Facebook Twitter youtube Tiktok

Dấu ấn xuất khẩu hàng hoá 10 năm 2011-2020: Từ nhập siêu sang xuất siêu

(HQ Online) - Việt Nam đã trải qua 10 năm tăng trưởng XK hàng hoá thần tốc, đạt được những kỳ tích ấn tượng. Tuy nhiên, chặng đường thực hiện Chiến lược XNK hàng hoá thời kỳ 2011-2020 (Chiến lược) vẫn còn không ít hạn chế cần được nhìn nhận nghiêm túc để rút kinh nghiệm, xây dựng chiến lược cho giai đoạn tiếp theo.
Xuất siêu sang Mỹ, nhập siêu từ Trung Quốc
Xuất nhập khẩu đạt gần 290 tỷ USD, nhập siêu gần 2 tỷ USD
Cả năm xuất siêu 7 tỷ USD, xuất khẩu thành điểm sáng nền kinh tế
Việt Nam là một trong số các quốc gia có mức tăng trưởng XK bình quân cao nhất thế giới và khu vực trong giai đoạn 2011-2020. 	Ảnh: Huy Khâm
Việt Nam là một trong số các quốc gia có mức tăng trưởng XK bình quân cao nhất thế giới và khu vực trong giai đoạn 2011-2020. Ảnh: Huy Khâm

Xoay chuyển ngoạn mục

Trong thời kỳ thực hiện Chiến lược XNK hàng hoá 2011-2021, tốc độ tăng trưởng kim ngạch XK đạt bình quân 17,5%/năm giai đoạn 2011-2015 (cao hơn so với chỉ tiêu đặt ra là 12%/năm); đạt 11,8%/năm giai đoạn 2016-2020 (cao hơn so với chỉ tiêu đặt ra là 11%/năm). Tính chung cả thời kỳ 2011-2020, tốc độ tăng trưởng kim ngạch XK hàng hóa bình quân đạt 14,6%/năm (cao hơn mục tiêu của Chiến lược đặt ra là 11 - 12%/năm).

Về NK, trong thời kỳ thực hiện Chiến lược, tốc độ tăng trưởng NK luôn thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng XK như mục tiêu đề ra. Theo đó, tốc độ tăng trưởng kim ngạch NK đạt 14,3%/năm giai đoạn 2011- 2015 (thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng XK là 17,5%/năm), giai đoạn 2016-2020 đạt 9,7%/năm (thấp hơn tốc độ tăng trưởng XK là 11,8%/năm). Tính chung cả thời kỳ 2011-2020, tốc độ tăng trưởng kim ngạch NK hàng hóa đạt 11,9%/năm (thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng XK là 14,6%/năm).

Nói tới kết quả đạt được trong XNK hàng hoá thời kỳ 2011-2020, rất nhiều điểm sáng có thể đề cập tới. Tuy nhiên, điểm nổi bật hơn cả lột tả sự khác biệt hoàn toàn so với giai đoạn trước chính là màn xoay chuyển ngoạn mục cán cân thương mại từ nhập siêu triền miên sang xuất siêu liên tục.

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, TS. Lê Quốc Phương, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) phân tích: “Tính từ năm 1986 đến năm 2011, Việt Nam là quốc gia nhập siêu kinh niên. Thậm chí, giai đoạn 2007-2011, nhập siêu của Việt Nam đều vượt 10 tỷ USD/năm. Đáng chú ý, năm 2008 Việt Nam nhập siêu kỷ lục tới gần 20 tỷ USD. Sau đó, Việt Nam đã chuyển sang xuất siêu liên tục từ năm 2012 (trừ năm 2015). Đặc biệt, xuất siêu của Việt Nam năm sau tăng cao hơn năm trước, vượt xa mục tiêu Chiến lược đề ra là tiến tới cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020 và phấn đấu xuất siêu từ năm 2021”.

Vị chuyên gia này nhấn mạnh thêm: "Trong bối cảnh khá khó khăn với những “cú sốc” lớn từ bên ngoài và cả khó khăn nội tại, XNK 10 năm qua vẫn đạt kết quả cao là điều rất đáng ghi nhận. XK nhiều nhóm hàng hoá của Việt Nam thậm chí đã thuộc “top” hàng đầu thế giới như: Gạo, cà phê, hạt điều, thuỷ sản, dệt may, da giày…".

Tương tự, PGS.TS Phạm Tất Thắng, Nghiên cứu viên cao cấp của Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương (Bộ Công Thương) khi trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan cũng không ít lần đánh giá cao những kết quả XNK đạt được trong 10 năm qua. Vị này nhấn mạnh vào góc độ: "Số lượng mặt hàng đạt kim ngạch XK 1 tỷ USD/năm đã tăng lên đáng kể. Điều này thể hiện Việt Nam đã tập trung vào một số mặt hàng chủ lực chứ không chỉ dàn trải theo diện rộng. Bên cạnh đó, hình thức XK có nhiều thay đổi, xúc tiến thương mại có trọng điểm, xây dựng chuỗi giá trị gia tăng tốt và đưa được hàng hoá vào các hệ thống phân phối của nước ngoài”.

Nhìn lại toàn cảnh quá trình thực hiện Chiến lược, Bộ Công Thương thông tin, kết quả thu về vượt nhiều mục tiêu đặt ra, điển hình như chỉ tiêu về quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch XNK, giảm nhập siêu. Mục tiêu tổng quát đề ra trong Chiến lược là: “Tổng kim ngạch XK hàng hóa đến năm 2020 tăng gấp trên 3 lần năm 2010, bình quân đầu người đạt trên 2.000 USD, cán cân thương mại được cân bằng”. Trên thực tế thực hiện, kim ngạch XK hàng hóa năm 2020 đạt 282.655 triệu USD, tăng 3,9 lần so với năm 2010 (72.236 triệu USD). Kim ngạch XK hàng hóa bình quân đầu người tăng nhanh, từ 822 USD năm 2010 lên 2.891 USD năm 2020 (tăng 3,5 lần so với năm 2010). Cán cân thương mại đã chuyển hẳn sang trạng thái thặng dư từ năm 2016, với mức xuất siêu 19,9 tỷ USD năm 2020.

Bên cạnh đó, đại diện Bộ Công Thương cũng nhấn mạnh, cơ cấu hàng hóa XK có những chuyển dịch tích cực, tăng tỷ trọng hàng chế biến chế tạo, giảm tỷ trọng hàng nguyên liệu thô sơ chế. Các mặt hàng chủ lực có quy mô XK lớn như dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, máy móc, thiết bị phụ tùng tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng ổn định, đồng thời đã phát triển thêm nhiều mặt hàng XK mới thuộc nhóm công nghệ như điện thoại di động, máy vi tính, thiết bị điện tử…

Điểm yếu: quá phụ thuộc FDI

Khẳng định kết quả XNK đạt được trong giai đoạn 2011-2020 rất lớn, tuy nhiên chuyên gia Lê Quốc Phương cũng cho rằng: “Tất cả chỉ là bề nổi. Nhìn sâu hơn dưới bề nổi đó có rất nhiều vấn đề”.

Vị này phân tích, các thành tích XK đạt được mới về mặt số lượng, chất lượng tăng trưởng còn thấp. Hiện nay, giá trị gia tăng XK của Việt Nam thấp hơn nhiều nước khu vực ASEAN như: Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines. Bên cạnh đó, cơ cấu XK chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỷ trọng sản phẩm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo nhưng hầu hết sản phẩm đều là gia công, lắp ráp, từ quần áo, giày dép, túi xách cho đến điện thoại di động, ti vi, máy tính, máy ảnh, ô tô, xe máy… “Lợi ích Việt Nam được hưởng từ XK không bao nhiêu, chủ yếu là công của người lao động đơn giản, tay nghề thấp, tiền cho thuê đất, nhà xưởng, bán tài nguyên hoặc dịch vụ cho DN nước ngoài”, ông Lê Quốc Phương nói.

Nhiều chuyên gia kinh tế đều có chung nhận định, thành tích XK của Việt Nam ấn tượng nhưng lại phụ thuộc quá nhiều vào khối DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Vai trò của DN trong nước ngày càng lép vế. Tỷ trọng DN FDI trong XK năm 2010 là 54%, đến năm 2020 là 72% và 9 tháng năm 2021 con số này là 74%. Đồng thời, tỷ trọng của DN Việt đã giảm từ 46% năm 2010 xuống 28% năm 2020.

“Năng lực cạnh tranh và khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của DN Việt còn thấp. Đây là tồn tại lớn nhất, là gốc rễ của vấn đề. Vấn đề này đã được cải thiện trong 10 năm qua nhưng còn xa mới đạt được yêu cầu, kỳ vọng”, ông Lê Quốc Phương nhấn mạnh.

Bộ Công Thương cũng đánh giá những hạn chế, yếu kém nổi cộm trong XNK 10 năm qua chính là tăng trưởng XK đạt tốc độ cao nhưng chưa thật sự bền vững trong trung và dài hạn, tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng XK ổn định. Những rủi ro đó đến từ sự mất cân đối trong cán cân thương mại với các thị trường; sự mất cân đối về thị trường XK; sự mất cân đối về cơ cấu DN XK và sự mất cân đối về cơ cấu hàng hóa XK”.

Riêng ở góc độ XK quá lệ thuộc khối FDI, đại diện Bộ Công Thương nhận định: “Việc tăng XK của khu vực FDI càng cho thấy sức cạnh tranh yếu của khu vực kinh tế trong nước. Lệ thuộc quá mức vào FDI cũng tiềm ẩn nguy cơ đối với XK, đặc biệt là trong điều kiện có biến động lớn từ bên ngoài”.

Chuyển tăng trưởng từ lượng sang chất

Thời gian tới, để thúc đẩy tăng trưởng XK hàng hoá nhanh, xuất siêu bền vững, chuyên gia Lê Quốc Phương cho rằng, mấu chốt là cần chuyển từ tăng trưởng XK về lượng sang chất; tập trung nâng cao giá trị gia tăng, chuyển từ nền kinh tế gia công, XK sang nền kinh tế sản xuất, XK; XK hàng công nghệ có tỷ lệ nội địa hoá cao.

“Chỗ dựa chủ yếu để tăng trưởng XK nhanh, bền vững là DN trong nước. Giai đoạn trước mắt cần phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ, giúp tăng tỷ lệ nội địa hoá. Bên cạnh đó, phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác như: Tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đa dạng hoá thị trường XK, tận dụng tốt các FTA, cải cách thủ tục hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh để tạo thuận lợi hơn nữa cho DN…”, chuyên gia Lê Quốc Phương nói.

Nhìn nhận ở tầm vĩ mô hơn, theo TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), thời gian qua, kim ngạch XNK của Việt Nam tăng nhanh, hiện đã ở mức cao làm cho độ mở của nền kinh tế cũng gia tăng tương ứng (trên 200% và đang có xu hướng tăng nhanh). Độ mở cửa lớn, phụ thuộc lớn và bất cân xứng vào một số ít đối tác, nhất là Trung Quốc và Hoa Kỳ đang và sẽ tạo thêm nhiều rủi ro phức tạp, làm cho nền kinh tế có sức chống chịu kém, dễ bị tổn thương trước tác các động bất lợi từ bên ngoài.

Để khắc phục các điểm bất lợi của thực trạng mở cửa quá mức nền kinh tế, thể chế kinh tế phải cải cách và thay đổi cơ bản theo hướng khuyến khích, thúc đẩy phát triển nhanh, mạnh, bền vững khu vực kinh tế trong nước, trước hết là kinh tế tư nhân; đồng thời thu hút được FDI (quy mô lớn) trực tiếp từ Hoa Kỳ và EU.

Thanh Nguyễn

Tin liên quan

Xăng RON95-III tiếp tục giảm 1.210 đồng/lít, giá tối đa 19.906 đồng/lít

Xăng RON95-III tiếp tục giảm 1.210 đồng/lít, giá tối đa 19.906 đồng/lít

Trong kỳ điều chỉnh ngày 3/7, Liên Bộ Công Thương - Tài chính không thực hiện trích lập và không chi Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với tất cả các mặt hàng.
Hàng loạt thủ tục thương mại điện tử được giao về địa phương giải quyết

Hàng loạt thủ tục thương mại điện tử được giao về địa phương giải quyết

Nghị định số 146/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Trong đó, một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc hai lĩnh vực: thương mại điện tử (TMĐT) và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do Bộ Công Thương quản lý trước đây sẽ chuyển giao về UBND cấp tỉnh.
Đến giữa tháng 6, xuất nhập khẩu đạt hơn 390 tỷ USD

Đến giữa tháng 6, xuất nhập khẩu đạt hơn 390 tỷ USD

So với cùng kỳ năm ngoái, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 15,3%, theo thống kê mới nhất của Cục Hải quan.
Cà phê Việt: Nửa năm, chinh phục trọn kế hoạch

Cà phê Việt: Nửa năm, chinh phục trọn kế hoạch

Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2025, ngành cà phê Việt Nam đã đạt giá trị xuất khẩu 5,45 tỷ USD, gần chạm mục tiêu cả năm đề ra. Với mức tăng trưởng 67,5% về kim ngạch so với cùng kỳ, cà phê Việt được dự báo sẽ bứt phá lên mốc 7,5 tỷ USD, khẳng định vị thế trên bản đồ xuất khẩu nông sản toàn cầu.
65 tỷ USD: Mục tiêu lớn trên hành trình bền bỉ của nông nghiệp Việt Nam

65 tỷ USD: Mục tiêu lớn trên hành trình bền bỉ của nông nghiệp Việt Nam

Năm 2025, ngành nông nghiệp Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 65 tỷ USD, coi đây là dấu mốc khẳng định sức bền, sự linh hoạt và khả năng thích ứng trước biến động toàn cầu. Trong nửa đầu năm, kết quả xuất khẩu và thặng dư thương mại đã tạo nền tảng vững chắc, tiếp thêm niềm tin cho kỳ vọng bứt phá mạnh mẽ trong chặng đường còn lại.
Chú trọng nâng cao năng lực chế biến sâu và bảo quản nông sản sau thu hoạch

Chú trọng nâng cao năng lực chế biến sâu và bảo quản nông sản sau thu hoạch

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Thanh Nam, cần nâng cao năng lực chế biến sâu và bảo quản sau thu hoạch, bảo đảm chất lượng nông sản theo yêu cầu thị trường.
Kịch bản nào cho xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm?

Kịch bản nào cho xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm?

Xuất khẩu (XK) thủy sản trong 6 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng hai con số. Tuy nhiên, XK sang thị trường Mỹ đang theo chiều hướng giảm, chuyên gia dự báo nửa cuối năm sẽ khó khăn hơn.
Xuất khẩu tại Nghệ An tăng trưởng tích cực nửa đầu năm

Xuất khẩu tại Nghệ An tăng trưởng tích cực nửa đầu năm

Theo Sở Công thương Nghệ An, trong tháng 6/2025, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của tỉnh ước đạt 539 triệu USD.
Khởi công 2 công trình thuộc Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh

Khởi công 2 công trình thuộc Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh

UBND tỉnh Lạng Sơn vừa tổ chức khởi công công trình đối với dự án Đầu tư xây dựng nhà làm việc liên ngành cho các lực lượng chức năng tại đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá mốc 1088/2-1089 và dự án Mở rộng đường vận chuyển hàng hoá chuyên dụng khu vực mốc 1119 - 1120 cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (từ 6 làn lên 14 làn).
“Cửa sáng” cho nông sản Việt vào Nhật

“Cửa sáng” cho nông sản Việt vào Nhật

Nhật Bản mở rộng cánh cửa cho nông sản Việt Nam nhưng tiêu chuẩn khắt khe đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi cách tiếp cận. Hợp tác với các kênh bán lẻ quốc tế đang trở thành chiến lược để không chỉ bán hàng mà còn xây dựng thương hiệu bền vững.
Thông tư 40 mở đường tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu

Thông tư 40 mở đường tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu

Việc Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 40/2025/TT-BCT mở đường cho phân quyền mạnh mẽ trong cấp C/O, giúp doanh nghiệp xuất khẩu tiết kiệm thời gian, giảm chi phí và tăng khả năng tận dụng ưu đãi từ các FTA.
Giá mủ lập đỉnh: Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Giá mủ lập đỉnh: Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Trước nguy cơ thiếu hụt nguồn cung cao su toàn cầu kéo dài và giá mủ neo cao, các “ông lớn” ngành cao su Việt Nam không chỉ củng cố vị thế xuất khẩu mà còn tăng tốc chuyển đổi quỹ đất sang phát triển khu công nghiệp, mở ra những cơ hội lợi nhuận mới và bền vững.
Tìm giải pháp logistics tối ưu thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa bền vững

Tìm giải pháp logistics tối ưu thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa bền vững

Để tạo thuận lợi cho hàng hóa XNK, cũng như giảm chi phí logistics trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, các giải pháp tạo thuận lợi cũng như chiến lược thay đổi mô hình giao nhận hàng hóa của doanh nghiệp logistics đã được các doanh nghiệp XNK quan tâm.
Doanh nghiệp xuất khẩu vay vốn tăng hơn 50%

Doanh nghiệp xuất khẩu vay vốn tăng hơn 50%

Tổng dư nợ cho vay lĩnh vực xuất khẩu (XK) trong 5 tháng đầu năm trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đạt 146.500 tỷ đồng, tăng 42% so với thời điểm cuối năm 2024, tăng 52% so với cùng kỳ.
Doanh nghiệp chọn “lối thoát” xuất khẩu cá ngừ

Doanh nghiệp chọn “lối thoát” xuất khẩu cá ngừ

Xu hướng đa dạng hóa thị trường đang trở thành “lối thoát” được nhiều doanh nghiệp lựa chọn, không chỉ để phân tán rủi ro mà còn để đón đầu những cơ hội xuất khẩu mới.
Nam Á – thị trường xuất khẩu giàu tiềm năng cho doanh nghiệp Việt

Nam Á – thị trường xuất khẩu giàu tiềm năng cho doanh nghiệp Việt

Sở hữu dân số khổng lồ, tốc độ tăng trưởng ổn định và nhu cầu nhập khẩu hàng hóa ngày càng mở rộng, khu vực Nam Á đang nổi lên như một thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Vấn đề Bạn quan tâm

Tin mới

Hải quan khu vực IV vận hành thông suốt theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Hải quan khu vực IV vận hành thông suốt theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Trong cơ cấu tổ chức của Chi cục Hải quan khu vực IV, ngoài các phòng, đội và tương đương khối Chi cục còn có 5 đội hải quan.
Ma túy do Hải quan bắt giữ tăng gần 95%

Ma túy do Hải quan bắt giữ tăng gần 95%

Cơ quan Hải quan đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy phát hiện, bắt giữ 103 vụ, 110 đối tượng.
Cà phê Việt: Nửa năm, chinh phục trọn kế hoạch

Cà phê Việt: Nửa năm, chinh phục trọn kế hoạch

6 tháng đầu năm 2025, cà phê Việt đạt gần 5,5 tỷ USD xuất khẩu, chạm mục tiêu cả năm và mở ra triển vọng vượt mốc 7,5 tỷ USD.
Hải quan khu vực V thu ngân sách đạt 7.547 tỷ đồng

Hải quan khu vực V thu ngân sách đạt 7.547 tỷ đồng

Chi cục Hải quan khu vực V chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị trực thuộc phân tích, đánh giá các biến động về tình hình thu ngân sách trên địa bàn quản lý, tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp thu thuế, xử lý nợ thuế.
Sơ kết Chiến dịch Con rồng Mê Kông VII

Sơ kết Chiến dịch Con rồng Mê Kông VII

Ông Đặng Văn Đức, Phó Chi cục trưởng Chi cục Điều tra chống buôn lậu dẫn đầu đã tham dự Hội nghị sơ kết giữa kỳ Chiến dịch Con rồng Mê Kông VII.
(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, cơ cấu tố chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Thuế tỉnh, thành phố; 350 Thuế cơ sở đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín với phóng viên Tạp chí Kinh tế - Tài chính khi bàn về vấn đề phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý thuế.
(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân

Triển khai thực hiện các Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngành Thuế đã xây dựng kế hoạch hành động để phát triển kinh tế tư nhân
(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức

Cơ quan thuế lưu ý một số nội dung nhằm tránh bị từ chối cấp tài khoản định danh điện tử tổ chức do dữ liệu không khớp với dữ liệu tại cơ quan thuế hoặc dữ liệu tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025

Từ 1/7, hệ thống chính sách thuế của Việt Nam sẽ bước vào một giai đoạn mới với hàng loạt quy định quan trọng có hiệu lực, tác động sâu rộng đến cả doanh nghiệp và người dân.
Hải quan khu vực IV vận hành thông suốt theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Hải quan khu vực IV vận hành thông suốt theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Trong cơ cấu tổ chức của Chi cục Hải quan khu vực IV, ngoài các phòng, đội và tương đương ...
Hải quan khu vực V thu ngân sách đạt 7.547 tỷ đồng

Hải quan khu vực V thu ngân sách đạt 7.547 tỷ đồng

Chi cục Hải quan khu vực V chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị trực thuộc phân tích, đánh giá ...
Hướng dẫn cập nhật, thay đổi thông tin đăng ký thuế qua eTax Mobile

Hướng dẫn cập nhật, thay đổi thông tin đăng ký thuế qua eTax Mobile

Để bảo vệ quyền lợi cho người nộp thuế, cơ quan thuế khuyến nghị người nộp thuế là cá nhân ...
Hải quan khu vực V công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo

Hải quan khu vực V công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo

Chi cục Hải quan khu vực V có 6 phòng, đội thuộc khối chi cục và 6 đơn vị hải ...
(INFOGRAPHICS) Địa bàn quản lý của 29 thuế cơ sở thuộc Thuế TP. Hồ Chí Minh

(INFOGRAPHICS) Địa bàn quản lý của 29 thuế cơ sở thuộc Thuế TP. Hồ Chí Minh

Từ ngày 1/7, Chi cục Thuế khu vực II chính thức được đổi tên thành Thuế TP. Hồ Chí Minh ...
Hải quan Cẩm Phả tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp

Hải quan Cẩm Phả tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp

Với sự phối hợp chặt chẽ từ các công chức Hải quan chuyên quản, các doanh nghiệp đã tiếp cận ...
Cỗ máy gia tốc từ Nghị quyết 57-NQ/TW: Một bài học sống động

Cỗ máy gia tốc từ Nghị quyết 57-NQ/TW: Một bài học sống động

Sau nửa năm triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị (2/1/2025 – 29/6/2025), CT Group đã tổ chức ...
Hải Phòng sau sáp nhập: Cơ hội mới cho thị trường bất động sản bứt tốc

Hải Phòng sau sáp nhập: Cơ hội mới cho thị trường bất động sản bứt tốc

Sự cộng hưởng của dòng vốn FDI sau sáp nhập, lực lượng lao động chất lượng cao và nhu cầu ...
Cơ hội để ngành điện tử Việt Nam tái cấu trúc

Cơ hội để ngành điện tử Việt Nam tái cấu trúc

Đằng sau các con số ấn tượng là những thách thức thực tế mà các doanh nghiệp điện tử Việt ...
Doveco: Tiên phong sản xuất xanh, khai mở tầm nhìn bền vững cho nông sản Việt

Doveco: Tiên phong sản xuất xanh, khai mở tầm nhìn bền vững cho nông sản Việt

Ngày 2/7, tại tỉnh Sơn La, Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Doveco) phối hợp Tập ...
Viettel khởi công biểu tượng công nghệ mới bên sông Hàn

Viettel khởi công biểu tượng công nghệ mới bên sông Hàn

Ngày 1/7/2025, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức khởi công Tòa nhà Viettel Đà ...
Batdongsan.com.vn được vinh danh là nền tảng công nghệ bất động sản số 1 Việt Nam

Batdongsan.com.vn được vinh danh là nền tảng công nghệ bất động sản số 1 Việt Nam

Nền tảng Batdongsan.com.vn vừa được vinh danh là Top 1 Thương hiệu công nghệ bất động sản Việt Nam trong ...
Đề xuất hoàn thiện cơ sở pháp lý về thời hạn xử lý nghĩa vụ tài chính đất đai

Đề xuất hoàn thiện cơ sở pháp lý về thời hạn xử lý nghĩa vụ tài chính đất đai

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, trong đó đáng ...
Hàng hóa phục vụ phát triển khoa học, công nghệ được miễn thuế nhập khẩu

Hàng hóa phục vụ phát triển khoa học, công nghệ được miễn thuế nhập khẩu

Chính phủ đã ban hành Nghị định 182/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy ...
Quy định mới về kiểm tra, xác định trị giá hải quan

Quy định mới về kiểm tra, xác định trị giá hải quan

Chính phủ ban hành Nghị định 167/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015.
Thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa từ kho ngoại quan của doanh nghiệp chế xuất

Thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa từ kho ngoại quan của doanh nghiệp chế xuất

Cục Hải quan trả lời và hướng dẫn Công ty TNHH Nichias Việt Nam về thủ tục XNK hàng hóa ...
Giảm 50% mức thu của 46 loại phí, lệ phí

Giảm 50% mức thu của 46 loại phí, lệ phí

Có 46 khoản phí, lệ phí trong nhiều lĩnh vực được giảm 50% nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người ...
Thủ tục hải quan khi thay đổi địa chỉ theo đơn vị hành chính mới

Thủ tục hải quan khi thay đổi địa chỉ theo đơn vị hành chính mới

Cục Hải quan vừa có văn bản hướng dẫn các đơn vị thuộc Cục thực hiện thủ tục hải quan ...
Luật mới sẽ buộc sàn và người bán chia sẻ trách nhiệm

Luật mới sẽ buộc sàn và người bán chia sẻ trách nhiệm

Dự thảo Luật Thương mại điện tử dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10/2025.
Xăng RON95-III tiếp tục giảm 1.210 đồng/lít, giá tối đa 19.906 đồng/lít

Xăng RON95-III tiếp tục giảm 1.210 đồng/lít, giá tối đa 19.906 đồng/lít

Trong kỳ điều chỉnh lần này, Liên Bộ Công Thương - Tài chính không thực hiện trích lập và không ...
Yêu cầu ngừng kinh doanh, sử dụng 7 sản phẩm dưỡng da của Công ty Toàn Cầu Đông Nam

Yêu cầu ngừng kinh doanh, sử dụng 7 sản phẩm dưỡng da của Công ty Toàn Cầu Đông Nam

Cục Quản lý Dược cho biết lý do thu hồi 7 sản phẩm dưỡng da này có công thức không ...
Siết chặt kinh doanh dược phẩm trên nền tảng thương mại điện tử

Siết chặt kinh doanh dược phẩm trên nền tảng thương mại điện tử

Theo quy định mới, nhà thuốc online phải công khai giấy phép, người phụ trách chuyên môn, hình ảnh thật ...
Thu hồi 2 loại kem đánh răng Aquafresh của Nhật

Thu hồi 2 loại kem đánh răng Aquafresh của Nhật

2 loại kem đánh răng gồm Aquafresh Soft Mint và Aquafresh Clear mint có xuất xứ Nhật Bản do Công ...
Bài 6: Kiểm soát giao dịch bằng công nghệ để phát hiện hàng giả trên sàn thương mại điện tử

Bài 6: Kiểm soát giao dịch bằng công nghệ để phát hiện hàng giả trên sàn thương mại điện tử

Để ngăn chặn việc kinh doanh hàng giả qua sàn thương mại điện tử, cần kiểm soát chặt chẽ các ...
Thị trường bất động sản kỳ vọng sự "bùng nổ"

Thị trường bất động sản kỳ vọng sự "bùng nổ"

Thị trường bất động sản có nhiều cơ hội phát triển trong bối cảnh Chính phủ đang nỗ lực cải ...
Giải bài toán giá nhà leo thang với loại hình bất động sản mới "Livehouse"

Giải bài toán giá nhà leo thang với loại hình bất động sản mới "Livehouse"

Livehouse có thể góp phần kéo giá BĐS giảm, bởi mô hình này phản ánh đúng giá trị sử dụng ...
Ngành sản xuất Việt vẫn loay hoay với bài toán giữ đà hay gãy đà?

Ngành sản xuất Việt vẫn loay hoay với bài toán giữ đà hay gãy đà?

Nửa đầu 2025, ngành sản xuất Việt đối mặt đơn hàng giảm, chi phí tăng nhưng niềm tin kinh doanh ...
8 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ của 4 công ty bị thu hồi

8 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ của 4 công ty bị thu hồi

Ngày 2/7, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã ban hành 4 quyết định thu hồi hiệu lực ...
Thêm một loại hình mới giúp giảm áp lực giá bất động sản vùng đô thị

Thêm một loại hình mới giúp giảm áp lực giá bất động sản vùng đô thị

Thị trường bất động sản Việt Nam thời gian gần đây chứng kiến sự thay đổi rõ rệt trong thói ...
Các đại dự án bất động sản: Cú hích mới cho thị trường phát triển

Các đại dự án bất động sản: Cú hích mới cho thị trường phát triển

Trên đà hồi phục, thị trường bất động sản đang chứng kiến sự mở rộng các dự án, đặc biệt ...
Phiên bản di động