Cho phá dỡ tàu cũ để “cứu” ngành đóng tàu?
Lợi ích khá lớn về kinh tế
Bộ GTVT vừa trình Chính phủ Dự thảo Nghị định quy định đối tượng, điều kiện được phép nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng đã được Bộ này hoàn thiện.
Tại Tờ trình gửi Chính phủ, khi đánh giá tác động của Nghị định, Bộ GTVT cho rằng: Nếu cho phép việc phá dỡ tàu biển sẽ mang lại lợi ích khá lớn về kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Nhưng quan trọng hơn cả là tạo ra các giải pháp, cơ hội để tiếp tục duy trì ngành công nghiệp đóng tàu trong giai đoạn khó khăn, để từng bước phục hồi và phát triển theo Nghị quyết của Bộ Chính trị về xây dựng ngành công nghiệp đóng tàu biển.
Dẫn trường hợp của Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Bangladesh và Thổ Nhĩ Kỳ, Bộ GTVT cho biết: Các quốc gia này đã hình thành hẳn ngành công nghiệp phá dỡ tàu biển đem lại thu nhập khá lớn cho quốc gia, tạo việc làm cho người lao động.
Tuy nhiên, Bộ GTVT dẫn số liệu thống kê khá cũ, từ tận năm 2000. Theo Bộ GTVT, đến năm 2000, tại Bangladesh đã hình thành 30 cơ sở phá dỡ, thu hút 30-50 nghìn lao động, đạt sản lượng bình quân 100 tàu/năm với tổng giá trị 1,5 tỉ USD, tương đương 30 nghìn tỉ đồng, chiếm 52% số lượng tàu phá dỡ trên thế giới.
Ngoài ra, sản phẩm của ngành công nghiệp phá dỡ, tái chế tàu biển là nguồn nguyên liệu đầu vào có chất lượng cao và khối lượng không nhỏ cho ngành công nghiệp thép. Năm 2012, Việt Nam phải nhập khẩu gần 4 triệu tấn thép phế liệu (chủ yếu từ Trung Quốc) và nhu cầu nhập khẩu tiếp tục gia tăng trong khoảng 2,5 triệu tấn trong vòng 2 năm tới khi một số nhà máy luyện thép lò điện đi vào hoạt động.
Đồng thời, theo Bộ GTVT, hoạt động này sẽ tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng đóng mới và sửa chữa tàu biển đã được đầu tư khoảng 120 nhà máy đóng tàu trọng tải từ 1.000 DWT trở lên mới được đầu tư, hoạt động trong vòng 10 năm và có thể tiếp tục khai thác tốt trong 15 năm tiếp theo (sau năm 2030).
“Ngành công nghiệp đóng tàu của nước ta đang lâm vào tình trạng khó khăn, hợp đồng đóng mới, sửa chữa rất ít. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp có năng lực phá dỡ tàu biển, dư thừa lao động có kinh nghiệm lại không có việc làm.” – theo quan điểm của Bộ GTVT.
Phải có vốn tối thiểu 50 tỉ đồng
Bên cạnh những lợi ích đem lại, Bộ GTVT thừa nhận việc phá dỡ tàu biển cũng tiềm ẩn những mặt bất lợi ảnh hưởng đến môi trường nếu không có sự kiểm soát, kiểm tra, quản lý chặt chẽ của cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước.
Do đó, dự thảo Nghị định quy định doanh nghiệp phá dỡ tàu biển có đủ các điều kiện quy định mới được cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ.
Trong đó, một trong những điều kiện đặt ra là doanh nghiệp phải có vốn pháp định tối thiểu 50 tỉ đồng và Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ có hiệu lực 5 năm kể từ ngày cấp.
Yêu cầu vốn pháp định tối thiểu 50 tỉ đồng cũng là quan điểm của Bộ Công Thương khi góp ý cho dự thảo Nghị định này.
Thẩm định về dự thảo Nghị định, Hội đồng Thẩm định Bộ Tư pháp (do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc làm Chủ tịch hội đồng) đánh giá: Việc ban hành Nghị định này là cần thiết.
Nhưng theo Bộ Tư pháp, hiện tại chưa có các quy định, quy chuẩn về bảo vệ môi trường đối với hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển.
Vì vậy Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cân nhắc thời hạn hoàn thành, ban hành quy chuẩn xây dựng kế hoạch cụ thể trình Chính phủ để đảm bảo khi Nghị định có hiệu lực sẽ thực hiện được ngay, tránh việc phải chờ có hướng dẫn để thực hiện.
Tin liên quan
Cửa khẩu thông minh: Nền tảng kết nối thương mại hiện đại
09:10 | 24/12/2024 Kinh tế
Cửa khẩu thông minh - “chìa khóa” để Lạng Sơn cất cánh
08:50 | 24/12/2024 Kinh tế
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
19:57 | 23/12/2024 Kinh tế
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
19:19 | 23/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cửa khẩu thông minh: Nền tảng kết nối thương mại hiện đại
Triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên ứng dụng Agribank Plus
Đối đầu EU-Nga định hình an ninh toàn cầu năm 2025
Xuất nhập khẩu xác lập kỷ lục mới
Cửa khẩu thông minh - “chìa khóa” để Lạng Sơn cất cánh
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics