Phải kế thừa nghĩa vụ thuế sau khi chuyển đổi doanh nghiệp
Công chức Hải quan Cần Thơ kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu. Ảnh minh họa: Văn Hiền |
Từ chuyển đổi DN…
Ngày 17/11/2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 243/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án sắp xếp lại và thí điểm chuyển Tổng công ty Thủy sản Việt Nam thuộc Bộ Thủy sản sang mô hình công ty mẹ - công ty con.
Quyết định 243/QĐ-TTg quy định: “Công ty mẹ là Tổng công ty Thủy sản Việt Nam là DN nhà nước, được hình thành trên cơ sở Văn phòng Tổng công ty Thủy sản Việt Nam, các DN hạch toán phụ thuộc…
Công ty mẹ có trách nhiệm kế thừa các quyền và nghĩa vụ pháp lý của Tổng công ty Thủy sản Việt Nam”. Đồng thời, tại phụ lục 6 thể hiện: DN giải thể năm 2003 gồm 4 DN, trong đó có Chi nhánh Seaprodex Cần Thơ.
Ngoài ra, tại Điều 7 Quyết định số 1592/QĐ-BNN-ĐMDN ngày 14/6/2010 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc chuyển công ty mẹ Tổng công ty Thủy sản Việt Nam thành Công ty TNHH MTV, quy định: “Tổng công ty Thủy sản Việt Nam – Công ty TNHH MTV có trách nhiệm tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản do chủ sở hữu giao để thực hiện nhiệm vụ phát triển sản xuất, kinh doanh; kế thừa mọi quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp và tiếp tục xử lý những vấn đề tồn tại và phát sinh của công ty mẹ Tổng công ty Thủy sản Việt Nam”.
Gần 1 năm sau, ngày 14/3/2011, Bộ NN&PTNT tiếp tục có Quyết định số 456/QĐ-BNN-ĐMDN về việc hợp nhất Tổng công ty Thủy sản Việt Nam – Công ty TNHH MTV, Công ty TNHH MTV- Tổng công ty Thủy sản Hạ Long, Công ty TNHH MTV – Tổng công ty Hải quan Biển Đông thành Tổng công ty Thủy sản Việt Nam – Công ty TNHH MTV.
Theo Tổng cục Hải quan, khoản 2, 3, 4 Điều 55 Luật Quản lý thuế 2006 đã quy định rõ: “DN bị tách, bị hợp nhất, bị sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi bị tách, hợp nhất, sáp nhập DN.
Nếu chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì DN bị tách và các DN mới được thành lập từ DN bị tách, DN hợp nhất, DN sáp nhập nhận sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ thuế.
DN chuyển đổi sở hữu có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi chuyển đổi; trường hợp DN chuyển đổi chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì DN mới được thành lập từ DN chuyển đổi có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Việc tổ chức lại DN không làm thay đổi thời hạn nộp thuế của DN bị tổ chức lại. Trường hợp DN được tổ chức lại hoặc các DN được thành lập mới không nộp thuế đầy đủ theo thời hạn nộp thuế đã quy định thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật”.
Theo đó, Tổng công ty Thủy sản Việt Nam – Công ty TNHH MTV phải có trách nhiệm đối với khoản nợ thuế của Seaprodex Cần Thơ theo quy định dẫn trên. Sau khi Tổng công ty Thủy sản Việt Nam – Công ty TNHH MTV chuyển đổi thành Công ty CP thì Tổng công ty Thủy sản Việt Nam –Công ty CP phải có trách nhiệm đối với khoản nợ thuế của Seaprodex Cần Thơ theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 59/2011/NĐ-CP.
… đến trách nhiệm nộp thuế
Đối với các khoản nợ thuế phát sinh trong giai đoạn Luật Quản lý thuế 2006 có hiệu lực đã quy định rõ việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động.
Cụ thể tại khoản 1 Điều 54 Luật Quản lý thuế 2006 quy định: “Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp DN giải thể được thực hiện theo quy định của Luật DN”.
Theo đó, tại khoản 1 Điều 19 Luật DN nhà nước số 39-1/CTN ngày 20/4/1995 quy định: “Chi nhánh của DN nhà nước không có tư cách pháp nhân; DN nhà nước chịu trách nhiệm dân sự đối với chi nhánh của DN”.
Ngoài ra tại khoản 4 Điều 11 Nghị định 50/CP ngày 28/8/1996 của Chính phủ quy định về việc thành lập, tổ chức lại, giải thể và phá sản DN nhà nước: “DN có đơn vị phụ thuộc, chi nhánh, văn phòng đại diện quy định chức năng, nhiệm vụ và nội dung hoạt động cụ thể cho đơn vị phụ thuộc, chi nhánh và văn phòng đại diện và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của đơn vị phụ thuộc, chi nhánh và văn phòng đại diện”.
Khoản 1 Điều 156 Luật áp dụng văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 quy định: “Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm bắt đầu có hiệu lực.
Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó”.
Đối chiếu với quy định hiện hành, theo Tổng cục Hải quan, trường hợp nợ thuế phát sinh tại thời điểm Luật Quản lý thuế 2006 có hiệu lực, sau khi giải thể Seaprodex Cần Thơ thì Tổng công ty Thủy sản Việt Nam phải có trách nhiệm dân sự đối với khoản nợ thuế của Seaprodex Cần Thơ.
Không phân biệt, Seaprodex Cần Thơ là đơn vị hạch toán kinh tế phụ thuộc hay hạch toán kinh tế độc lập theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Quản lý thuế 2006 và khoản 1 Điều 19 Luật DN; khoản 4 Điều 11 Nghị định 50/CP.
Đối với các khoản nợ thuế phát sinh từ ngày 1/7/2020 (ngày Luật Quản lý thuế 2019 có hiệu lực) cũng đã quy định rõ tại khoản 5 Điều 67 Luật Quản lý thuế 2019: “Người nộp thuế có chi nhánh, đơn vị phụ thuộc đã chấm dứt hoạt động mà vẫn còn nợ thuế và các khoản thu khác thuộc NSNN thì có trách nhiệm kế thừa các khoản nợ của chi nhánh, đơn vị phụ thuộc”.
Tổng cục Hải quan lưu ý, kể từ ngày 1/7/2020, trường hợp Chi nhánh Seaprodex Cần Thơ là đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập thì Seaprodex Cần Thơ tự chịu trách nhiệm đối với khoản nợ bằng tài sản của mình.
Trường hợp Seaprodex Cần Thơ là đơn vị hạch toán kinh tế phụ thuộc thì Tổng công ty Thủy sản Việt Nam có trách nhiệm kế thừa các khoản nợ của chi nhánh phụ thuộc.
Tin liên quan
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Hải quan Đà Nẵng đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu
20:40 | 20/12/2024 Hải quan
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
13:48 | 22/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
08:00 | 19/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gỡ vướng liên quan đến thủ tục và chính sách thuế cho doanh nghiệp
08:29 | 17/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất 2 ngưỡng nợ thuế áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh
19:39 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan Quảng Ngãi: Khó quản lý thuế đối với mặt hàng dăm gỗ xuất khẩu
13:30 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thực thi các FTA: Những vấn đề đặt ra trong quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
13:20 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng thương mại điện tử xuyên biên giới
15:12 | 12/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gỡ vướng mọi lúc, mọi nơi cho doanh nghiệp
17:37 | 09/12/2024 Hải quan
Chủ động lắng nghe tiếng nói từ cộng đồng doanh nghiệp
17:36 | 09/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền chính sách thuế bất động sản vào thời điểm thích hợp
17:21 | 09/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chống thất thu ngân sách khi bỏ quy định miễn thuế hàng giá trị nhỏ
10:02 | 06/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sẽ bãi bỏ miễn thuế GTGT đối với hàng giá trị nhỏ NK qua đường chuyển phát nhanh
09:59 | 06/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Những điểm mới về mua sắm, khai thác, cho thuê tài sản công
09:00 | 04/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics