Những khoảng trống pháp lý trong xử phạt vi phạm hành chính định hướng xây dựng môi trường hải quan số
Ảnh minh họa. |
Hệ thống văn bản quy định hiện hành và hướng dẫn về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan cũng đã được xây dựng và ngày càng đồng bộ, đầy đủ, đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan trong giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính vẫn tồn tại một số bất cập khi người khai hải quan thực hiện khai điện tử từ bất kỳ địa điểm nào có kết nối mạng nhưng khi bị xử phạt vi phạm hành chính lại cần đến trực tiếp tại cơ quan hải quan dẫn tới khó khăn khi việc lập biên bản, ra quyết định và tổ chức thi hành.
Để đáp ứng các yêu cầu quản lý nhà nước của ngành Hải quan trong bối cảnh định hướng xây dựng hải quan số tới đây thì vẫn còn tồn tại những khoảng trống pháp lý giữa xử phạt vi phạm hành chính hiện hành và xử phạt vi phạm hành chính trên môi trường hải quan số đặc biệt là trong thực hiện thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể:
Thứ nhất, về các biểu mẫu trong xử phạt vi phạm hành chính: Hiện nay, theo quy định của Luật XLVPHC năm 2012 đã được sửa, đổi bổ sung năm 2020 thì biên bản vi phạm hành chính và quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thể được lập, gửi bằng phương thức điện tử.
Tuy nhiên, trong 56 biểu mẫu sử dụng trong xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định tại Phụ lục đính kèm Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ chỉ có 02 biểu mẫu được Luật XLVPHC cho phép lập và gửi bằng phương thức điện tử.
Do đó, chưa đủ cơ sở pháp lý để điện tử hoá toàn bộ các biểu mẫu sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan nhằm thực hiện xử phạt trên môi trường số.
Đồng thời, chưa có sự đồng bộ giữa văn bản quy phạm pháp luật với cơ sở hạ tầng thông tin để thực hiện việc lập và gửi biên bản, quyết định về xử phạt vi phạm hành chính bằng phương thức điện tử.
Cơ quan hải quan chưa triển khai thực hiện được việc lập biên bản vi phạm hành chính bằng phương thức điện tử do: (i) Luật XLVPHC chưa quy định lập biên bản vi phạm hành chính bằng phương thức điện tử có cần chữ ký trực tiếp của tổ chức, cá nhân vi phạm không; gửi biên bản vi phạm hành chính có thể sử dụng chữ ký số không.
Nghị định 128/2020/NĐ-CP chưa có quy định cụ thể hành vi vi phạm hành chính nào có thể lập biên bản vi phạm hành chính bằng phương thức điện tử.
(ii) Hệ thống QLVP14 là hệ thống đóng, chỉ nhập và lưu trữ thông tin vi phạm chưa được nâng cấp cũng như số hóa để có thể thực hiện thủ tục lập biên bản và gửi bằng phương thức điện tử như Tổng cục Thuế đang triển khai thực hiện.
Đồng thời, hệ thống không kết nối thông tin, chia sẻ thông tin để phản hồi cho tổ chức, cá nhân vi phạm biết về thông tin khi lập biên bản vi phạm có gửi bằng phương thức điện tử; Hệ thống QLVP14 không kết nối với thông tin dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống thông quan điện tử…, không đưa ra cảnh báo về thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính.
Thứ hai, về thực hiện quyền giải trình: Quyền giải trình là một thủ tục quan trọng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân. Tuy nhiên, khi tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hải quan điện tử nhưng Luật XLVPHC hiện hành chưa quy định thủ tục giải trình được thực hiện bằng phương thức điện tử dẫn tới một số bất cập trong quá trình thực hiện.
Giải trình hiện tại được thực hiện bằng hình thức trực tiếp hoặc được lập thành văn bản có chữ ký của các bên liên quan gửi đến cơ quan quản lý nhà nước để giải trình về hành vi vi phạm hành chính.
Vì vậy, tương tự như lập biên bản vi phạm hành chính, quy định của pháp luật và Hệ thống QLVP14 chưa đồng bộ cả về cơ sở pháp lý và cơ sở hạ tầng kỹ thuật để hỗ trợ người vi phạm gửi thông tin giải trình bằng phương thức điện tử trên bất kỳ thiết bị điện tử nào cũng như đưa ra cảnh báo về việc thực hiện thủ tục giải trình đúng thời hạn quy định.
Thứ ba, về quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Hệ thống QLVP14 không có chức năng hỗ trợ cảnh báo thời hạn ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính tính từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính khi cập nhật vào hệ thống. Để đảm bảo ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đúng thời hạn, công chức đang thụ lý hồ sơ vụ việc phải tự tính ngày trước khi ban hành quyết định xử phạt.
Hệ thống QLVP14 hiện nay chỉ đang cho phép cập nhật thông tin theo nội dung mẫu ấn chỉ MQĐ 02 ban hành kèm theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP, không hỗ trợ liên kết thông tin về đối tượng vi phạm theo tờ khai hải quan, không tự động xác định hành vi vi phạm hành chính, và tất cả các nội dung có liên quan trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính là cập nhật thủ công thông tin đã có vào Hệ thống QLVP14.
Luật XLVPHC cũng cần bổ sung quy định quyết định xử phạt vi phạm hành chính có thể sử dụng chữ ký số, khi chưa triển khai được chữ ký số thì Hệ thống QLVP14 cần hỗ trợ in quyết định xử phạt đã lập trên hệ thống để ký.
Luật XLVPHC hiện hành quy định việc gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính bằng các hình thức: trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện có đảm bảo. Không quy định có thể sử dụng phương thức điện tử, sử dụng chữ ký số, có sự liên kết hệ thống hoặc các hình thức điện tử khác như gửi bản scan, gửi file ảnh, gửi mail, gửi fax… để tổ chức, cá nhân thi hành dẫn tới khó khăn cho việc thực hiện gửi quyết định xử phạt theo quy định là trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.
Ngoài ra, hệ thống cũng cần có các chức năng cảnh báo thời hạn, số hóa các quy định của pháp luật về thời gian, ngày phải gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính thay vì hoàn toàn do người thụ lý hồ sơ vụ việc theo dõi thực hiện trực tiếp rồi nhập thông tin lên Hệ thống như hiện nay.
Các nội dung tồn tại, hạn chế nêu trên đang được nghiên cứu tại đề tài: “Xử phạt vi phạm hành chính về hải quan trong môi trường hải quan số”. Đề tài đã đề xuất các giải pháp cần thực hiện để khắc phục, trong đó tập trung vào các giải pháp:
- Hoàn thiện cơ sở pháp lý về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trên môi trường số
Pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về hải quan cần phải được hoàn thiện một cách linh hoạt, kịp thời và đồng bộ nhằm phù hợp với thực tiễn.
Trên cơ sở các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, yêu cầu xây dựng cơ sở pháp lý để thực thiện thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trên môi trường số cần kiến nghị co quan nhà nước có thẩm quyền hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính nói chung, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan nói riêng.
- Hệ thống công nghệ thông tin thực hiện hải quan số đáp ứng việc xử phạt vi phạm hành chính trên môi trường số
Để thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trên môi trường số cần xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ trực tiếp, xuyên suốt quá trình xử phạt. Theo đó, hệ thống hỗ trợ thiết lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính về hải quan dưới dạng điện tử.
Tất cả các mẫu quyết định, mẫu biên bản liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan được điện tử hóa và cập nhật trên Hệ thống Hải quan số. Đồng thời Hệ thống sẽ giúp công chức hải quan kiểm soát được xuyên suốt, toàn bộ quá trình giải quyết một vụ việc vi phạm từ thời điểm phát sinh đến khi kết thúc.
Quy trình xử lý vi phạm được kết nối, đồng bộ dữ liệu được với các quy trình khác trong hệ thống của ngành Hải quan.
Hệ thống hải quan số cần hỗ trợ nhập liệu, lưu trữ thông tin một cách tự động. Hỗ trợ công chức hải quan trích xuất được các dữ liệu, số liệu quan trọng có liên quan đến công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
- Triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Để hỗ trợ xây dựng hệ thống công nghệ thông tin thực hiện hải quan số, cần xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng dữ liệu quốc gia.
Hình thành hệ thống trung tâm dữ liệu quốc gia, các trung tâm dữ liệu vùng và địa phương kết nối đồng bộ và thống nhất. Đầu tư trang bị các hệ thống thiết bị thu thập, lưu trữ, xử lý, bảo vệ dữ liệu công. Bên cạnh đó, cần đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
Đồng thời cần xây dựng cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm một cách đồng bộ, thống nhất trong phạm vi cả nước góp phần thuận lợi cho các bộ, ngành nói chung và ngành Hải quan nói riêng trong việc theo dõi xử phạt vi phạm hành chính mà đối với công tác xử phạt vi phạm hành chính trong mọi lĩnh vực.
Như vậy, thời gian tới chúng ta cần làm tốt 3 nhóm giải pháp: hoàn thiện cơ sở pháp lý; đầu tư hệ thống công nghệ thông tin; xây dựng cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan để đáp ưng các yêu cầu định hướng xây dựng môi trường hải quan số nói chung và hoàn thiện công tác xử phạt vi phạm hành chính trong môi trường hải quan số nói riêng.
Tin liên quan
Còn nhiều hạn chế trong quy trình và sổ tay nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính
10:42 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Chuyển đổi số trong ngành Hải quan là một cuộc cách mạng
13:18 | 24/10/2024 Hải quan
Phát huy vai trò hệ thống CNTT hải quan đối với sự phát triển thương mại ở Việt Nam
07:57 | 23/10/2024 Hải quan
Triển khai Khung SAFE tại Việt Nam: Bài học từ thực tiễn
16:16 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thường xuyên tra cứu nghĩa vụ thuế tránh bị bất ngờ tạm hoãn xuất cảnh
14:13 | 12/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Luận bàn về biện pháp tuyên truyền, vận động trong kiểm soát hải quan về phòng chống tội phạm môi trường
09:40 | 12/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. Bài 2: Giải pháp và kiến nghị
09:30 | 11/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt để giảm tiêu thụ thuốc lá
09:28 | 11/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. Bài 1: Đánh giá qua lăng kính chuẩn mực quốc tế
13:15 | 06/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội và thách thức
10:45 | 20/10/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Đề nghị không tăng thuế thuốc lá đột ngột để tránh hệ lụy
10:26 | 18/10/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
VCCI đề xuất phân biệt rõ giữa cắt giảm và chuyển đổi hình thức cấp phép kinh doanh
16:18 | 17/10/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Tác động của các FTA đến thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu giai đoạn 2011-2023
20:52 | 17/08/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Quản lý nhiên liệu trên phương tiện vận tải XNC: Kinh nghiệm quốc tế để Hải quan Việt Nam tham khảo
14:10 | 13/08/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Nhiên liệu trên phương tiện vận tải XNC: Những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý của cơ quan Hải quan
14:00 | 13/08/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Cần đánh giá tác động toàn diện về tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá
15:09 | 07/08/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Tin mới
Lĩnh án 3 năm tù vì vận chuyển sừng tê giác, vảy tê tê
Thành lập Ban Chỉ đạo cải cách, hiện đại hóa hải quan
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
Hợp lực triệt phá nhiều đường dây tội phạm ma tuý lớn
Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics