Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính: Sẽ tăng cường phân cấp quản lý ngân sách
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 sắp cán đích dự toán Ngành Tài chính vượt thu 4 năm nhờ thay đổi toàn diện phương thức thu Kho bạc Nhà nước đảm bảo kiểm soát chi ngân sách đến cuối năm 2024 |
Toàn cảnh phiên thảo luận vào sáng 7/11/2024 về dự án "1 luật sửa 7 luật". Ảnh: Quốc hội |
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày 7/11/2024, Quốc hội đã tiến hành thảo luận tại hội trường về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia (1 luật sửa 7 luật).
Quy định rõ để không tác động đến cơ cấu ngân sách
Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội bày tỏ thống nhất với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung 7 luật thuộc lĩnh vực về tài chính, ngân sách.
Qua đó, kịp thời thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước về tài chính, ngân sách, tháo gỡ những khó khăn, đáp ứng yêu cầu hội nhập phát triển kinh tế, cũng như đồng bộ khung khổ pháp lý với các Luật mới có hiệu lực.
Liên quan đến những sửa đổi của Luật NSNN, theo đại biểu Trần Khánh Thu (đoàn Thái Bình), dự thảo đưa ra quy định mới về việc cho phép thực hiện các vấn đề liên quan đến chi NSNN bao gồm cả nguồn chi đầu tư công và chi thường xuyên cho các chi phí liên quan đến chuẩn bị, phê duyệt dự án…
Quy định này sẽ tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị sự nghiệp công lập.
Nhưng đại biểu cho rằng, dự thảo Luật chưa quy định rõ về điều kiện được sử dụng kinh phí chi thường xuyên cho nhiệm vụ mang tính chất đầu tư và có giới hạn về tổng mức vốn tối đa cho nhiệm vụ chi trong các trường hợp sử dụng vốn chi thường xuyên.
Vì thế cần quy định rõ quy mô giới hạn mức vốn tối đa được sử dụng nguồn chi thường xuyên để đảm bảo không tác động quá lớn đến cơ cấu ngân sách.
Còn theo đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ (đoàn Hà Tĩnh), dự thảo cần đưa ra các nguyên tắc xác định các khoản chi phát sinh thường xuyên. Theo đó, các khoản chi phải mang tính cấp thiết, cấp bách hoặc quan trọng và phải có các tiêu chí xác định rõ ràng.
Tránh đầu tư dàn trải, phá vỡ chính sách tài khoá
Giải trình những vấn đề nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm tại phiên họp, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, Luật NSNN được sửa đổi tại dự án “1 luật sửa 7 luật” lần này để giải quyết những điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc trong thời hạn ngắn.
Trong nhiệm kỳ tới sẽ tiến hành sửa toàn diện Luật NSNN theo hướng tăng cường phân cấp quản lý ngân sách, tăng tính chủ đạo của ngân sách trung ương và chủ động của ngân sách địa phương.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu giải trình. Ảnh: Quốc hội |
Về những lo ngại liên quan đến việc sửa Luật NSNN xung đột với Luật Đầu tư công, Phó Thủ tướng khẳng định, Chính phủ cũng như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã bàn bạc rất kỹ để các nội dung sửa đổi của 2 luật phù hợp với nhau.
Theo Phó Thủ tướng, để tránh đầu tư dàn trải, phá vỡ chính sách tài khoá thì phải ban hành Luật Đầu tư công để vừa hướng dẫn trình tự thủ tục đầu tư vừa quy định về kế hoạch đầu tư công.
Luật Đầu tư công sửa đổi lần này quy định kế hoạch đầu tư công trung hạn được xác định để cân đối tài khoá trong 5 năm.
“Nghĩa là có tiền mới làm nhằm tăng hiệu quả đầu tư, không phải không có tiền vẫn làm để xảy ra nợ nần”, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói.
Theo đó, các khoản phát sinh trong năm ngân sách sẽ được bố trí để chi cho các dự án, công trình cần thiết mà chưa có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc lấy ví dụ về trường hợp Cầu Phong Châu bị sập, nếu theo Luật Đầu tư công hiện hành, thì khoản chi đầu tư này không có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn nên sẽ không thực hiện được.
Do đó, phải dùng nguồn dự phòng ngân sách, nguồn tiết kiệm thu để đầu tư cho công trình sớm hoàn thành công trình, đảm bảo hoạt động đi lại cho người dân.
"Đây là những yêu cầu của thực tiễn, vừa đáp ứng nhu cầu điều hành chính sách tài khoá vừa đảm bảo phát huy hiệu quả nguồn lực ngân sách của nhà nước", Phó Thủ tướng, Bộ trưởng nêu rõ.
Ngoài ra, dự thảo Luật còn quy định rõ thẩm quyền quyết định các khoản dự phòng, tiết kiệm chi ngân sách, vượt thu ngân sách để minh bạc, rõ trách nhiệm, điều hành có hiệu quả.
Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên họp. Ảnh: Quốc hội |
Liên quan đến vấn đề dự toán đã được Quốc hội quyết định, có ý kiến đại biểu cho rằng không nên giao Chính phủ điều hành khoản dự toán này.
Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, vấn đề này đã nhiều lần được Thủ tướng Chính phủ đề cập.
Ví dụ: một dự án 19 tỷ đồng cũng phải trình ra Quốc hội hay một dự án viện trợ ODA của nước ngoài 21 tỷ đồng cũng trình ra Quốc hội. Hai dự án này tổng viện trợ không thay đổi mà vẫn phải trình Quốc hội theo quy trình dẫn đến mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến quá trình điều hành.
Do đó, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho rằng, Quốc hội đã quyết định dự toán tổng thể thì sau đó Chính phủ sẽ điều hành phân bổ từng khoản khi có đơn giá, định mức được phê duyệt. Điều này sẽ cá thể hoá trách nhiệm, Chính phủ chịu trách nhiệm điều hành.
Tin liên quan
Bộ trưởng Tài chính: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số
19:15 | 08/01/2025 Tài chính
Lên các kịch bản điều hành giá phù hợp cho năm 2025
21:32 | 07/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng gửi thư chúc mừng năm mới 2025
10:46 | 01/01/2025 Tài chính
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
16:55 | 15/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 81%
13:58 | 15/01/2025 Tài chính
5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất
07:42 | 15/01/2025 Tài chính
Nhiều bộ, ngành, địa phương có khối lượng đối tượng kiểm kê lớn
20:28 | 14/01/2025 Tài chính
Cải cách hành chính, hiện đại hóa góp phần nâng cao năng lực quản lý của KBNN
09:44 | 14/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Giải ngân gần 700.000 tỷ vốn cho sản xuất
10:38 | 13/01/2025 Tài chính
Vì sao lạm phát ở Việt Nam ở mức thấp trong 10 năm qua?
20:49 | 09/01/2025 Tài chính
Ngành Tài chính thi đua hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025
19:16 | 08/01/2025 Tài chính
Ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được đề xuất là phù hợp
21:32 | 07/01/2025 Thuế - Kho bạc
Báo chí: Nguồn thông tin quan trọng giúp người dân, doanh nghiệp nắm bắt kịp thời chính sách tài chính
21:31 | 07/01/2025 Tài chính
10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế năm 2024
20:42 | 03/01/2025 Thuế - Kho bạc
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
16:44 | 02/01/2025 Chứng khoán
Phấn đấu hoàn thành toàn diện nhiệm vụ công tác thuế năm 2025
09:15 | 02/01/2025 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Vedan Việt Nam trao tặng hơn 1.000 phần quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn
Hải quan Hải Phòng bố trí đủ lực lượng đảm bảo thông quan thông suốt dịp Tết Ất Tỵ
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics