Cú hích cho ngành công nghiệp hỗ trợ từ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Ông Nguyễn Vân |
Theo ông, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ có tác động như thế nào đến nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp ngành CNHT nói riêng?
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam không chỉ là một công trình giao thông trọng điểm mà còn là một cú hích lớn đối với nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp liên quan. Dự án này không chỉ giúp hiện đại hóa hệ thống giao thông mà còn mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp CNHT, đặc biệt trong các lĩnh vực cơ khí, chế tạo, tự động hóa, sản xuất thép, vật liệu xây dựng và linh phụ kiện.
Theo tính toán, tổng mức đầu tư của dự án này lên tới 67,34 tỷ USD và sẽ tạo ra một thị trường xây dựng giá trị khoảng 33,5 tỷ USD. Khi tính cả các hệ thống đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị, tổng giá trị thị trường xây dựng có thể lên đến 75,6 tỷ USD. Trong đó, việc sản xuất phương tiện, thiết bị, bao gồm đầu máy, toa xe và hệ thống tín hiệu sẽ chiếm tỷ trọng lên đến 34,1 tỷ USD.
Theo ông, các doanh nghiệp ngành CNHT có thể tận dụng cơ hội này như thế nào?
Cơ hội cho các doanh nghiệp CNHT là rất lớn, đặc biệt khi xét đến việc sản xuất và cung cấp các vật liệu quan trọng như bê tông, thép, các cấu kiện hạ tầng như cầu, cống, đường hầm… bởi đây là những yếu tố không thể thiếu để hoàn thành dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam.
Bên cạnh đó, một trong những cơ hội lớn khác là việc chuyển giao và làm chủ công nghệ trong ngành đường sắt. Các doanh nghiệp CNHT sẽ có cơ hội tiếp nhận công nghệ tiên tiến từ các đối tác quốc tế, đặc biệt là các quốc gia có kinh nghiệm phát triển đường sắt cao tốc như Nhật Bản, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc... HANSIBA và các thành viên của hiệp hội đã và đang kết nối với các đối tác quốc tế để hợp tác trong việc sản xuất, chuyển giao công nghệ và cung cấp sản phẩm cho các dự án công nghiệp liên quan như ngành hàng không, vũ trụ và tàu cao tốc.
Những thách thức mà các doanh nghiệp CNHT có thể gặp phải khi tham gia vào dự án này, thưa ông?
Mặc dù cơ hội rất lớn, nhưng thách thức đối với các doanh nghiệp CNHT cũng không nhỏ. Một trong những thách thức lớn nhất là việc đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn quốc tế trong sản xuất các linh kiện, thiết bị cho đường sắt cao tốc. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và đào tạo nhân lực.
Thách thức thứ hai là về vốn đầu tư. Dự án này yêu cầu một nguồn lực tài chính rất lớn để có thể tham gia vào các giai đoạn sản xuất và cung cấp thiết bị. Do đó, các doanh nghiệp sẽ cần sự hỗ trợ từ các cơ chế tài chính đặc thù của Chính phủ và các tổ chức tín dụng.
Cuối cùng, việc hợp tác với các đối tác quốc tế cũng sẽ có những thách thức về chuyển giao công nghệ, bảo vệ sở hữu trí tuệ và quản lý chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sự hỗ trợ từ Chính phủ, chúng tôi tin rằng các doanh nghiệp CNHT sẽ có thể vượt qua những khó khăn này và đóng góp vào sự thành công của dự án.
Chính phủ cần tạo điều kiện như thế nào để các doanh nghiệp trong nước tham gia được dự án này?
Hiện nay, Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải đã khẳng định sự quan trọng của việc huy động tất cả các nguồn lực trong nước, bao gồm doanh nghiệp Việt Nam, trong việc triển khai dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam.
Kết luận sau cuộc họp của Thủ tướng Chính phủ ngày 5/10/2024, Chính phủ đã đưa ra kết luận về việc huy động “cả hệ thống chính trị” và khẳng định tinh thần “doanh nghiệp Việt phải làm chủ” trong dự án này. Đây là một tín hiệu rất tích cực đối với các doanh nghiệp CNHT trong nước, đặc biệt là những doanh nghiệp thành viên của HANSIBA.
Hơn nữa, Chính phủ cũng cam kết sẽ xây dựng các cơ chế chính sách đặc thù về tài chính, nguồn vốn và công nghệ để các doanh nghiệp trong nước có thể tham gia vào các giai đoạn sản xuất, cung cấp sản phẩm và đầu tư vào dự án. Trong thời gian tới, chúng tôi hy vọng rằng các chương trình làm việc trực tiếp giữa các cơ quan Nhà nước và các tổ chức, hiệp hội, đặc biệt là HANSIBA, sẽ giúp các doanh nghiệp trong nước nắm bắt được thông tin và có cơ hội hợp tác với các đơn vị tổng thầu trong và ngoài nước.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng đã và đang tích cực chuẩn bị để tham gia vào dự án này. HANSIBA đã kết nối với các đối tác quốc tế đến từ Nhật Bản, Trung Quốc, Đức và các quốc gia phát triển khác để trao đổi, hợp tác trong việc chuyển giao công nghệ, sản xuất linh kiện, thiết bị cho ngành CNHT. Cụ thể, các doanh nghiệp của HANSIBA đã và đang hợp tác với các đối tác FDI để cung cấp sản phẩm CNHT trong lĩnh vực hàng không, vũ trụ, tàu cao tốc, và đặc biệt là các dự án hạ tầng như khu công nghiệp HANSSIP tại Hà Nội và các tỉnh thành khác.
Một ví dụ điển hình là việc các doanh nghiệp của HANSIBA đang hợp tác với các doanh nghiệp Nhật Bản và Trung Quốc trong việc phát triển các sản phẩm công nghiệp cho ngành hàng không và tàu cao tốc. Các sản phẩm CNHT của các doanh nghiệp thành viên HANSIBA đã xuất khẩu ra các thị trường quốc tế, bao gồm các dự án đường sắt cao tốc Shinkansen tại Nhật Bản.
Các doanh nghiệp cũng đang đẩy mạnh việc cải thiện năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và hợp tác với các đối tác quốc tế để đáp ứng các yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn quốc tế. Điều này không chỉ giúp các doanh nghiệp của HANSIBA sẵn sàng tham gia vào dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam mà còn giúp nâng cao khả năng cạnh tranh trong thị trường toàn cầu.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ có cơ hội tham gia chuỗi cung ứng hàng không
09:45 | 29/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Giải bài toán quy hoạch và kết nối
13:16 | 26/11/2024 Kinh tế
Nhu cầu máy bay mới tăng cao, cơ hội cho công nghiệp hỗ trợ trong nước
15:53 | 14/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vượt chỉ tiêu đề ra, GDP năm 2024 đạt 7,09%
15:13 | 06/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Theo dõi hoạt động của tàu cá và ngư dân sản xuất trên biển dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
14:36 | 06/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
2025 drone sẽ tỏa sáng trong chương trình Hòa nhạc ánh sáng tại hồ Tây
10:10 | 06/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Giấy phép lái xe môtô gồm những hạng nào?
08:51 | 06/01/2025 Xe - Công nghệ
Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 2/1
15:39 | 02/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong sắp xếp tổ chức bộ máy
07:34 | 02/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Mở rộng không gian phát triển
13:26 | 01/01/2025 Người quan sát
Du lịch bứt phá mùa cao điểm cuối năm
06:29 | 01/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: 9 vấn đề quan trọng để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh
15:31 | 31/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ước tính CPI bình quân cả năm 2024 tăng dưới 4%
15:13 | 31/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hàng hóa tết được kiểm soát về chất lượng, giá cả
15:21 | 30/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Công bố Quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan, đơn vị ở Trung ương
14:25 | 30/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Qua thời... nhà mặt phố?
08:07 | 30/12/2024 Người quan sát
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
Vượt chỉ tiêu đề ra, GDP năm 2024 đạt 7,09%
Tăng trưởng 2 con số, Viettel nộp ngân sách nhà nước 44,3 nghìn tỷ đồng
Theo dõi hoạt động của tàu cá và ngư dân sản xuất trên biển dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Câu chuyện thành công trên Amazon: Lời khẳng định cho tiềm năng sản xuất của Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics