Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. Bài 1: Đánh giá qua lăng kính chuẩn mực quốc tế
Sau 13 năm triển khai chương trình AEO tại Việt Nam, đã cho thấy nhiều mặt tích cực, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội, thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao vị thế quốc gia. Ảnh: ST |
Hải quan Việt Nam chủ động tham gia
Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng và tác động của việc tham gia và thực hiện Khung SAFE đối với tiến trình cải cách, hiện đại hóa hải quan, ngày 24/8/2005, Tổng cục Hải quan đã ký thư tuyên bố tham gia và thực hiện Khung SAFE.
Vai trò của Khung SAFE với Hải quan Việt Nam Là một cơ quan của Chính phủ quản lý và điều hành sự vận động của hàng hóa quốc tế, Hải quan giữ một vị trí quan trọng trong việc tăng cường an ninh cho dây chuyền cung ứng toàn cầu và đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội bằng nguồn thu thuế và tạo thuận lợi cho thương mại. Do vậy, WCO đã khuyến nghị các nước thành viên tham gia Khung SAFE và coi như là chiến lược cải cách, hiện đại hóa cơ quan Hải quan hướng đến chuyên nghiệp, hiện đại trong thế kỷ 21. Khung SAFE gồm 29 tiêu chuẩn và 3 trụ cột, đề cập đến việc đảm bảo an ninh và tạo thuận lợi ở cấp độ toàn cầu, thông qua đó tăng cường sự ổn định và khả năng dự đoán thương mại. Bên cạnh đó, Khung SAFE cho phép quản lý chuỗi cung ứng một cách toàn diện với mọi loại hình vận tải; tăng cường vai trò, chức năng và năng lực của cơ quan Hải quan trong các thách thức và tận dung cơ hội để phát triển trong thế kỷ thứ XXI; tăng cường hợp tác giữa Hải quan và doanh nghiệp (AEO) nhằm thúc đẩy lưu thông hàng hóa; tăng cường hợp tác Hải quan và các Bộ ngành, các nước khác nhằm nâng cao khả năng phát hiện hàng hóa có độ rủi ro cao đảm bảo an ninh. |
Kể từ khi tham gia Khung SAFE đến nay, Hải quan Việt Nam đã rất tích cực tham gia các hoạt động quốc tế liên quan đến Khung SAFE. Điều này thể hiện ở việc Hải quan Việt Nam chủ động tham dự các hội nghị, hội thảo, phiên họp định kỳ (29 Phiên họp tổng thể của WCO và các phiên họp của Tiểu nhóm làm việc).
Ngày 28/7/2021, Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định số 2140/QĐ-TCHQ về kế hoạch triển khai các nội dung thuộc khung SAFE giai đoạn 2021-2025. Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ và đề nghị các doanh nghiệp AEO tham gia các cuộc khảo sát về nội dung Khung SAFE do WCO tổ chức như Trả lời bản khảo sát về thiết bị an ninh thông minh (năm 2023); Trả lời mẫu thu thập thông tin của WCO về thực hành triển khai cơ chế phối hợp với cac cơ quan quản lý nhằm đảm bảo tuân thủ về môi trường theo trụ cột 3 của Khung SAFE (tăng cường hợp tác hải quan và các cơ quan Chính phủ khác) năm 2023; Thực hiện khảo sát đối với cả cơ quan Hải quan và doanh nghiệp (năm 2024). Theo báo cáo của WCO, kết quả khảo sát về khung SAFE năm 2024 nhận về 2.833 doanh nghiệp trên toàn thế giới trả lời khảo sát online trong đó có 76 doanh nghiệp AEO của Việt Nam.
Tại Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định số 2140/QĐ-TCHQ, Tổng cục Hải quan đã phân công các đơn vị nghiệp vụ thực hiện một số nội dung của Khung SAFE. Kế hoạch triển khai Khung SAFE vạch ra các nhiệm vụ trọng tâm phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam và theo chiến lược phát triển hải quan đến năm 2030.
Kết quả thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam
Khung SAFE đã được nội luật hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật hải quan như: Luật Hải quan, Nghị định, Thông tư và các văn bản hướng dẫn. Việc nội luật hóa đang được triển khai theo lộ trình phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam.
Đối với Trụ cột 1 (Hải quan - Hải quan), Khung SAFE đã được đưa vào Chiến lược phát triển Hải quan về xây dựng, phát triển và hiện đại hóa hệ thống kiểm soát trong nước và triển khai mô hình biên giới thông minh, kiểm soát theo chuỗi: Triển khai mô hình quản lý biên giới Hải quan thông minh theo khuyến nghị của WCO đảm bảo cơ quan Hải quan có thể giám sát, kiểm soát hàng hóa từ đầu vào các nguồn nguyên liệu đến khi đưa vào sản xuất, chế biến, vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu; Cải cách thủ tục hành chính hải quan theo hướng minh bạch, đơn giản, thống nhất, phù hợp với các chuẩn mực và khuyến nghị của WCO nhằm giảm thời gian, chi phí thực hiện thủ tục thông quan, giải phóng hàng.
Đối với Trụ cột 2 (Hải quan - Doanh nghiệp), Chiến lược tiếp tục đưa ra mục tiêu xây dựng quy định về AEO: Quy định về doanh nghiệp ưu tiên trên cơ sở khuyến nghị của WCO về các điều kiện áp dụng, các chế độ được ưu tiên, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan Hải quan và doanh nghiệp, công tác quản lý Hải quan đối với các doanh nghiệp ưu tiên, xây dựng và thúc đẩy triển khai các thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên giữa Hải quan Việt Nam và Hải quan các nước đối tác quan trọng trên thế giới.
Đối với Trụ cột 3 (Hải quan - Các cơ quan Chính phủ khác), các nội dung đã được đưa vào Chiến lược: Thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN, kết nối với các đối tác thương mại của Việt Nam... nhằm tập trung hóa tối đa xử lý thủ tục hành chính, kết nối, trao đổi, chia sẻ thông tin giữa cơ quan Hải quan với các Bộ, ngành, các cơ quan chức năng thuộc và trực thuộc các bộ, ngành, các cơ quan quản lý nhà nước tại cửa khẩu và đơn vị có liên quan tham gia chuỗi cung ứng đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan toàn diện từ khâu đầu đến khâu cuối đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; Đẩy mạnh công tác hợp tác và hội nhập quốc tế về hải quan toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả,…; Phát triển quan hệ hợp tác, đối tác giữa Hải quan với các bên liên quan tạo nền tảng và góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về Hải quan.
Công tác triển khai Khung SAFE
Đến nay, Hải quan Việt Nam đã triển khai 2/29 Tiêu chuẩn đáp ứng đầy đủ nội dung khung SAFE, 24/29 Tiêu chuẩn đáp ứng một phần, 3/29 Tiêu chuẩn chưa đáp ứng theo khuyến nghị của Khung SAFE.
Điểm nổi bật của việc triển khai Khung SAFE đối với Hải quan Việt Nam đó là triển khai chương trình AEO. Hải quan Việt Nam triển khai chương trình AEO từ năm 2011, đến nay có 76 doanh nghiệp được công nhận là AEO, đã ký thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) với các nước ASEAN và đang trong tiến trình đàm phán MRA với Hồng Kông (Trung Quốc), Hàn Quốc. Sau 13 năm triển khai chương trình AEO tại Việt Nam, đã cho thấy nhiều mặt tích cực, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội, thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao vị thế quốc gia trong cộng đồng quốc tế và đặc biệt là một chương trình mà cộng đồng doanh nghiệp luôn mong muốn được tham gia. Và đây cũng là một bước tiến quan trọng để thời gian tới, Việt Nam có cơ sở tiến tới đàm phán, ký kết việc công nhận lẫn nhau (MRA) với Hải quan các nước đi vào thực chất hơn. Từ đó, các doanh nghiệp Việt Nam không những được hưởng chế độ ưu tiên tại nước mình mà còn được hưởng chế độ ưu tiên ở các nước mà Việt Nam tham gia ký kết MRA.
Bài 2: Giải pháp và kiến nghị
Tin liên quan
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
19:18 | 23/12/2024 Thông báo
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
08:48 | 23/12/2024 Multimedia
Triển khai Khung SAFE tại Việt Nam: Bài học từ thực tiễn
16:16 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Còn nhiều hạn chế trong quy trình và sổ tay nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính
10:42 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thường xuyên tra cứu nghĩa vụ thuế tránh bị bất ngờ tạm hoãn xuất cảnh
14:13 | 12/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Luận bàn về biện pháp tuyên truyền, vận động trong kiểm soát hải quan về phòng chống tội phạm môi trường
09:40 | 12/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. Bài 2: Giải pháp và kiến nghị
09:30 | 11/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt để giảm tiêu thụ thuốc lá
09:28 | 11/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Những khoảng trống pháp lý trong xử phạt vi phạm hành chính định hướng xây dựng môi trường hải quan số
13:40 | 06/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội và thách thức
10:45 | 20/10/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Đề nghị không tăng thuế thuốc lá đột ngột để tránh hệ lụy
10:26 | 18/10/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
VCCI đề xuất phân biệt rõ giữa cắt giảm và chuyển đổi hình thức cấp phép kinh doanh
16:18 | 17/10/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Tác động của các FTA đến thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu giai đoạn 2011-2023
20:52 | 17/08/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Quản lý nhiên liệu trên phương tiện vận tải XNC: Kinh nghiệm quốc tế để Hải quan Việt Nam tham khảo
14:10 | 13/08/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Nhiên liệu trên phương tiện vận tải XNC: Những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý của cơ quan Hải quan
14:00 | 13/08/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics