Điều chỉnh chính sách để thích ứng trước tác động hai chiều của các FTA
Xúc tiến thương mại để đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần tăng thu NSNN. Ảnh: H.D |
Tác động hai chiều đến thu NSNN
Việt Nam đã ký kết, thực thi và đang đàm phán tổng cộng là 19 Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement- FTA) . Trong đó, 16 FTA đã ký kết và thực thi và 3 FTA đang đàm phán.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Lưu Mạnh Tưởng: Rà soát chính sách để điều chỉnh phù hợp Thuế xuất nhập khẩu là một trong những nguồn thu lớn trong tổng thu NSNN, giúp cân đối chính sách tài chính. Vì thế, để tận dụng tốt các FTA, cần phải hoàn thiện chính sách pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng quản lý chặt chẽ, miễn giảm đúng đối tượng. Đồng thời, cần rà soát chính sách pháp luật trong nước chưa phù hợp để điều chỉnh kịp thời giúp tăng hiệu quả thực hiện các FTA... TS. Bùi Thái Quang, Viện trưởng Viện Hải quan - Thuế - Kho bạc, Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội: Đảm bảo thu thuế minh bạch và hiệu quả Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Cùng với cơ hội từ các FTA thế hệ mới, khối lượng các lô hàng thương mại điện tử ngày càng tăng… đang đặt ra một số thách thức đối với ngành Hải quan trong việc quản lý hàng hóa, xử lý các rủi ro biên giới và đảm bảo thu thuế một cách minh bạch và hiệu quả. Vì thế, việc áp dụng một cách hiệu quả các phương pháp xác định trị giá hải quan kết hợp với kiểm tra sau thông quan theo mô hình kiểm toán là một yếu tố quan trọng, không chỉ góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới mà còn đảm bảo việc thu thuế và phí diễn ra một cách tối ưu và minh bạch. |
Theo các chuyên gia, việc thực thi có hiệu quả các FTA thời gian qua đã giúp mở rộng, đa dạng thị trường, chuỗi cung ứng và sản phẩm xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Đồng thời cũng tạo điều kiện để tăng thu NSNN thông qua các loại thuế gián thu như: thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).
Theo nghiên cứu của TS. Hoàng Trung Đức, Khoa Tài chính công, Học viện Tài chính, thuế GTGT áp dụng trên giá trị hàng hóa và dịch vụ cung cấp, do đó, khi sản lượng và giá trị xuất khẩu tăng, NSNN sẽ thu được nhiều thuế hơn từ nguồn này. Tương tự, với các doanh nghiệp xuất khẩu lớn, lợi nhuận cũng tăng nên phải đóng thuế TNDN cao hơn. Bên cạnh đó, việc xuất khẩu nhiều hơn cũng đồng nghĩa với việc mở rộng sản xuất, gia tăng công ăn việc làm cho người lao động, từ đó thuế thu nhập cá nhân (TNCN) từ người lao động cũng tăng theo. Điều này tạo nên một vòng luân chuyển tích cực, đóng góp vào nguồn thu NSNN.
Nhưng ở chiều ngược lại, một trong những cam kết quan trọng tại các FTA là việc giảm hoặc xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ các đối tác FTA. Theo đó, FTA thế hệ mới xóa bỏ khoảng 95-100% dòng thuế trong khi FTA truyền thống xoá bỏ khoảng 70-80% dòng thuế. Bên cạnh đó, FTA thế hệ mới có lộ trình cắt giảm nhanh hơn, trong khoảng 5-10 năm, FTA truyền thống thường là 10-15 năm.
Chẳng hạn, với EVFTA, Nghị định số 116/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 về Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện EVFTA giai đoạn 2022-2027 đã quy định mức thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi bình quân cho năm 2022 là 14,8%; năm 2023 là 10,1%; năm 2024 là 9,6%; năm 2025 là 8,4%; năm 2026 là 8% và năm 2027 là 7,5%. Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi bình quân cho năm 2022 là 6,3%, năm 2023 là 4,7%; năm 2024 là 3,5%; năm 2025 là 2,3%; năm 2026 là 1,7% và năm 2027 là 1%. Số dòng thuế cam kết xoá bỏ là 11.478 dòng thuế.
Về vấn đề này, TS. Hoàng Trung Đức cho hay, trước khi tham gia các FTA, Việt Nam thu được một lượng lớn thuế từ việc nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia EU. Tuy nhiên, sau khi các FTA như EVFTA và CPTPP có hiệu lực, nhiều loại thuế nhập khẩu đã bị cắt giảm hoặc xóa bỏ hoàn toàn theo lộ trình khiến nguồn thu từ thuế nhập khẩu giảm đáng kể, tạo ra áp lực cho NSNN trong việc bù đắp các khoản hụt thu.
Thay đổi bằng chính sách
Dù chịu tác động 2 chiều đến NSNN nhưng hội nhập quốc tế là yêu cầu tất yếu để phát triển kinh tế. Vì thế, để ứng phó với những tác động bất lợi, chính sách cần được hoàn thiện theo hướng thích nghi và tận dụng mọi cơ hội mà thực tế thị trường đưa ra.
Theo Tổng cục Hải quan, việc thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan do các FTA đã làm giảm nguồn thu NSNN của ngành Hải quan. Năm 2021, thu NSNN của ngành Hải quan giảm khoảng 17.600 tỷ đồng, năm 2022 giảm khoảng 16.500 tỷ đồng, năm 2023 giảm khoảng 15.000 tỷ đồng, năm 2024 dự kiến giảm khoảng 14.000 tỷ đồng. |
Theo bà Tô Kim Huệ, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, để bù đắp một phần số giảm thu NSNN cũng như góp phần tạo lập nguồn thu bền vững, nhiều quốc gia đã điều chỉnh các chính sách thuế khác như thuế TNCN, thuế TNDN, thuế GTGT, thuế bất động sản, thuế bảo vệ môi trường trong suốt thời gian thực hiện các cam kết về thuế quan.
Do đó, bà Huệ cho rằng, Việt Nam cần tăng kim ngạch thương mại bền vững để tăng thu thuế ở khâu nhập khẩu, đồng thời tiếp tục cải cách hệ thống thuế đồng bộ. Bên cạnh đó, cần rà soát và điều chỉnh những bất cập trong chính sách thuế nhằm đảm bảo phù hợp với những quy định của các cam kết, hướng đến đặt trọng tâm thu NSNN vào số thu nội địa để ổn định cho ngân sách về dài hạn.
Chẳng hạn, một vấn đề đang được quan tâm gần đây là việc thu thuế đối với hàng hoá giá trị nhỏ qua các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới. Theo GS.TS Hoàng Văn Cường, đại biểu Quốc hội đoàn TP Hà Nội, việc thu thuế trở lại đối với hàng hóa nhập khẩu giá trị dưới 1 triệu đồng là phù hợp, bởi hiện số lượng các loại hàng hoá này trên thị trường là rất lớn, trong khi việc thu thuế hàng nhập khẩu sẽ giúp hàng hóa trong nước được cạnh tranh bình đẳng hơn, đồng thời kiểm soát được nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng của hàng hoá đó.
Ngoài ra, chuyên gia kinh tế PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh cũng khuyến nghị cần có chính sách ưu đãi thuế, phí, lệ phí giúp doanh nghiệp số hóa, xanh hóa, phát triển kinh tế tuần hoàn để đáp ứng các yêu cầu về phát triển bền vững tại nhiều thị trường lớn, qua đó đẩy mạnh xuất khẩu. Về nhập khẩu, cần có các biện pháp giám sát chất lượng hàng hóa, tránh hàng giả, hàng nhái.
Trong kiến nghị chính sách quý 3/2024, các chuyên gia của trường Đại học Kinh tế quốc dân cũng cho rằng, Bộ Tài chính xem xét tiếp tục rà soát các văn bản pháp luật liên quan đến điều hành chính sách tài chính, thuế… nhằm giúp tăng cường tính minh bạch, hiệu quả của các hoạt động có liên quan. Vì thế, tại dự án “1 luật sửa 7 luật” về lĩnh vực tài chính đang trình Quốc hội xem xét thông qua, các quy định tại Luật Quản lý thuế đang được đề xuất sửa theo hướng tạo nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội thông qua mở rộng cơ sở thu, chống thất thu thuế, nhất là hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số.
Tin liên quan
Nỗ lực thu thuế xuất nhập khẩu trước tác động từ FTA
08:21 | 06/11/2024 Hải quan
Vinamilk khẳng định thương hiệu sữa Việt trên thị trường quốc tế
09:10 | 05/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan Thanh Hóa sớm cán đích thu ngân sách nhà nước
14:39 | 03/09/2024 Hải quan
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
20:28 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Việt Nam cam kết thực hiện các tiêu chuẩn về minh bạch thuế quốc tế
16:11 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Tài chính vượt thu 4 năm nhờ thay đổi toàn diện phương thức thu
16:09 | 05/11/2024 Tài chính
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 sắp cán đích dự toán
15:49 | 04/11/2024 Tài chính
Sửa đổi quy định để công chức thuế chủ động, trách nhiệm hơn
08:42 | 04/11/2024 Tài chính
Đề xuất nhiều giải pháp nhằm rút ngắn thời gian hoàn thuế
17:24 | 03/11/2024 Tài chính
Sàn thương mại điện tử Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam
09:57 | 03/11/2024 Thuế - Kho bạc
Hiệu quả từ xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực Kho bạc Nhà nước
07:31 | 03/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
5 đối tượng chủ mưu buôn bán động vật hoang dã xuyên quốc gia bị xử lý
Bộ Quốc phòng tăng cường chiến dịch cao điểm phòng, chống tội phạm dịp Tết Nguyên đán 2025
Quy trình trình tự thực hiện thủ tục khi Hệ thống VNACCS/VCIS gặp sự cố
Hải quan Hòn Gai về đích sớm nhiều chỉ tiêu năm 2024
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK