Không thể "tịnh tiến từ từ" khi nền kinh tế bước vào kỷ nguyên vươn mình
Tọa đàm "Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc – Cơ hội và thách thức" . |
Trao đổi tại Tọa đàm "Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc – Cơ hội và thách thức" được tổ chức vào ngày 27/12/2024, các chuyên gia đều khẳng định, tiến vào kỷ nguyên mới là bước phát triển tất yếu, hợp quy luật vận động và xu thế phát triển của thời đại.
Việt Nam đã trải qua gần 40 năm đổi mới, với những thành tựu nổi bật về kinh tế, xã hội và chính trị.
Từ một quốc gia nghèo nàn, thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 200 USD vào năm 1990, đến nay, Việt Nam đã vươn lên nhóm các quốc gia thu nhập trung bình với GDP bình quân đạt khoảng 4.300 USD.
TS. Nguyễn Văn Đáng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nêu rõ, thách thức lớn nhất chính là làm sao để không chỉ cải cách cơ chế, thể chế mà còn phải vượt qua chính mình, khắc phục những điểm nghẽn trong phát triển, như hệ thống hành chính còn nặng nề và các thủ tục hành chính chưa thực sự hiệu quả... |
Việt Nam đã ký kết gần 20 hiệp định thương mại tự do và tham gia các tổ chức quốc tế quan trọng, mở rộng quan hệ đối tác chiến lược với nhiều quốc gia.
Đặc biệt, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong giảm nghèo, với tỷ lệ nghèo đói giảm mạnh, trở thành một câu chuyện thành công được quốc tế thừa nhận.
TS. Nguyễn Văn Đáng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nhận định, trên mọi phương diện: kinh tế, chính trị, xã hội, đối ngoại, thương mại quốc tế… đều có những bước tiến rất rõ rệt.
Tất cả chuyển hóa thành trạng thái, tâm thế để người Việt Nam cảm thấy cần có sự bứt phá để vị thế quốc gia lên một tầm cao mới.
Chính tâm thế đó của toàn bộ nhân dân Việt Nam khiến cho khi Tổng Bí thư Tô Lâm nêu ra cụm từ "kỷ nguyên mới", sau đó phân tích, bình luận và hướng người dân về tương lai, được người dân đón nhận rất nồng nhiệt, ủng hộ quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước.
Cũng theo TS. Nguyễn Văn Đáng, cụm từ "kỷ nguyên mới", "kỷ nguyên vươn mình" đã nêu rất rõ là phải vươn lên để bứt phá chứ không thể bình bình, tịnh tiến từ từ.
Bởi nếu không bứt lên, vươn lên thì chúng ta cũng sẽ rơi vào tình trạng như Malaysia, Indonesia, Thái Lan…, Việt Nam có thể tăng GDP bình quân đầu người lên 8.000-9.000 USD nhưng không thể bứt qua được 10.000 USD, tức là chỉ ở mức nước thu nhập trung bình cao, không thể gia nhập nhóm các nước phát triển với GDP bình quân đầu người trên 13.000 USD.
Đồng quan điểm, PGS.TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cũng cho rằng, dù đã có nhiều tiến bộ, Việt Nam vẫn phải đối diện với những thách thức lớn khi muốn vươn lên trở thành một quốc gia phát triển.
Vì thế, TS. Nguyễn Văn Đáng nhấn mạnh, để vươn lên trong kỷ nguyên mới, Việt Nam cần phải làm rõ các mục tiêu phát triển cao nhất, bao gồm chuyển đổi số, phát triển kinh tế xanh và tăng cường sức mạnh sáng tạo thông qua đổi mới công nghệ và hệ thống giáo dục.
PGS.TS. Đào Duy Quát, nguyên Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) cũng nhắc đến yếu tố cạnh tranh chiến lược giữa các quốc gia lớn.
Vì thế, PGS.TS. Đào Duy Quát cho rằng Việt Nam cần tận dụng cơ hội trong bối cảnh thế giới chuyển từ đơn cực sang đa cực vào năm 2030.
Đây sẽ là một thử thách lớn nhưng cũng là cơ hội để những quốc gia có trí tuệ và chính sách đối ngoại đúng đắn như Việt Nam có thể vươn lên, chiếm lĩnh những cơ hội trong thế giới mới.
“Một ví dụ tôi thấy rất hay là việc đưa Nguyễn Xuân Son vào đội tuyển quốc gia Việt Nam. Điều đó làm cho mọi người cảm thấy có trách nhiệm với quê hương, đất nước và cũng tự vươn lên học tập người giỏi. Cũng như việc chúng ta mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để cộng hưởng hơn trong bối cảnh của từng lĩnh vực cụ thể”, GS.TS. Vũ Minh Khương nói. |
Ngoài ra, việc xây dựng một hệ thống chính trị ổn định, minh bạch và hiệu quả cũng là yếu tố then chốt.
Theo TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Việt Nam đã có nền tảng chính trị vững chắc, một hệ thống chính trị ổn định, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các chính sách phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
GS.TS. Vũ Minh Khương, Giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu Singapore cũng nêu rõ tầm quan trọng của các hành động cụ thể.
Chẳng hạn, việc khai trương các công trình lớn, như tuyến tàu điện ngầm ở TP.HCM, không chỉ là một bước tiến về hạ tầng mà còn là biểu tượng của sự thay đổi trong tư duy và quyết tâm phát triển.
Các hành động cụ thể như vậy không chỉ nâng cao năng suất lao động mà còn tạo ra niềm tin trong nhân dân, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, công cuộc cải cách tinh gọn bộ máy hiện nay cần phải làm rất quyết liệt, rất khẩn trương việc đổi mới phương thức lãnh đạo của từng cấp ủy, của từng bí thư đến từng đảng viên, từng tổ chức đảng.
Nhưng PGS.TS. Đào Duy Quát nhấn mạnh, không nên cơ học rút được bao nhiêu mà phải thực sự tổ chức một bộ, một cục, một vụ hợp lý, phù hợp với thực tiễn.
Tin liên quan
Đồng hành cùng DN nông nghiệp công nghệ cao: Định hướng mũi nhọn cho nền kinh tế
10:48 | 27/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tìm “kịch bản” lạc quan cho lãi suất năm 2025
08:49 | 27/12/2024 Kinh tế
TPHCM đặt mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững trong năm 2025
16:20 | 26/12/2024 Kinh tế
Cơ hội hợp tác giữa Việt Nam - Lào về năng lượng tái tạo, xuất khẩu nông sản
15:45 | 27/12/2024 Kinh tế
Áp dụng biện pháp chống bán phá giá với một số sản phẩm tháp điện gió xuất xứ Trung Quốc
16:24 | 26/12/2024 Kinh tế
Thị trường Halal: Cửa đã rộng mở, làm sao để khai thác
06:57 | 26/12/2024 Kinh tế
Năm 2025: Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa khoảng 12%
06:55 | 26/12/2024 Kinh tế
Linh hoạt, chủ động khi tỷ giá còn nhiều biến động trong năm 2025
07:59 | 25/12/2024 Kinh tế
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
17:09 | 24/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu
14:46 | 24/12/2024 Infographics
Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD
14:45 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô
10:32 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại điện tử dự báo vượt mốc 25 tỷ USD
10:24 | 24/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chủ động dự báo, xây dựng kịch bản cho mục tiêu điều hành giá năm 2025
Hải quan Hải Phòng thu ngân sách đạt kỷ lục mới với hơn 70.000 tỷ đồng
Tặng Huân chương Chiến công cho 1 tập thể và 10 cá nhân thuộc ngành Hải quan
Tạm giữ xe ô tô chở đầy xe đạp điện vi phạm
Hải quan Abu Dhabi củng cố vị thế dẫn đầu toàn cầu với Kế hoạch Chiến lược 2024-2028
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics