Cá tra đặt mục tiêu 2 tỷ USD năm 2025
Những "đối thủ" nặng ký cần vượt qua của cá tra Việt Nam Xuất khẩu cá tra những tháng cuối năm dự báo khả quan Doanh nghiệp nào dẫn đầu xuất khẩu cá tra? |
Cá tra tiếp tục là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt Nam trong năm 2024. Ảnh minh họa: TL |
Chi phí sản xuất cá tra nguyên liệu ngày càng tăng
Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), mặc dù đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với tinh thần sáng tạo, khả năng thích ứng linh hoạt và sự quyết tâm, ngành thủy sản Việt Nam đã vượt qua mọi khó khăn để đạt được thành tích ấn tượng là 10 tỷ USD về kim ngạch xuất khẩu thủy sản, gồm: tôm đạt 4 tỷ USD; cá tra 2 tỷ USD; cá ngừ 1 tỷ USD; cá khác 1,9 tỷ USD; mực, bạch tuộc 662 triệu USD; cua ghẹ và giáp xác khác 335 triệu USD; nhuyễn thể có vỏ 215 triệu USD; nhuyễn thể khác 14,5 triệu USD.
Cá tra tiếp tục là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt Nam. Cho biết rõ hơn về ngành hàng cá tra, Cục trưởng Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Trần Đình Luân cho biết, sản lượng cá tra năm 2024 ước tính đạt 1,67 triệu tấn, bằng 99% so cùng kỳ 2023. Tính đến ngày 15/10/2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,56 tỷ USD, tăng 8,9% so cùng kỳ năm 2023, cả năm ước đạt 2 tỷ USD. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng là không đồng đều do có sự cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia và dòng sản phẩm cá thịt trắng khác.
Theo Cục Thủy sản, ngành hàng cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang đối diện với 3 tồn tại lớn cần có giải pháp khắc phục hiệu quả hơn. Một là về con giống, tỷ lệ sống trong quá trình ương dưỡng từ cá tra bột lên cá tra giống chưa được cải thiện đáng kể. Cá bố mẹ tham gia sinh sản có nguồn gốc từ cá được chọn lọc, nâng cao chất lượng di truyền chiếm tỷ lệ chưa cao (chiếm 25%). Tỷ lệ cơ sở ương dưỡng giống cá tra được kiểm tra, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện còn thấp (chỉ chiếm 5,3%)
Hai là chi phí sản xuất cá tra nguyên liệu ngày càng tăng do giá nguyên liệu đầu vào như thức ăn, nhiên liệu, chi phí cho lao động cao. Quy chuẩn Việt Nam về chất lượng nước thải cho nuôi trồng thuỷ sản còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tế sản xuất nuôi trồng thuỷ sản. Cơ sở nuôi nhỏ lẻ chưa tham gia vào chuỗi liên kết khó tiếp cận thông tin và thực hiện tốt các quy định về an toàn thực phẩm, nguồn vốn còn hạn chế, không tham gia liên kết chuỗi, dần dần có nguy cơ bị loại trừ và bị thay thế bởi các công ty lớn.
Ba là sản phẩm và thị trường, sản phẩm giá trị gia tăng còn chiếm tỷ trọng nhỏ, chủ yếu vẫn là sản phẩm đông lạnh. Hơn nữa, việc phụ thuộc vào một số thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, Trung Quốc và một số quốc gia trong khối ASEAN khiến ngành hàng cá tra có thể gặp bất lợi nếu các thị trường này có thay đổi về chính sách hoặc yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng, an toàn thực phẩm. Thiếu sự phối hợp và cạnh tranh quá mức giữa các nhà chế biến, xuất khẩu Việt Nam cùng với chất lượng chưa đồng đều đã ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu sản phẩm cá tra Việt Nam.
Tập trung phát triển giống cá tra theo hướng công nghiệp, quy mô lớn
Theo dự báo của cơ quan chuyên môn thế giới, thị trường tiêu thụ thủy sản làm thực phẩm sẽ tiếp tục tăng trưởng trên phạm vi toàn thế giới,... và thủy sản nuôi, trong đó có cá tra sẽ là nguồn cung cấp chủ lực. Cụ thể, theo dự báo của FAO, tới năm 2030, tiêu thụ thủy sản làm thực phẩm trên thế giới dự kiến sẽ tăng 18% (tương đương 28 triệu tấn) so với năm 2018. Châu Á sẽ tiêu thụ mạnh nhất, chiếm khoảng 71% (183 triệu tấn thuỷ sản), trong khi châu Mỹ Latinh tiêu thụ ít nhất. Dự kiến tiêu thụ ở châu Mỹ Latinh tăng 33%, châu Phi (27%), châu Đại Dương (22%) và châu Á (19%). Tiêu thụ bình quân đầu người dự kiến đạt 21,5 kg vào năm 2030, tăng từ 20,5 kg năm 2018. Tới năm 2030, thuỷ sản nuôi sẽ chiếm khoảng 59% lượng tiêu thụ thủy sản, tăng từ 52% vào năm 2018. Thủy sản nuôi sẽ tiếp tục đáp ứng nhu cầu và tiêu dùng nhờ sự chuyển đổi một số loài từ khai thác tự nhiên sang nuôi.
Về thị hiếu, tiêu thụ thủy sản chế biến nhanh, ăn liền và tiện dụng cũng gia tăng. Thêm vào đó, ngày càng nhiều người tiêu dùng lựa chọn mua thủy sản ở các siêu thị, giao dịch thủy sản online đang phát triển khá nhanh, dẫn đầu là Trung Quốc. Người tiêu dùng ở các nước phát triển cũng sẵn sàng trả thêm tiền cho sản phẩm có nhãn phát triển bền vững và các yêu cầu về sức khỏe, dinh dưỡng. Đây là vấn đề mà các doanh nghiệp thủy sản cần đầu tư để tiếp cận người tiêu dùng tốt hơn.
Tuy nhiên ngành hàng cá tra cũng đứng trước những thách thức lớn. Theo đó, biến đổi khí hậu cùng với sự thay đổi về lũ trên thượng nguồn ảnh hưởng tới lượng nước ngọt trên sông Mê Kông và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có thể sẽ tác động đến hoạt động nuôi trồng thủy sản nói chung và hoạt động nuôi cá tra nói riêng trong tương lai.
Bên cạnh đó, ngành hàng cá tra còn đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt khi một số quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia đang đẩy mạnh việc nuôi và chế biến thủy sản tương tự...
Theo kế hoạch, Việt Nam đề ra mục tiêu nâng cao giá trị trong năm 2025, phấn đấu đạt sản lượng 1,65 triệu tấn, nhưng hướng tới kim ngạch xuất khẩu khoảng 2 tỷ USD. Trong bối cảnh đời sống sản xuất, kinh tế, môi trường đang có nhiều biến động, đây là mục tiêu đòi hỏi nhiều nỗ lực lớn của toàn ngành và nhiều cơ quan chức năng.
Để thực hiện mục tiêu này, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho rằng, cần tập trung phát triển giống cá tra theo hướng công nghiệp, quy mô lớn, đảm bảo an toàn sinh học. Đồng thời yêu cầu các địa phương, doanh nghiệp quản lý chặt chẽ việc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng, đồng thời kiểm soát chất lượng các cơ sở sản xuất giống. Đặc biệt là kêu gọi phát triển chuỗi khép kín trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ cá tra, ứng dụng khoa học công nghệ, tối ưu hóa việc sử dụng phụ phẩm để gia tăng giá trị sản phẩm. Bên cạnh các thị trường truyền thống, việc tìm kiếm và phát triển các thị trường mới, trong đó có thị trường Hồi giáo với chứng nhận Halal, cũng là một chiến lược quan trọng…
Tin liên quan
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
16:45 | 06/01/2025 Xuất nhập khẩu
Câu chuyện thành công trên Amazon: Lời khẳng định cho tiềm năng sản xuất của Việt Nam
14:26 | 06/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kỳ vọng tích cực cho xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ
08:42 | 02/01/2025 Kinh tế
Thương hiệu du lịch TP Hồ Chí Minh vươn tầm quốc tế
16:46 | 31/12/2024 Kinh tế
Ấn Độ điều tra chống trợ cấp mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch từ Việt Nam
11:50 | 31/12/2024 Kinh tế
NHNN đã giao room tín dụng cho từng ngân hàng, tiến tới lộ trình bỏ room
10:21 | 31/12/2024 Kinh tế
Chính sách tiền tệ giúp sức xuất khẩu tăng tốc
09:28 | 31/12/2024 Kinh tế
Ấn Độ điều tra tự vệ thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim từ Việt Nam
20:22 | 30/12/2024 Kinh tế
Bắc Giang bứt phá mạnh mẽ vươn lên thứ 4 cả nước về xuất khẩu
16:49 | 30/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đón cơ hội để xuất khẩu thủy sản năm 2025 đạt 11 tỷ USD
08:17 | 30/12/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm rủi ro phòng vệ thương mại nhắm vào ngành sản xuất pin năng lượng mặt trời
10:18 | 29/12/2024 Kinh tế
Kiến nghị cắt giảm thủ tục để tăng cạnh tranh trong xuất khẩu
08:06 | 29/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Lô 500 xe Wuling Bingo đầu tiên đã được TMT Motors giao đến khách hàng
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
Vượt chỉ tiêu đề ra, GDP năm 2024 đạt 7,09%
Tăng trưởng 2 con số, Viettel nộp ngân sách nhà nước 44,3 nghìn tỷ đồng
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics