Cân đối ngân sách và nợ công góp phần bảo đảm an ninh tài chính quốc gia
Chiến lược Tài chính: Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an ninh tài chính quốc gia | |
Nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ tài chính ngân sách năm 2021 | |
Cân đối ngân sách nhà nước được đảm bảo |
Toàn cảnh Hội nghị Tổng kết tình hình thực hiện các khuyến nghị Báo cáo đánh giá chi tiêu công Việt Nam. |
Hoàn thành 65/68 khuyến nghị chi tiêu công
Báo cáo về Kết quả thực hiện các khuyến nghị Báo cáo đánh giá chi tiêu công VIệt Nam và định hướng chính sách tài chính 5 năm 2021-2025 tại Hội nghị Tổng kết tình hình thực hiện các khuyến nghị Báo cáo đánh giá chi tiêu công Việt Nam được tổ chức ngày 18/11, ông Nguyễn Minh Tân, Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước (NSNN), Bộ Tài chính cho biết, đã có 65/68 khuyến nghị tại báo cáo được áp dụng, 41/68 khuyến nghị đã hoàn thành và 3/68 khuyến nghị chưa triển khai.
Việc thực hiện các khuyến nghị của báo cáo đã giúp hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thực hiện huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đảm bảo an sinh xã hội, đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí,...
Việc thực hiện các khuyến nghị đồng thời cũng giúp Việt Nam áp dụng các thông lệ quốc tế tốt về quản lý chi tiêu công; tăng cường công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình gắn với tăng cường tự chủ của các địa phương và các đơn vị sử dụng ngân sách...
Ông Nguyễn Minh Tân cũng cho biết, báo cáo đánh giá chi tiêu công có 3 nhóm khuyến nghị chính liên quan đến các nội dung gồm: đảm bảo bền vững tài khóa; gắn kết tốt hơn giữa chi tiêu công với những ưu tiên của quốc gia; nâng cao trách nhiệm giải trình về kết quả.
Trong đó, đối với mục tiêu đảm bảo bền vững tài khóa, ông Nguyễn Minh Tân cho biết, về thu ngân sách nhà nước, sau 5 năm thực hiện các khuyến nghị, quy mô thu NSNN được cải thiện, bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 25,2% GDP. Tỷ lệ thu từ thuế, phí khoảng 21% GDP. Tỷ trọng thu nội địa tăng dần đạt 59,5% (2006-2010) và 68,7% (2011-2015), đến năm 2020 đạt 85,6% tổng thu NSNN.
Về chi ngân sách nhà nước, tỷ trọng chi NSNN bình quân giai đoạn 2016-2020 khoảng 28% GDP (giai đoạn 2011-2015 là 29,5% GDP); giảm dần tỷ trọng dự toán chi thường xuyên, từ mức 65,1% tổng chi NSNN năm 2017 xuống dưới 63,1% năm 2020.
Về cân đối NSNN và nợ công, ông Nguyễn Minh Tấn cho hay, bội chi NSNN bình quân giai đoạn 2016-2020 khoảng 3,45% GDP, đảm bảo mục tiêu không quá 3,9% GDP theo Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội.
Quy mô nợ công giảm mạnh từ mức 63,7% GDP cuối năm 2016 xuống 55,2% GDP cuối năm 2020, các chỉ tiêu dư nợ Chính phủ, dư nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn an toàn.
“Việc đảm bảo cân đối ngân sách và nợ công đã góp phần bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, tạo dư địa ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, bảo đảm an sinh xã hội. Đồng thời, qua đó giúp thực hiện thành công mục tiêu “kép” năm 2020 vừa tập trung phòng, chống dịch bệnh, vừa duy trì, phục hồi và phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế năm 2020 đạt 2,91%- thuộc nhóm quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất; giữ nguyên hệ số tín nhiệm, nâng triển vọng lên tích cực”, ông Nguyễn Minh Tân cho biết.
Đẩy mạnh số hóa để mở rộng cơ sở thu
Tại Hội thảo, đánh giá về tác động của đại dịch đến các nền kinh tế trên thế giới và Việt Nam, bà Dorsati Madani, Chuyên gia kinh tế cao cấp, Ngân hàng Thế giới cho biết, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
Đại dịch đã làm tổn hại về con người ở mức cao và đang gia tăng trên thế giới và Việt Nam, đồng thời ảnh hưởng đến những tiến triển đáng kể đạt được về giảm nghèo cùng cực trên thế giới từ thập kỷ 1990, trong đó ảnh hưởng nhiều nhất đến các hộ gia đình thu nhập thấp, người lao động ở khu vực phi chính thức và nữ giới.
Tác động của đại dịch lên nền kinh tế làm cho nguồn thu giảm mạnh do đóng cửa hoạt động kinh tế, miễn giảm, khấu trừ thuế để hỗ trợ doanh nghiệp; tình hình tài chính của DNNN trở nên xấu đi; chi tiêu tăng, trong đó chi thường xuyên tăng, do thực hiện các gói hỗ trợ. Tại một số quốc gia, chi đầu tư được dùng để hỗ trợ tổng cầu và nợ tăng mạnh ở nhiều quốc gia.
Khuyến nghị giải pháp cho Việt Nam, đối với các biện pháp và chính sách thu, bà Dorsati Madani cho rằng, trong ngắn hạn cần tăng cường quản lý rủi ro tuân thủ và tăng cường quản lý doanh nghiệp nộp thuế lớn.
Trong trung hạn, để để hỗ trợ Chiến lược phát triển KT-XH, cần mở rộng cơ sở thu từ thuế qua áp dụng thuế môi trường (thuế các-bon), thuế kinh tế số và thuế tài sản, đồng thời đẩy mạnh số hóa để mở rộng ra khu vực kinh tế phi chính thức.
Đối với các chính sách chi tiêu – quản lý đầu tư công, theo bà Dorsati Madani, trong ngắn hạn, chi tiêu nhiều hơn nhưng phải tốt hơn. Cụ thể, quản lý đầu tư công phải nâng cao linh hoạt về sử dụng vốn; hài hòa quy trình phê duyệt hành chính để đẩy nhanh công tác lập kế hoạch, phân bổ (điều chuyển) ngân sách, quy trình đấu thầu và giải ngân. Các đơn vị chi tiêu cũng phải dự báo tốt hơn kế hoạch triển khai dự án để giải ngân vốn sát với kế hoạch.
Trong trung và dài hạn, bên cạnh việc phải chi tiêu tốt hơn, bà Dorsati Madani cũng nhấn mạnh, cần phải đầu tư vào các công trình đem lại hiệu quả, đặc biệt vào công nghệ xanh và bền vững để tạo nền tảng cho chuyển đổi kinh tế trong thời gian tới.
Cùng với đó, thể chế hóa sự linh hoạt trong quản lý đầu tư công bằng cách áp dụng kế hoạch đầu tư trung hạn cuốn chiếu nhằm nhanh chóng phân bổ và điều chuyển cho các dự án sẵn sàng triển khai.
Tin liên quan
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
10:55 | 08/11/2024 Thuế - Kho bạc
Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế, hải quan
20:39 | 07/11/2024 Tài chính
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính: Sẽ tăng cường phân cấp quản lý ngân sách
15:14 | 07/11/2024 Tài chính
Không để thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá bất hợp lý
15:38 | 07/11/2024 Tài chính
Chưa ghi nhận phản ánh về chậm bồi thường bảo hiểm cho thiệt hại do bão số 3
19:50 | 06/11/2024 Tài chính
Kho bạc Nhà nước đảm bảo kiểm soát chi ngân sách đến cuối năm 2024
15:15 | 06/11/2024 Thuế - Kho bạc
Điều chỉnh chính sách để thích ứng trước tác động hai chiều của các FTA
08:13 | 06/11/2024 Tài chính
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
20:28 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Việt Nam cam kết thực hiện các tiêu chuẩn về minh bạch thuế quốc tế
16:11 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Tài chính vượt thu 4 năm nhờ thay đổi toàn diện phương thức thu
16:09 | 05/11/2024 Tài chính
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 sắp cán đích dự toán
15:49 | 04/11/2024 Tài chính
Sửa đổi quy định để công chức thuế chủ động, trách nhiệm hơn
08:42 | 04/11/2024 Tài chính
Đề xuất nhiều giải pháp nhằm rút ngắn thời gian hoàn thuế
17:24 | 03/11/2024 Tài chính
Sàn thương mại điện tử Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam
09:57 | 03/11/2024 Thuế - Kho bạc
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tổng cục Hải quan ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của Hiệp hội Logistics Việt Nam
TP Hồ Chí Minh “tiếp sức” doanh nghiệp công nghiệp và logistics
40 doanh nghiệp Việt mang hàng sang Thái Lan tìm đối tác
Cần đưa quy định xuất nhập khẩu tại chỗ về đúng bản chất của thực tiễn
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK