Nhật Bản tăng cường an ninh kinh tế
Tân Thủ tướng Nhật Bản điện đàm tăng cường quan hệ đồng minh với Mỹ | |
Nhiệm vụ bất khả thi của tân Thủ tướng Nhật Bản | |
Nhật Bản: Lộ diện các nghị sỹ được tân Chủ tịch LDP đưa vào nội các |
Tân Bộ trưởng An ninh Kinh tế Nhật Bản Takayuki Kobayashi |
Thủ tướng Fumio Kishida cam kết thực hiện các biện pháp để đảm bảo Nhật Bản có công nghệ và nguồn cung cấp chiến lược, ngăn chặn sự thất thoát công nghệ và xây dựng một nền kinh tế tự cường.
Ông đã giao Bộ An ninh Kinh tế cho ông Takayuki Kobayashi, 46 tuổi, một hạ nghị sỹ tới từ Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, khá am hiểu về vấn đề này và đang đảm nhận vai trò Bộ trưởng An ninh Kinh tế - một vị trí mới được thành lập trong nội các của Thủ tướng Kishida. Ông Kobayashi nhận định Chính phủ cần giải quyết đồng thời cả kinh tế và an ninh, và thúc đẩy lĩnh vực chính sách mới này. Một trong những nhiệm vụ chính đối với Bộ trưởng Kobayashi là thiết lập một khuôn khổ pháp lý mới để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chính sách an ninh kinh tế - một cam kết tranh cử của Thủ tướng Kishida trong cuộc đua vào ghế Chủ tịch LDP tháng trước.
Bộ trưởng Kobayashi cho biết Chính phủ sẽ đệ trình lên Quốc hội các dự luật cần thiết trong kỳ họp sắp tới, dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 1/2022. Ông cũng cho biết luật mới sẽ được thiết kế để xác định, bảo vệ và thúc đẩy các công nghệ nhạy cảm, đảm bảo tính toàn vẹn của cơ sở hạ tầng cơ bản và củng cố các chuỗi cung ứng.
An ninh kinh tế ngày càng trở thành một vấn đề ưu tiên của Nhật Bản. Chính quyền của cựu Thủ tướng Suga đã dành hẳn một chương trong chiến lược tăng trưởng cho vấn đề này. Chiến lược nêu rõ rằng Nhật Bản sẽ tập trung vào việc giảm thiểu nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng một số sản phẩm quan trọng như chất bán dẫn, các mặt hàng y tế, pin và đất hiếm. Trong chiến lược đó, Chính phủ Nhật Bản cũng cam kết nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp chip và đặt ra kế hoạch xây dựng thêm các trung tâm dữ liệu trong nước để thông tin nhạy cảm có thể được lưu giữ ở trong nước.
Thời gian qua, sự gián đoạn của các chuỗi cung ứng đã ảnh hưởng đến sản lượng của các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản khi các nhà máy ở Việt Nam và Malaysia phải đóng cửa trong mùa Hè do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Theo Bộ trưởng Kobayashi, đối với chất bán dẫn, nguồn cung của mặt hàng này vẫn rất hạn chế trong suốt thời kỳ bùng phát dịch Covid-19. Vì vậy, việc xây dựng các chuỗi cung ứng đa dạng và linh hoạt hơn là cực kỳ cần thiết đối với các nhà sản xuất Nhật Bản.
Các quốc gia khác, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc, đang muốn bảo mật chip và đang tăng cường đầu tư. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kêu gọi chi 50 tỷ USD để hỗ trợ cho ngành công nghiệp chip của nước này. Nhật Bản đặt mục tiêu thuyết phục các nhà máy sản xuất chất bán dẫn như Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) thiết lập cơ sở sản xuất tại Nhật Bản thông qua việc hợp tác với các nhà sản xuất chip nước này. Ngoài ra, Bộ trưởng Kobayashi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hồi sinh ngành công nghiệp chip của Nhật Bản, vốn từng thống trị thế giới. Ông nói: “Tôi nghĩ Chính phủ cần truyền tải một thông điệp cụ thể để khuyến khích (các công ty) hồi sinh ngành công nghiệp này”.
Ông Kobayashi cũng là Bộ trưởng phụ trách Khoa học và Công nghệ cũng như các chính sách về không gian. Mặc dù Chính phủ có ý định tạo điều kiện cho nghiên cứu và phát triển một số công nghệ quan trọng như công nghệ lượng tử và trí tuệ nhân tạo nhưng Bộ trưởng Kobayashi cho rằng Nhật Bản cũng cần tìm kiếm những lĩnh vực riêng có thể tận dụng các thế mạnh của nước này thông qua việc hình dung xã hội có thể sẽ phát triển như thế nào trong vòng 5-10 năm tới.
Tin liên quan
Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm B: Bộ Y tế hướng dẫn thanh toán chi phí điều trị
10:00 | 02/11/2023 Sự kiện - Vấn đề
Học viện Tài chính giành giải Nhất cuộc thi ESG Challenge 2023
10:16 | 04/12/2023 Chứng khoán
Thủ tướng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống COVID-19
18:04 | 29/10/2023 Sự kiện - Vấn đề
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
11:00 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
10:59 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu
15:56 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba công bố chế độ tỷ giá hối đoái mới linh hoạt hơn
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Fed cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Ám ảnh bóng ma chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
07:45 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba tái khẳng định sẵn sàng đối thoại với Mỹ
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu đối mặt với nhiều thách thức
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế Đức tiến gần đến ngưỡng suy thoái và nguy cơ không thể quay đầu
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động kinh doanh ở Eurozone ảm đạm trong tháng 12
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics