Cần thiết xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về thương mại và vận tải xuyên biên giới
Hoạt động xnk hàng hóa qua Cảng quốc tế Nghi Sơn. Ảnh: Ngọc Linh |
Dự thảo Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được Bộ Công Thương xây dựng, hoàn thiện. Góp ý vào dự thảo, Bộ Tài chính nêu lên tầm quan trọng cũng như kiến nghị các vấn đề liên quan đến việc xây dựng mô hình, cơ sở dữ liệu thương mại và Cơ chế một cửa quốc gia.
Theo đó, căn cứ quy định tại Nghị định 85/2019/NĐ-CP về thực hiện thủ tục hành chính theo Cơ chế một cửa quốc gia, Bộ Tài chính đề nghị bổ sung tại dự thảo hồ sơ xây dựng Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trách nhiệm của Bộ Tài chính và các bộ, ngành có liên quan trong việc xây dựng mô hình, cơ sở dữ liệu thương mại và thúc đẩy phát triển Cơ chế một cửa quốc gia.
Đó là Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan: ban hành Mô hình dữ liệu hành chính và thương mại quốc gia. Quy định về biểu mẫu, chứng từ điện tử trong lĩnh vực logistics, vận tải, thương mại xuyên biên giới để phục vụ cho việc thực hiện thủ tục hành chính và giao dịch xuyên biên giới. Khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thủ tục hành chính về xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh logistics, các bộ, ngành phải tham chiếu và tuân thủ biểu mẫu chứng từ điện tử ban hành theo mô hình này nhằm mục đích chuẩn hóa, số hóa chứng từ; tránh chồng chéo trong hồ sơ hành chính và hội nhập thương mại quốc tế.
Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về thương mại và vận tải xuyên biên giới để lưu giữ, chia sẻ thông tin cho các cơ quan Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp logistics qua Cơ chế một cửa quốc gia nhằm tạo thuận lợi cho thương mại và vận tải xuyên biên giới cũng như nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước. Đồng thời, mở rộng Cơ chế một cửa quốc gia để cung cấp dịch vụ công, tiện ích và sẵn sàng kết nối chia sẻ thông tin với các đối tác thương mại của Việt Nam.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng góp ý về vấn đề quy hoạch hệ thống kho, bãi cảng phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu. Cụ thể, căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định 08/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP của Chính phủ thì việc công nhận các kho, bãi, địa điểm phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thuộc chức năng, thẩm quyền của Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), cụ thể: “3. Căn cứ vào quy hoạch và công bố hệ thống cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu đường bộ, cảng cạn (ICD), ga đường sắt liên vận quốc tế, mạng bưu chính công cộng cung ứng dịch vụ quốc tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định việc tổ chức bộ máy, bố trí lực lượng làm thủ tục hải quan; Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan công nhận kho, bãi, địa điểm trong khu vực cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng hàng không quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế đủ điều kiện tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan trước khi cho phép hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập kết để làm thủ tục hải quan”.
Để đảm bảo các khu vực được quy hoạt phát triển trung tâm logistics cửa khẩu biên giới, cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng hàng không quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế đủ điều kiện tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan, Bộ Tài chính đề nghị đơn vị soạn thảo bổ sung trách nhiệm của Bộ Tài chính tại dự thảo tờ trình Chính phủ và dự thảo Quyết định theo hướng: Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành rà soát sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật có liên quan về điều kiện thành lập kho, bãi, địa điểm để các trung tâm logistics, các khu vực cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu đường bộ, cảng cạn (ICD) được quy hoạt và công bố có hoạt động xuất nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan.
Một trong những nội dung mới được đề cập đến tại dự thảo Quyết định trình Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp chủ yếu thực hiện Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là: hình thành các khu thương mại tự do gắn với cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế và các khu vực sản xuất hàng hóa trọng điểm”. Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, khái niệm “khu thương mại tự do” chưa được đề cập tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Do vậy chưa có căn cứ pháp lý để xây dựng và hình thành các khu thương mại tự do tại Việt Nam. Để tránh vướng mắc khi triển khai thực hiện, Bộ Tài chính đề nghị đơn vị soạn thảo bỏ nội dung liên quan đến thương mại tự do tại dự thảo.
Dự thảo Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đặt mục tiêu phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam bền vững, hiệu quả, chất lượng và có giá trị gia tăng cao, có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới, phát huy lợi thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Mục tiêu năm 2030 là tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GDP đạt 6 - 8%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 60 - 70%; chi phí logistics giảm xuống tương đương 16 - 18% GDP; xếp hạng theo chỉ số LPI trên thế giới đạt thứ 45 trở lên. Mục tiêu đến năm 2050, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GDP đạt 12 - 15%; tỷ lệ thuê ngoài đạt 70 - 90%; chi phí logistics giảm xuống tương đương 10-12%; xếp hạng theo chỉ số LPI trên thế giới đạt thứ 30 trở lên. |
Tin liên quan
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
20:11 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan Hà Nội giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp về chính sách thuế
08:37 | 20/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2025
08:34 | 20/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thực phẩm xuất khẩu có cần bổ sung I-ốt?
22:43 | 18/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Quá thời hạn không khai bổ sung thì cơ quan Hải quan thực hiện ấn định thuế
17:09 | 17/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Mặt hàng giấy in tiền polymer nhập khẩu có được giảm thuế GTGT?
16:40 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón dựa trên lợi ích lâu dài, tổng thể
14:00 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Loại cần trục gây khó khăn trong xác định chính xác mã số mặt hàng
13:15 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Triển khai Khung SAFE tại Việt Nam: Bài học từ thực tiễn
16:16 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Còn nhiều hạn chế trong quy trình và sổ tay nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính
10:42 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Bãi bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ phải đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế
15:44 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Linh kiện nhập khẩu kèm theo dàn ắc quy phù hợp phân loại nhóm nào?
08:59 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics