Chính sách tài chính: “Liều thuốc đặc trị" cho doanh nghiệp
Bộ Tài chính sẽ xem xét, nghiên cứu báo cáo cấp có thẩm quyền các giải pháp về thuế, phí, lệ phí phù hợp. Ảnh: Thuỳ Linh |
Kết quả của những "liều thuốc đặc trị"
Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương: Rút kinh nghiệm từ các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thời gian qua, tôi cho rằng các gói hỗ trợ phải tiếp cận theo hướng công bằng hơn, tiêu chí dễ dàng hơn, thực sự thiết thực cho doanh nghiệp. Nếu chúng ta mạnh dạn giảm thuế, hỗ trợ doanh nghiệp chi phí phòng chống dịch thì sẽ công bằng hơn cho các doanh nghiệp đang tiếp tục trụ vững trong dịch Covid-19. Song song với đó, các doanh nghiệp cần tích cực hơn trong chuyển đổi mô hình, tổ chức lại sản xuất kinh doanh, tái cơ cấu để thích ứng với tình hình mới. Một vấn đề quan trọng khác là vắc xin. Chính phủ đã thành lập Quỹ vắc xin phòng, chống Covid-19, điều này sẽ góp phần quan trọng để doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh".
Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam: Tôi cho rằng điều quan trọng nhất của các chính sách tài chính là khi được ban hành phải đạt hiệu quả cao nhất, dễ thực hiện nhất và giảm chi phí tuân thủ, cũng như giảm chi phí, nguồn lực của xã hội. Điều này có nghĩa, khi chính sách được ban hành, các cơ quan có liên quan phải làm sao nhanh chóng áp dụng ngay, tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể để người dân và doanh nghiệp có thể thụ hưởng. Như đối với Nghị định số 52/2021/NĐ-CP về gia hạn tiền thuế và tiền thuê đất, cơ quan Thuế các cấp phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Các cơ quan thông tin đại chúng cũng phải tuyên truyền để người dân và doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận, chủ động thực hiện việc đăng ký gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, tránh tình trạng như một số doanh nghiệp vừa qua đã không chủ động nắm bắt cơ hội để vượt qua khó khăn.
|
Cùng nhìn lại năm 2020, khi đại dịch Covid-19 lần đầu bùng phát và gây ra những tác động tiêu cực chưa từng thấy tới "sức khoẻ" nền kinh tế, thông qua chính sách tài chính, ngân sách nhà nước đã xử lý ngân sách, hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân tổng số 128,33 nghìn tỷ đồng để ứng phó với đại dịch Covid-19, trong đó, miễn, giảm, giãn thuế, tiền thuê đất, các khoản phí, lệ phí 111,5 nghìn tỷ đồng; 16,83 nghìn tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân…
Dù đâu đó vẫn có ý kiến cho rằng những chính sách trên vẫn chưa đủ để làm "phao cứu sinh" cho doanh nghiệp thoát khỏi những khó khăn do đại dịch gây nên, nhưng trong bối cảnh nền kinh tế không chỉ trong nước mà trên thế giới đang lao đao, thu ngân sách nhà nước có dấu hiệu sụt giảm nặng nề thì điều này đã thể hiện được sự quyết tâm của Chính phủ. Đó là dù phải “thắt lưng buộc bụng” hơn nữa cũng vẫn phải tiếp sức cho doanh nghiệp, hỗ trợ an sinh xã hội cho người dân. Kết quả, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2020 thuộc nhóm tăng trưởng cao nhất thế giới và quý 1/2021 ở mức gần 5% đã cho thấy tác dụng của "liều thuốc đặc trị "này.
Có thể nói, đối với nước ta, những thành quả đạt được trong năm 2020 về phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước là hết sức tích cực và đáng tự hào, song vẫn còn quá sớm để cho rằng chúng ta đã thoát ra khỏi khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Dù còn sớm, nhưng những phương án cho giai đoạn “hậu Covid-19” cũng đã được tính đến. Về phía Bộ Tài chính, từ trước đến nay vẫn luôn xác định lấy tăng trưởng kinh tế làm gốc để nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu. Các giải pháp về thuế, phí và lệ phí có thể sẽ làm giảm nguồn thu trong ngắn hạn, nhưng khi sản xuất - kinh doanh phát triển, doanh nghiệp mạnh lên thì sự gia tăng về quy mô nền kinh tế sẽ làm cho nguồn thu ngân sách nhà nước nhiều lên, không chỉ bù đắp số giảm thu do thay đổi chính sách, mà còn tăng thu ngân sách nhà nước so với dự toán được giao.
Đồng lòng hỗ trợ doanh nghiệp
Bước sang năm 2021, Chính phủ tiếp tục đưa ra các giải pháp cấp bách nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Cái khó là chúng ta phải thực hiện “nhiệm vụ kép”, vừa phòng chống dịch vừa vẫn phải đảm bảo nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Để làm được điều đó, các bộ, ngành trong đó có Bộ Tài chính dưới sự chỉ đạo của Chính phủ đã vào cuộc tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Đó là chính sách gia hạn tiền thuế và tiền thuê đất năm 2021 quy định tại Nghị định 52/2021/NĐ-CP với tổng số thuế và tiền thuê đất ước được gia hạn là 115.000 tỷ đồng. Hay như mới đây, Bộ Tài chính đã có công văn xin ý kiến các bộ, cơ quan có liên quan về kéo dài thời gian giảm gần 30 khoản phí, lệ phí đã được quy định tại Thông tư số 112/2020/TT-BTC đến hết ngày 31/12/2021 với số giảm thu từ phí, lệ phí ước khoảng 1.000 tỷ đồng.
Chia sẻ với Bộ Tài chính, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, Bộ Tài chính ở vào thế khó khi vừa phải đảm bảo nhiệm vụ thu ngân sách theo mục tiêu đề ra, vừa phải có giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí cho doanh nghiệp. Việc ban hành chính sách mới phải đảm bảo không tác động làm giảm thu ngân sách là việc rất khó.
"Tôi được biết, Bộ Tài chính đã, đang và sẽ tiếp tục đề xuất một số giải pháp giảm thuế cho doanh nghiệp. Điều này có thể sẽ làm giảm thu ngân sách. Tuy nhiên, chắc chắn phía Bộ cũng đã có tính toán để vừa hỗ trợ được doanh nghiệp vừa đảm bảo nhiệm vụ thu ngân sách. Với những kinh nghiệm và thành công trong điều hành chính sách tài chính – ngân sách nhà nước thời gian qua, tôi tin rằng Bộ Tài chính sẽ thực hiện nhiều giải pháp hiệu quả để thu đúng, thu đủ về ngân sách, hoàn thành mục tiêu về dự toán thu năm 2021", chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhận định.
Theo Bộ Tài chính, trong thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến thực tế về tình hình dịch bệnh Covid-19, về hoạt động của doanh nghiệp cũng như thị trường và các định hướng, chủ trương của Đảng, Nhà nước để xem xét, nghiên cứu báo cáo các cấp có thẩm quyền các giải pháp về thuế, phí, lệ phí phù hợp.
Cùng với việc xây dựng, triển khai các giải pháp về chính sách nêu trên, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy, cải cách thủ tục hành chính và đẩy mạnh hiện đại hoá toàn diện các lĩnh vực của ngành Tài chính, đặc biệt là trong các lĩnh vực thuế, hải quan, vốn được xem là các lĩnh vực có liên quan nhiều và trực tiếp tới doanh nghiệp, góp phần kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, tạo điều kiện để doanh nghiệp hoạt động ổn định và phát triển.
Tin liên quan
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Công tác chuẩn bị tài chính cho dự án đường tốc độ cao đã sẵn sàng
21:47 | 29/10/2024 Kinh tế
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
08:00 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đối tác EU không còn "nhân nhượng", Việt Nam phải thích ứng từ chính sách ESG
17:56 | 31/10/2024 Kinh tế
Cơ quan nào có quyền yêu cầu cung cấp thông tin người nộp thuế?
14:52 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
10:12 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xử lý thuế đối với hàng hóa bị thiệt hại do thiên tai
14:18 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tháo gỡ kịp thời vướng mắc trong mua sắm tài sản, cải tạo công trình
07:45 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xuất khẩu phần mềm qua internet có được hoàn thuế?
14:51 | 29/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phải kế thừa nghĩa vụ thuế sau khi chuyển đổi doanh nghiệp
14:14 | 27/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thách thức trong công tác chuyển đổi số ngành Hải quan
08:59 | 26/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Không thu thuế hàng tái nhập khẩu
10:36 | 25/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Quy định rõ thực hiện thanh toán song phương tập trung của KBNN tại ngân hàng
14:16 | 24/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bảo đảm nguồn lực tài chính hỗ trợ công cụ thu ngân sách
07:49 | 24/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK