. Chúng tôi cũng xuất khẩu thuốc thú y đi rất nhiều nước trên thế giới nhưng cũng không quốc gia nào yêu cầu chứng nhận hợp quy cả. Chỉ cần chúng tôi có giấy phép lưu hành và nhà máy sản xuất của chúng tôi đạt điều kiện trong quá trình kiểm tra của họ là được. Đề nghị trong Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật thì những sản phẩm nào đã sản xuất theo tiêu chuẩn của ngành thì đừng bắt buộc phải làm công bố hợp quy còn nếu tiêu chuẩn của ngành chưa có thì mới phải công bố”, TS Hương đề nghị.
Tin liên quan
Để xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, ngành Thủy sản nêu loạt kiến nghị
15:09 | 29/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hải quan Hải Phòng chú trọng công tác giám sát, quản lý hải quan
09:52 | 29/12/2024 Hải quan
Đồng hành cùng DN nông nghiệp công nghệ cao: Định hướng mũi nhọn cho nền kinh tế
10:48 | 27/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giảm rủi ro phòng vệ thương mại nhắm vào ngành sản xuất pin năng lượng mặt trời
10:18 | 29/12/2024 Kinh tế
Thị trường bất động sản sẽ chuyển mình mạnh mẽ trong năm 2025
17:45 | 28/12/2024 Kinh tế
Không thể "tịnh tiến từ từ" khi nền kinh tế bước vào kỷ nguyên vươn mình
15:56 | 27/12/2024 Kinh tế
Cơ hội hợp tác giữa Việt Nam - Lào về năng lượng tái tạo, xuất khẩu nông sản
15:45 | 27/12/2024 Kinh tế
Tìm “kịch bản” lạc quan cho lãi suất năm 2025
08:49 | 27/12/2024 Kinh tế
Áp dụng biện pháp chống bán phá giá với một số sản phẩm tháp điện gió xuất xứ Trung Quốc
16:24 | 26/12/2024 Kinh tế
TPHCM đặt mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững trong năm 2025
16:20 | 26/12/2024 Kinh tế
Định vị Việt Nam khi dịch chuyển "dòng chảy" của chuỗi cung ứng toàn cầu
10:47 | 26/12/2024 Kinh tế
Thị trường Halal: Cửa đã rộng mở, làm sao để khai thác
06:57 | 26/12/2024 Kinh tế
Năm 2025: Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa khoảng 12%
06:55 | 26/12/2024 Kinh tế
Linh hoạt, chủ động khi tỷ giá còn nhiều biến động trong năm 2025
07:59 | 25/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt 15% dự toán
Để xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, ngành Thủy sản nêu loạt kiến nghị
Chính sách thương mại Mỹ “phủ bóng” triển vọng tăng trưởng kinh tế Nhật Bản
Tổng thống Putin phê chuẩn chiến lược mới chống chủ nghĩa cực đoan
Giảm rủi ro phòng vệ thương mại nhắm vào ngành sản xuất pin năng lượng mặt trời
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics