Chú trọng biện pháp, cách thức tổ chức Chiến lược xuất nhập khẩu 10 năm tới
PGS.TS Phạm Tất Thắng |
Nhìn lại Chiến lược XNK hàng hoá thời kỳ 2011-2020, bên cạnh các thành tích đạt được, theo ông, đâu hạn chế, tồn tại đáng lưu ý nhất?
PGS.TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công thương): Cần chương trình, chính sách cụ thể hơn nữa trong nuôi dưỡng, phát triển DN Sự tăng trưởng trong XK của Việt Nam thời gian qua rất đáng ghi nhận, song cần nhìn nhận thẳng thực tế rằng, dù Việt Nam có thể đứng “top” đầu thế giới về XK một mặt hàng nào đó nhưng vẫn chưa chi phối được thị trường và lãi chưa chắc đã rơi vào DN Việt. Nguyên nhân một phần là do các DN, tập đoàn của Việt Nam chưa đủ mạnh, chưa thể đặt giá cho thế giới như các tập đoàn xuyên quốc gia lớn mạnh của các nước trên thế giới. Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN Việt, hướng tới XK bền vững hơn, cần có chương trình, chính sách cụ thể hơn nữa trong nuôi dưỡng, phát triển DN. Việt Nam phải nỗ lực để làm được điều này. Uyển Như (ghi) |
Tôi cho rằng điểm đáng lưu ý nhất là vai trò của DN nội địa trong XK đã tiến bộ nhưng chưa như kỳ vọng. Sự liên kết của DN nội địa và DN FDI chưa được thể hiện rõ. Đáng chú ý, chủ trương của Việt Nam là cần coi DN nhỏ và vừa, DN tư nhân là động lực cho quá trình phát triển kinh tế. Trong khi đó, nhìn vào cơ cấu XNK có thể thấy, thành phần này tham gia chưa xứng tầm, chưa thực sự là động lực cho XK.
Dự thảo Chiến lược XNK hàng hoá thời kỳ 2021-2030 đặt ra mục tiêu cân bằng cán cân thương mại trong giai đoạn 2021-2025, tiến tới duy trì thặng dư thương mại bền vững giai đoạn 2026-2030; hướng đến cán cân thương mại với các đối tác lành mạnh, hợp lý, từ đó bảo đảm tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Ông đánh giá như thế nào về các mục tiêu này?
Chỉ tiêu về cân bằng cán cân thương mại rất quan trọng, ảnh hưởng tới nhiều mặt trong đời sống. Trong thời kỳ 2011-2020, Việt Nam nhiều năm chuyển từ nhập siêu sang xuất siêu, có những thời kỳ xuất siêu năm này cao hơn năm trước. Tuy nhiên, xuất siêu của Việt Nam thiếu bền vững, phụ thuộc nhiều vào sự “nóng lạnh” và duy trì chuỗi cung ứng của thị trường thế giới.
Trong Dự thảo Chiến lược XNK hàng hoá thời kỳ 2021-2030 đặt ra mục tiêu cân bằng cán cân thương mại bền vững là rất cần thiết. Nếu phát huy được tác dụng của các FTA, nhập được nhiều công nghệ nguồn từ Nhật Bản, EU, đặc biệt là vai trò của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) ngày càng được khẳng định; đồng thời thực hiện chủ trương tiếp nhận đầu tư nước ngoài có chọn lọc, XK không thiên về số lượng mà tập trung XK hàng giá trị cao thì mới đảm bảo duy trì cán cân thương mại.
Về mặt hàng XK, Dự thảo Chiến lược XNK 10 năm tới nêu rõ, tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến, chế tạo XK từ mức 85,1% năm 2020 lên khoảng mức 90 - 92% tổng kim ngạch XK vào năm 2030; giảm tỷ trọng nhóm hàng nông, lâm, thủy sản trong cơ cấu hàng XK xuống còn 3 - 5% tổng kim ngạch XK vào năm 2030. Theo ông, với điều kiện cụ thể của Việt Nam, các mục tiêu đặt ra như vậy đã hợp lý và khả thi chưa?
Dự thảo Chiến lược XNK hàng hoá thời kỳ 2021-2030 nêu rõ quan điểm: Phát triển XNK bền vững trên cơ sở đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn; nâng cao hàm lượng sáng tạo trong sản phẩm XK; khai thác tốt lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh, xây dựng và phát triển thương hiệu hàng Việt Nam xuất khẩu… Mục tiêu đặt ra là: Nhịp độ tăng trưởng XK hàng hóa bình quân 6-7%/năm trong thời kỳ 2021-2030. Trong đó, giai đoạn 2021-2025 tăng trưởng XK bình quân 8- 9%/năm; giai đoạn 2026-2030 tăng trưởng bình quân 5-6%/năm. Nhịp độ tăng trưởng NK hàng hóa bình quân 5-6%/năm trong thời kỳ 2021-2030. Trong đó, giai đoạn 2021-2025 tăng trưởng NK bình quân 7- 8%/năm; giai đoạn 2026-2030 tăng trưởng bình quân 4-5%/năm. |
Thực tế dễ thấy rằng, giá trị 1 chiếc điện thoại thông minh hay 1 chiếc máy tính sẽ bằng khá nhiều cân cá tra, cân lúa gạo, bởi vậy các mục tiêu đặt ra như trên là cần thiết. Với các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản, việc giảm tỷ trọng trong cơ cấu hàng XK trong bối cảnh Việt Nam vốn là một nước mạnh về XK nông, lâm, thuỷ sản cũng không có gì đáng lo. Đó là bởi, các mặt hàng nông sản, thực phẩm nếu chế biến sâu sẽ giúp hàng hoá nâng cao giá trị. Hiện nay, nông sản của Việt Nam chủ yếu XK thô, có thể chuyển đổi chế biến sâu để thúc đẩy XK vào các thị trường như Mỹ, EU là điều tuyệt vời.
Nếu Chiến lược XNK hàng hoá 2021-2030 được ban hành với các mục tiêu cơ bản như trên, theo ông đâu là các giải pháp trọng tâm nhằm hiện thực hoá mục tiêu, thu về kết quả tốt nhất?
Theo tôi, đầu tiên là Nhà nước cần có chính sách, môi trường để tăng trưởng XK một cách bền vững, tiến tới cân bằng cán cân thương mại. Trong khâu này, điểm quan trọng là tháo gỡ các thủ tục gây khó khăn cho DN, hỗ trợ DN phát triển. Các DN cũng cần chú trọng đầu tư công nghệ cao và liên kết để tạo chuỗi giá trị, trong đó phải hình thành DN đóng vai trò “nhạc trưởng” trong XNK. Một yếu tố quan trọng nữa trong thời gian tới là cần tiếp nhận các dự án FDI một cách có chọn lọc nhằm nâng cao thực chất năng lực cạnh tranh, sản xuất hàng hoá.
Đặc biệt, các chiến lược từ trước đến nay thường nêu lên mục tiêu rất ấn tượng nhưng biện pháp và cách tổ chức còn yếu. Do vậy, Chiến lược XNK hàng hoá thời kỳ 2021-2030 cần tập trung vào biện pháp và cách thức tổ chức, triển khai để đạt hiệu quả cao nhất.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Hải quan Hải Phòng giải quyết thủ tục hơn 250 nghìn tờ khai trong tháng 10
20:56 | 07/11/2024 Hải quan
Hàng hóa xuất nhập khẩu qua Hải quan Hải Phòng tăng mạnh
14:10 | 06/11/2024 Hải quan
Trình tự thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu khi hệ thống gặp sự cố
14:58 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD
14:57 | 05/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
7 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô
09:24 | 31/10/2024 Xuất nhập khẩu
Thu hơn 55 tỷ USD, máy vi tính độc chiếm ngôi đầu xuất khẩu
09:24 | 30/10/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 5 tỷ USD thương mại Việt Nam - UAE
15:22 | 28/10/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại Việt Nam - UAE tăng trưởng tỷ đô
09:48 | 28/10/2024 Xuất nhập khẩu
Mỗi ngày Việt Nam chi hơn 25.000 tỷ đồng nhập khẩu hàng hóa
11:38 | 26/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu tăng hơn 41 tỷ USD
15:48 | 25/10/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
TP Hồ Chí Minh “tiếp sức” doanh nghiệp công nghiệp và logistics
40 doanh nghiệp Việt mang hàng sang Thái Lan tìm đối tác
Cần đưa quy định xuất nhập khẩu tại chỗ về đúng bản chất của thực tiễn
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK