Dự kiến trong quý 1/2024 sẽ nâng tốc độ một số tuyến cao tốc từ 80 lên 90km/h
3 dự án tăng tổng mức đầu tư tương đối cao
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Kỳ họp thứ 6 vào ngày 6/11, đại biểu Trần Quang Minh (đoàn Quảng Bình) đã đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) về tốc độ tối đa trên các tuyến đường cao tốc.
Trả lời đại biểu, Bộ trưởng GTVT cho biết, hiện có bốn giới hạn tốc độ, cao nhất là 120km/h, tiếp đó là 100km/h, 80km/h và thấp nhất là 60km/h. Các tiêu chuẩn này phụ thuộc vào yếu tố kỹ thuật. Nếu đầu tư đồng bộ hoàn chỉnh như tuyến Hạ Long - Móng Cái thì có thể chạy tới 120 km/h. Hay như cùng một tuyến, Pháp Vân - Cầu Giẽ là 100 km/h nhưng Cầu Giẽ - Ninh Bình là 120km/h. Lý do đơn giản là chỉ cần thêm yếu tố có độ nhám thì từ 100 km/h có thể nâng lên 120 km/h.
“Ngay từ đầu năm 2023, chúng tôi đã nghiên cứu, rà soát lại xem tiêu chuẩn cao tốc đã phù hợp thực tế chưa. Vừa qua, các cơ quan đã nghiên cứu và nhận thấy với các tuyến quy định 80km/h thì có thể nâng lên 90 km/h nhưng các dải tốc độ lớn hơn thì vẫn phải tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn. Hiện Bộ GTVT đang điều chỉnh lại tiêu chuẩn, quy chuẩn cao tốc. Dự kiến trong quý 1/2024 sẽ thay đổi tốc độ một số tuyến cao tốc từ 80 km/h lên 90km/h”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết thêm.
Đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ GTVT, đại biểu Lê Hoàng Anh (đoàn Gia Lai) cho rằng, 2/3 tổng vốn đầu tư công của giai đoạn dành cho GTVT, nhưng các dự án GTVT ở tất cả các nhóm cũng như các dự án quan trọng quốc gia đều phải điều chỉnh thời gian thực hiện, tổng mức đầu tư. Trong khi đó, hồ sơ trình dự án đều báo cáo là chuẩn bị kỹ lưỡng, thận trọng, khách quan, khoa học, thực tiễn. Các dự án đều có phương án dự phòng, kể cả dự phòng ngân sách.
Trả lời câu hỏi, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết, trong kỳ trung hạn 2021-2025, Bộ GTVT được giao 64 dự án với số vốn hơn 300 nghìn tỉ, đến nay đã phê duỵệt 60 dự án và đang triển khai. Trong quá trình triển khai, về cơ bản, các dự án đều được triển khai tương đối tốt, không tăng tổng mức đầu tư, nếu có thì cũng tương đối ít. Duy nhất ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, có 3 dự án tăng tổng mức đầu tư tương đối cao. Đó là cầu Rạch Miễu 2 nối giữa Biến Tre - Tiền Giang, đường cao tốc An Hữu - Cao Lãnh; Nghĩa An - Cao Lãnh thuộc Đồng Tháp.
Về nguyên nhân, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, thời gian triển khai ban đầu đúng vào thời điểm dịch bệnh Covid-19, do đó công tác khảo sát chưa được triệt để. Nhưng nguyên nhân chính chủ yếu là do đơn giá đền bù giải phóng mặt bằng của các địa phương này. Khi khảo sát là một đơn giá nhưng khi triển khai là một đơn giá khác, do đó, tổng mức đầu tư của 3 dự án tăng cao hơn so với bình thường. Còn lại các dự án khác đều đảm bảo tổng mức đầu tư. Để khắc phục tình trạng này, Bộ GTVT đã yêu cầu các đơn vị liên quan phải nâng cao trách nhiệm và thực hiện đầy đủ, có chất lượng các công việc trong công tác tư vấn đầu tư xây dựng công trình.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết, nhiều nước phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản đều phải thực hiện phân kỳ đầu tư đối với các tuyến đường cao tốc. Ảnh: Quochoi.vn |
Giải pháp đầu tư cao tốc không có làn dừng xe khẩn cấp
Trả lời chất vấn về quan điểm của Bộ GTVT đối với phân kỳ đầu tư với các dự án đường cao tốc 2 làn xe, 4 làn xe chưa có làn dừng khẩn cấp liên tục, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, trong thời gian qua, đặc biệt là giai đoạn 2021-2026, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, trong đó đặc biệt là hạ tầng giao thông. Trong nhiệm kỳ này, đã dành trên 375 nghìn tỷ để triển khai xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng, chủ yếu là xây đường cao tốc. Tuy nhiên, việc xây dựng đó mới chỉ đạt hơn 70% nhu cầu. Do đó, việc đầu tư hoàn chỉnh tuyến đường cao tốc trong bối cảnh nguồn lực có hạn là rất khó khả thi.
Theo Bộ trưởng, nhiều nước phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản đều phải thực hiện phân kỳ đầu tư đối với các tuyến đường cao tốc. Vì vậy, trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm các nước, Bộ đã nghiên cứu, báo cáo cơ quan có thẩm quyền để thực hiện phân kỳ đầu tư theo những nguyên tắc để đảm bảo đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh nguồn lực có hạn, nhưng cũng tạo tiền đề và sự thuận lợi trong giai đoạn sau khi có nguồn lực để nâng cấp.
Theo đó, cần ưu tiên đầu tư hoàn chỉnh đối với các đoạn tuyến có nhu cầu vận tải lớn nhờ đó nhiều đoạn tuyến đã đầu tư hoàn chỉnh: Hà Nội - Hải Phòng, Bến Lức - Long Thành, Phan Thiết - Dầu Giây, Biên Hòa - Vũng Tàu. Nguyên tắc thứ hai là đối với các tuyến nhu cầu vận tải chưa cao thì thực hiện phân kỳ đầu tư. Chỉ phân kỳ đầu tư về bề rộng mặt cắt, còn các yếu tố kỹ thuật để nâng cấp đều phải đảm bảo. Cần thực hiện giải phóng mặt bằng một lần theo quy hoạch.
Với những nguyên tắc trên, Bộ GTVT đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tham mưu báo cáo Chính phủ, Quốc hội xem xét bổ sung danh mục, nguồn vốn tăng thu ngân sách 2022 để mở rộng 2 tuyến đường chưa được đầu tư hoàn chỉnh. Thời gian tới, Bộ sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, đề xuất hoàn thiện các đoạn tuyến cao tốc còn lại theo quy hoạch, ưu tiên các tuyến mới có 2 làn xe, có lưu lượng lớn để đảm bảo cả nước có hệ thống đường cao tốc đồng bộ, hiện đại.
Tin liên quan
Sớm khởi công nhà máy lớn, cụ thể hoá chuỗi sản xuất toàn cầu tại HANSSIP
17:01 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quỹ Hỗ trợ đầu tư mang lại lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp
11:12 | 15/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cơ hội hợp tác giữa Việt Nam - Lào về năng lượng tái tạo, xuất khẩu nông sản
15:45 | 27/12/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Nếu tăng trưởng đến 10% thì tín dụng phải tăng 18-20%
19:39 | 05/02/2025 Kinh tế
Giữ thị trường xuất khẩu tôm trong năm 2025
15:18 | 05/02/2025 Kinh tế
Xuất khẩu tăng 1 tỷ USD trong 15 ngày đầu năm
09:38 | 05/02/2025 Xuất nhập khẩu
Mỹ hay Trung Quốc giữ ngôi đầu nhập khẩu cá tra Việt Nam?
13:54 | 04/02/2025 Kinh tế
15 ngày đầu năm 2025 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 34 tỷ USD
10:07 | 04/02/2025 Xuất nhập khẩu
Khai thác giá trị văn hóa của sản phẩm để chinh phục khách hàng quốc tế
10:29 | 02/02/2025 Kinh tế
Sẵn sàng cho sự bứt phá của cụm cảng Cái Mép - Thị Vải
10:31 | 01/02/2025 Kinh tế
FTA - bệ phóng cho xuất khẩu Việt Nam
15:07 | 31/01/2025 Kinh tế
Diện mạo mới của nông nghiệp Việt Nam
20:45 | 30/01/2025 Kinh tế
Tấp nập tàu chở hàng hóa cập cảng những ngày đầu năm mới
20:45 | 30/01/2025 Kinh tế
Logistics xanh: Hướng đi tất yếu của doanh nghiệp trong kỷ nguyên số
17:32 | 28/01/2025 Kinh tế
4 thị trường mục tiêu và tiềm năng của thủy sản Việt Nam năm 2025
10:16 | 24/01/2025 Kinh tế
Năm 2025, kỳ vọng kiều hối về TPHCM sẽ đạt trên 10 tỷ USD
21:13 | 23/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Năm giải pháp phát triển thị trường chứng khoán năm 2025
Transerco tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ hành khách
Phó Thống đốc NHNN: Nếu tăng trưởng đến 10% thì tín dụng phải tăng 18-20%
Kinh tế - xã hội đạt nhiều chỉ số tích cực ngay từ tháng đầu năm 2025
Chứng khoán 2025: Kỳ vọng tạo sự đột phá về quy mô và chất lượng
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics