Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu giải trình. Ảnh: Quốc hội |
Sẽ đổi mới trong phân bổ chi ngân sách
Giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu trong phiên thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước (NSNN), dự toán NSNN, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025… tại chương trình Kỳ họp thứ 8 diễn ra ngày 5/11/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã làm rõ hơn vấn đề liên quan đến công tác tiết kiệm chi.
Về vấn đề tự chủ tài chính, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, có các mức độ tự chủ khác nhau như: Tự chủ một phần, tự chủ thường xuyên, tự chủ toàn diện. Vừa qua, một số đơn vị tự chủ toàn diện như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K đã xin được tự chủ một phần, Chính phủ đã đồng tình. Bởi đây là những bệnh viện tuyến cuối, phục vụ công tác thăm khám, chữa trị, đảm bảo sức khỏe cho nhân dân, nên cần có sự hỗ trợ. Đối với việc quản lý các loại tài sản trong đơn vị sự nghiệp công lập, Luật Quản lý sử dụng tài sản công đã có quy định cụ thể, cởi mở, cho phép liên doanh liên kết, cho phép cho thuê, nhưng không được làm mất tài sản của nhà nước. |
Theo đó, về chi đầu tư và chi thường xuyên, trước ý kiến của đại biểu Quốc hội về chưa phân bổ hết dự toán và giải ngân chậm, theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, đây cũng là một vấn đề thực tiễn hiện nay, đòi hỏi sắp tới phải đổi mới cách phân bổ dự toán ngân sách, bố trí kế hoạch chi đầu tư phát triển và các vấn đề liên quan.
Về phân bổ ngân sách, theo quy định của Quốc hội thì cần phải hoàn thiện thủ tục.
Chẳng hạn, trong dự án đầu tư xây dựng cơ bản, nếu dự án chưa được phê duyệt thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư không thể tham mưu cho Chính phủ và Quốc hội phê duyệt.
Tương tự, với chi thường xuyên cũng cần phải có dự toán, đơn giá và định mức được duyệt.
Trong thời gian lập dự toán vào tháng 9 và tháng 10, các cơ quan chỉ ước tính theo đầu việc nên chưa thể dự toán chính xác.
Sau này muốn phân bổ chính xác thì phải trình qua Chính phủ và Quốc hội.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng lấy ví dụ, Quốc hội đã quy định tỷ lệ chi cho khoa học công nghệ là 2% ngân sách, nhưng thực tế nhiều năm chỉ đạt hơn 1% do các thủ tục liên quan đến dự toán, đơn giá và định mức của từng lĩnh vực như giáo dục, khoa học công nghệ…
Sau khi tập hợp, Chính phủ phải tiếp tục báo cáo qua các cơ quan của Quốc hội nên bị chậm.
Về giải pháp, Chính phủ sẽ đổi mới về phân bổ cả chi thường xuyên và chi đầu tư.
Ví dụ, với chi thường xuyên, sau khi Quốc hội phê duyệt thì sẽ giao một lần cho các tỉnh và bộ, ngành để các đơn vị tự phân bổ theo đúng quy định.
Bộ Tài chính sẽ làm nhiệm vụ kiểm tra lại việc thực hiện đúng hay không.
Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên họp. Ảnh: Quốc hội |
Năm 2024 tiết kiệm chi được 7.000 tỷ đồng
Về vấn đề tiết kiệm chi thường xuyên, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng cho hay chủ yếu tiết kiệm ở các chi phí như công tác phí, hội nghị, mua sắm nhỏ…
Còn các khoản chi cho lương và phụ cấp lương chiếm 45% tổng chi thường xuyên nhưng gần như không tiết kiệm được do định mức đã được Chính phủ ban hành từ đầu nhiệm kỳ.
Chính phủ đã yêu cầu các cơ quan cắt giảm 10% chi phí ngay từ đầu nhiệm kỳ nên đã cắt giảm ngay từ khi giao dự toán và tiếp tục giảm thêm 10% trong những đợt điều chỉnh gần đây, đạt tổng mức cắt giảm 20%.
“Chúng tôi đã báo cáo với Thường trực Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ. Chúng tôi không thể cắt giảm thêm được nữa. Việc chi thường xuyên như vậy cũng là đã rất tiết kiệm rồi”, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh.
Nên trong năm 2024, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, Chính phủ đã trình cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên, bao gồm 2.000 tỷ đồng từ ngân sách trung ương và 5.000 tỷ đồng từ ngân sách địa phương.
Hiện Thường trực Chính phủ đang chỉ đạo tiết kiệm trong chi đầu tư công thông qua các quy trình từ định mức dự toán đến thi công, bảo quản công trình, vận chuyển…
Những điều khoản này sẽ đưa vào hồ sơ mời thầu để tổ chức đấu thầu.
Giải trình về vướng mắc trong việc giải ngân chi tiêu cho các mục tiêu quốc gia, đầu tư công… trong đó có vướng mắc về thiếu đất san lấp, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng cho rằng do quy định coi đất là khoáng sản dẫn đến các nhà thầu cần phải xin giấy phép khai thác như khai thác khoáng sản.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, cần sửa đổi quy định cho phù hợp, hoặc nếu vẫn giữ quan điểm cũ thì cần quy định cấp đất, cấp mỏ cho các nhà thầu thi công tuyến đường chỉ để xây dựng tuyến đường, cấm bán ra ngoài, đóng mỏ ngay sau khi hoàn tất công việc thi công.
Chính phủ sẽ trình cấp có thẩm quyền để quyết định việc sửa đổi, bổ sung quy định này.
Thảo luận tại phiên họp, đại biểu Tạ Văn Hạ (đoàn Quảng Nam) cho hay, bên cạnh những kết quả tích cực của điều hành NSNN thì vẫn còn một số hạn chế, trong đó có việc giải ngân còn chậm. Qua tìm hiểu thực tế, đại biểu chỉ rõ, ngoài những dự án lớn, dự án trọng điểm quốc gia thì các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trong cả nước đang bị "tắc". Theo đại biểu, sang năm 2025, ngoài việc thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2025 thì còn phải chuẩn bị cho kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2026-2030. Do đó, Chính phủ cần phải sớm triển khai công tác chuẩn bị kế hoạch đầu tư công cho giai đoạn tới. Cũng về đầu tư công, đại biểu Triệu Quang Huy (đoàn Lạng Sơn) cho rằng cần nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư dự án, dẫn đến tình trạng vốn chờ dự án, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện giải ngân, cũng như hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công. Trên cơ sở đó, đại biểu đề nghị danh mục dự án khi đưa vào kế hoạch vốn cần làm rõ sự phù hợp, cũng như phải nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu. Đại biểu Triệu Quang Huy cho hay, tại kỳ họp thứ 8 này, Quốc hội sẽ thảo luận và quyết định sửa đổi một số Luật liên quan để tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm nói chung, công tác chuẩn bị đầu tư nói riêng. |
Tin liên quan
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
08:57 | 01/11/2024 Tài chính
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Nghệ An phá chuyên án thu giữ 280 kg pháo nổ
Cúp Number 1 Active tái xuất tại Giải bóng đá học sinh THPT Hà Nội - An ninh Thủ đô 2024
Việt Nam cam kết thực hiện các tiêu chuẩn về minh bạch thuế quốc tế
Ngành Tài chính vượt thu 4 năm nhờ thay đổi toàn diện phương thức thu
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK