Kinh tế Nhật Bản đối mặt nhiều chông gai
Nhật Bản tăng cường an ninh kinh tế Các nhà máy của Nhật Bản xoay trong "bão giá” |
Kinh tế Nhật Bản còn nhiều thách thức trước mắt |
Điều này cho thấy nền kinh tế có số dân gấp 1,5 lần số dân của Đức đang phải đối mặt với nhiều chông gai.
Theo các nhà phân tích, diễn biến của chỉ số trung bình Nikkei rất đáng khích lệ so với mức giảm mạnh xảy ra sau khi nền kinh tế bong bóng sụp đổ, nhưng xét theo tiêu chuẩn quốc tế thì không thể nói là nổi bật. Trong 10 năm kể từ tháng 3/2014, chỉ số Nikkei trung bình đã tăng 2,8 lần và trong cùng thời gian đó, chỉ số chứng khoán S&P 500 của Mỹ cũng tăng 2,8 lần. Do đó, tỷ lệ lợi nhuận tính bằng đồng yen đối với những người đầu tư vào chứng khoán Nhật Bản và tỷ lệ lợi nhuận tính bằng đồng USD đối với những người đầu tư vào chứng khoán Mỹ là gần như nhau. Tuy nhiên, trong cùng thời gian trên, đồng yen giảm so với đồng USD, từ mức 1 USD đổi được 102 yen xuống còn 1 USD đổi được 151 yen. Do đó, nếu các nhà đầu tư Nhật Bản mua S&P 500 thay vì mức trung bình của Nikkei, lợi nhuận của họ sẽ tăng khoảng 50%.
Một trong những guyên nhân khiến kinh tế Nhật Bản tăng trưởng chậm trong 30 năm qua là tỷ lệ sinh thấp. Cả dân số và lực lượng lao động của nước này đều đang bị thu hẹp, kéo theo quy mô tương đối của nền kinh tế cũng bị thu hẹp. Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm (tương đương sức mua thực tế) từ năm 1990-2019 là 0,9% ở Nhật Bản, 1,5% ở Đức và 2,5% ở Mỹ và phần lớn sự khác biệt này có thể được giải thích bằng tỷ lệ tăng trưởng dân số cao hơn ở Mỹ và Đức. Chưa kể, xã hội già hóa của Nhật Bản khiến tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của mỗi người trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi), ở Nhật Bản là 1,4%, thấp hơn so với mức 1,6% ở Đức và Mỹ. Có một thực tế là trong khi lực lượng lao động của các nước có thu nhập cao khác tăng lên thì lực lượng lao động của Nhật Bản lại giảm.
Mặc dù năng suất và GDP bình quân đầu người trong độ tuổi lao động của Nhật Bản đã tăng với tốc độ gần bằng Mỹ kể từ năm 1990, nhưng năng suất của Nhật Bản sẽ phải tăng với tốc độ nhanh hơn để có thể bắt kịp Mỹ. Vấn đề của Nhật Bản trong 30 năm qua không phải là nước này không thể theo kịp Mỹ mà là tốc độ tăng trưởng của Nhật Bản không thể nhanh hơn Mỹ. Đức có thể vượt qua Nhật Bản vì nước này tiếp tục học hỏi từ Mỹ và tạo ra nhiều đổi mới hơn.
Không chỉ vậy, nền văn hóa nuôi dưỡng tinh thần khởi nghiệp phát triển mạnh mẽ trong thời Minh Trị và Showa đang bị đặt dưới áp lực. Trước đây, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều tăng trưởng hoặc phá sản. Ngược lại, ngày nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản được hưởng nhiều trợ cấp hơn bất kỳ thành viên nào khác của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Một tỷ lệ lớn lực lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả và không thể tồn tại nếu không có trợ cấp. Khi doanh nghiệp thất bại, người lao động và doanh nhân có động lực mạnh mẽ để bắt đầu một điều gì đó mới mẻ, nhưng các khoản trợ cấp có thể cản trở động lực đó.
Rõ ràng, "bài toán" phục hồi kinh tế của Nhật Bản vẫn còn nhiều ẩn số phải giải quyết.
Tin liên quan
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu
15:56 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba công bố chế độ tỷ giá hối đoái mới linh hoạt hơn
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Fed cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Ám ảnh bóng ma chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
07:45 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba tái khẳng định sẵn sàng đối thoại với Mỹ
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế Đức tiến gần đến ngưỡng suy thoái và nguy cơ không thể quay đầu
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động kinh doanh ở Eurozone ảm đạm trong tháng 12
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Khủng hoảng nội bộ hai chính đảng lớn nhất Hàn Quốc
08:31 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Thị trường tài chính Hàn Quốc sau những bất ổn chính trị
09:59 | 16/12/2024 Nhìn ra thế giới
Mỹ-Trung lại "nóng" vấn đề bán dẫn
14:34 | 15/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics