Tháo gỡ kịp thời vướng mắc trong mua sắm tài sản, cải tạo công trình
![]() |
Nhiều điểm nghẽn trong cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng sẽ được tháo gỡ. Ảnh minh họa: BLĐ |
Nhiều cách hiểu khác nhau
Chia sẻ về vấn đề này, ông Bùi Anh Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, chính vì những cách hiểu khác nhau nên thời gian qua, một số bộ, ngành, địa phương còn ngần ngại trong việc bố trí dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước (NSNN) để mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới các hạng mục, công trình trong các dự án đã đầu tư.
Ông Bùi Anh Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) đánh giá, các quy định tại Nghị định số 138/2024/NĐ-CP đã tạo hành lang pháp lý tháo gỡ kịp thời những vướng mắc. Việc ban hành Nghị định số 138/2024/NĐ-CP là nỗ lực rất lớn của Bộ Tài chính, Chính phủ trong xử lý những điểm nghẽn phát sinh từ thực tiễn, nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Với Nghị định số 138/2024/NĐ-CP, những vướng mắc kéo dài nhiều năm của các đơn vị, địa phương trong sử dụng kinh phí chi thường xuyên hay chi đầu tư để mua sắm tài sản, trang thiết bị sẽ được giải quyết căn bản. |
Đơn cử, tại Khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư công quy định các nội dung về mua sắm tài sản, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị máy móc, cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng. Điều này dẫn đến cách hiểu là các dự án này phải bố trí từ nguồn vốn đầu tư công, nghĩa là phải có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn mới thực hiện được. Trong khi đó, một cách hiểu khác, đó là quy định kinh phí chi thường xuyên tại Luật NSNN bao gồm việc thực hiện các nhiệm vụ mua sắm tài sản, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp công trình xây dựng...
Như vậy, Luật NSNN cho phép dùng nguồn chi thường xuyên để mua sắm trang thiết bị phục vụ bộ máy nhưng Luật Đầu tư công lại quy định các khoản chi xây mới, sửa chữa… phải dùng nguồn chi đầu tư công. Điều này dẫn đến tình trạng có nhiều việc đột xuất, phát sinh, cấp bách không thể dùng nguồn chi thường xuyên mà cũng không thể chờ đợi để đưa vào kế hoạch đầu tư trung hạn.
Để tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 138/2024/NĐ-CP quy định việc lập dự toán, quản lý sử dụng chi thường xuyên NSNN để mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng.
Nghị định đã quy định rõ phạm vi, thẩm quyền quyết định, quy trình lập, phân bổ, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đầu tư xây dựng và việc mua sắm, tài sản, trang thiết bị.
Theo đánh giá, việc ban hành Nghị định sẽ kịp thời tháo gỡ các vướng mắc đã được các Đại biểu Quốc hội, bộ, ngành và địa phương phản ánh thời gian vừa qua trong quá trình sử dụng dự toán NSNN cho mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng, góp phần đẩy nhanh các nhiệm vụ được giao.
Phân định "ranh giới" dùng chi thường xuyên hay chi đầu tư công
Theo nguyên tắc được quy định tại Nghị định, việc bố trí kinh phí chi thường xuyên NSNN để thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị được thực hiện theo nguyên tắc không trùng lắp với các nhiệm vụ có cùng nội dung của đơn vị đã được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn theo quy định của pháp luật về đầu tư công. Theo đó, cần phải thực hiện ngay trong năm ngân sách để đảm bảo hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí thực hiện theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc bố trí kinh phí chi thường xuyên NSNN này nhằm đảm bảo phân định ranh giới giữa việc bố trí chi thường xuyên và chi đầu tư công trong thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị, phù hợp với tính chất của nguồn kinh phí chi thường xuyên theo quy định của pháp luật về NSNN và pháp luật có liên quan.
Về lập dự toán, phân bổ dự toán, quản lý sử dụng và quyết toán mua sắm tài sản, trang thiết bị, Nghị định nêu rõ, đối với nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị phải căn cứ quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, trang thiết bị phục vụ hoạt động của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật của ngành, lĩnh vực có liên quan, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, kế hoạch được phê duyệt để lập dự toán trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Việc phân bổ dự toán kinh phí chi thường xuyên thực hiện nhiệm vụ không được vượt quá tổng dự toán chi thường xuyên được giao của cơ quan, đơn vị trong năm ngân sách.
Nghị định số 138/2024/NĐ-CP đã quy định thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí mua sắm tài sản, trang thiết bị. Cụ thể, trong mua sắm tài sản, trang thiết bị phục vụ hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc quy định thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí đối với việc mua sắm tài sản có tổng dự toán thực hiện dưới 45 tỷ đồng/nhiệm vụ; bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương sẽ quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí đối với việc mua sắm tài sản có tổng dự toán thực hiện từ 45 tỷ đồng đến dưới 120 tỷ đồng/nhiệm vụ.
Đối với việc mua sắm tài sản có tổng dự toán thực hiện từ 120 tỷ đồng/nhiệm vụ trở lên, trường hợp không thể sắp xếp, bố trí hoặc điều chỉnh trong kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được giao, các bộ, cơ quan trung ương sẽ chịu trách nhiệm đề xuất nhiệm vụ này sử dụng kinh phí chi thường xuyên; đồng thời lấy ý kiến các bộ quản lý, ngành lĩnh vực liên quan về sự cần thiết, đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật và nguyên tắc bố trí dự toán như đã nêu ở trên.
Tin liên quan

Kết quả giải ngân chi thường xuyên 4 tháng đầu năm của ngành Thuế
09:07 | 11/05/2025 Thuế

Đề xuất sửa quy định về sử dụng chi thường xuyên để nâng cấp công trình đã xây dựng
10:01 | 29/12/2024 Tài chính

Phân quyền mạnh, tạo tính chủ động trong sử dụng ngân sách
09:52 | 29/11/2024 Multimedia

Chính sách thuế, hải quan thiết kế riêng hướng đến doanh nghiệp công nghệ cao
19:00 | 15/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Đề xuất miễn thuế TNDN: Bước đệm cho hộ kinh doanh làm quen với chế độ kế toán thuế
16:00 | 15/07/2025 Diễn đàn

Thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu là nông sản
10:56 | 15/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền: Từ chủ trương lớn đến hành động cụ thể
09:37 | 15/07/2025 Diễn đàn

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Hải quan
16:17 | 14/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Chính sách miễn, giảm thuế cho hãng vận tải nước ngoài theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
15:22 | 14/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết năm 2026
20:55 | 13/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Xác định mức thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán
20:52 | 13/07/2025 Đối thoại

Thu thuế GTGT tự động đối với hàng NK qua chuyển phát nhanh có giá trị dưới 1 triệu đồng
10:16 | 11/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Hoá đơn điện tử kết nối cơ quan thuế: Cản trở lớn nhất là kỹ năng công nghệ
15:37 | 10/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Hải quan lưu ý quy định về số định danh cá nhân thay cho mã số thuế cá nhân
15:22 | 10/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Xác định tiền thuê đất trả hàng năm
13:40 | 10/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Chính sách ưu đãi thuế vượt trội cho sản xuất, lắp ráp ô tô thân thiện với môi trường
09:50 | 10/07/2025 Chính sách thuế, hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Nâng cấp hệ thống thông tin áp dụng chính sách và quy định mới

Chính sách thuế, hải quan thiết kế riêng hướng đến doanh nghiệp công nghệ cao

(Infographics): Tình hình đăng ký doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2025

Đề xuất miễn thuế TNDN: Bước đệm cho hộ kinh doanh làm quen với chế độ kế toán thuế

Công ty Cổ phần ô tô Coneco bị cưỡng chế hơn 9 tỷ đồng

(INFORGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo của Cục Hải quan
16:09 | 14/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025
13:30 | 14/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng
09:00 | 12/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm
09:42 | 11/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi
00:00 | 08/07/2025 Infographics

Nâng cấp hệ thống thông tin áp dụng chính sách và quy định mới

Hải quan Bắc Giang tăng thu từ máy móc, thiết bị nhập khẩu

Thuế Hải Phòng chuyển đổi số toàn diện các quy trình quản lý

Hải quan Tân Thanh: Ổn định bộ máy, không làm gián đoạn hoạt động của doanh nghiệp

Hải quan khu vực III thu ngân sách khởi sắc, đạt hơn 41.000 tỷ đồng

Đồng bộ chuyển đổi tên gọi, chức danh và thẩm quyền trong hệ thống thuế

Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam: Tái cấu trúc sản phẩm, đẩy mạnh số hóa và lan tỏa cộng đồng

Hà Nội tung gói hỗ trợ đặc thù cho doanh nghiệp công nghệ

Tân Cảng Sài Gòn tiếp nhận 12 cẩu khung có kỹ thuật cao nhất

Ra mắt ứng dụng đặt xe container tích hợp thủ tục XNK đầu tiên tại Việt Nam

Hoa Lâm Đồng bung nở trên hành trình xuất khẩu

Động lực tăng trưởng đang thay đổi cục diện ngành Thép

Hải Phòng thống nhất chủ trương đầu tư 2 KCN hơn 6.700 tỷ đồng

Lạng Sơn: Kinh tế tăng trưởng khá, ấn tượng thu ngân sách

Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu sắn

VASEP kiến nghị gỡ vướng để thủy sản về lại “sân nhà”

Đề xuất bổ sung quy hoạch cảng cạn tại cửa khẩu Đồng Đăng

Ngành gỗ Việt đang định vị lại mình trên bản đồ xuất khẩu

Thương mại điện tử mở rộng thị trường tiêu thụ cho đặc sản Thái Nguyên

Thu hồi dược liệu Cam thảo không đạt tiêu chuẩn chất lượng

Bán hàng online vẫn phải tự xuất hóa đơn đúng thời điểm và đúng giá trị giao dịch

Truy quét hàng giả trên sàn thương mại điện tử: Luật hóa và áp dụng công nghệ

Dự thảo Luật Thương mại điện tử: Kỳ vọng lập lại trật tự kinh doanh trên nền tảng số

Hơn 752.000 cá nhân, hộ kinh doanh thương mại điện tử nộp thuế 1,5 nghìn tỷ đồng

Tìm lời giải "kích hoạt" nguồn cung, giảm đà tăng giá bất động sản

6 tháng đầu năm 2025: Việt Nam đã chi hơn 659 triệu USD để nhập khẩu sữa

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ cán đích nửa triệu tỷ đồng

Ra mắt Sổ tay hướng dẫn quản lý đất đai khi thực hiện chính quyền 2 cấp

Bất động sản Hải Phòng đang là tâm điểm đầu tư mới
