Bức tranh chi tiêu công sau 5 năm thực thi khuyến nghị đánh giá
Chi tiêu công đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo dư địa cho chính sách tài khóa. Ảnh: S.T |
Nhiều kết quả tích cực
Báo cáo đánh giá chi tiêu công Việt Nam năm 2014 do Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới phối hợp nghiên cứu và được thực hiện với sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia, Tổng cục Kinh tế Liên bang Thuỵ Sỹ, Bộ các vấn đề toàn cầu của Canada nghiên cứu và công bố. Nội dung của Báo cáo này đã giúp Chính phủ, các nhà quản lý trong hoạch định chính sách nhằm tạo dư địa tài khóa đáp ứng các nhiệm vụ chi tiêu chính, đồng thời đảm bảo bền vững tài khóa; chi tiêu công ở các cấp Trung ương và địa phương gắn kết tốt hơn với các ưu tiên của quốc gia... Sau 5 năm thực hiện các khuyến nghị của Báo cáo, Việt Nam đã đạt được các kết quả tích cực trong công tác quản lí chi tiêu công. Việc phân bổ, quản lý, sử dụng nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) đã được triển khai một cách tích cực, hiệu quả, đóng góp tốt hơn cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng, Báo cáo đánh giá chi tiêu công năm 2014 đã đưa ra 68 khuyến nghị nhằm giúp Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cân nhắc lựa chọn những ưu tiên trong cải cách quản lý tài chính công để đem lại hiệu quả cao hơn trong bối cảnh Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức trên con đường phát triển.
“Từ năm 2017 đến nay, nhiều khuyến nghị của báo cáo đánh giá chi tiêu công đã được luật hóa và đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả tích cực trong các hoạt động: xây dựng kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm, kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch tài chính ngân sách 3 năm theo hình thức cuốn chiếu, xây dựng Luật Quản lý nợ công mới và các văn bản hướng dẫn áp dụng nhiều kinh nghiệm tốt quốc tế, lập báo cáo tài chính nhà nước, hoàn thiện khung khổ pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc thu hút các nguồn lực đầu tư nước ngoài, tập trung đầu tư các tuyến hành lang vận tải, các tuyến đường bộ trọng yếu, đường cao tốc, xử lý các điểm ách tắc...”, Thứ trưởng Võ Thành Hưng cho biết.
96% số khuyến nghị của Báo cáo đã và đang được triển khai thực hiện, trong đó trên 60% các khuyến nghị này đã hoàn thành. Thứ trưởng Bộ Tài chính khẳng định, báo cáo đánh giá chi tiêu công đã phát huy hiệu quả tích cực trong việc tư vấn cho Chính phủ hoạch định chính sách quản lý, cải cách tài chính công thời gian vừa qua.
Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính) Nguyễn Minh Tân cũng nhấn mạnh, việc thực hiện các khuyến nghị của Báo cáo đã giúp Việt Nam cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thực hiện huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đảm bảo an sinh xã hội, đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí. Đồng thời, thông qua việc thực hiện các khuyến nghị của Báo cáo, Việt Nam đã áp dụng các thông lệ quốc tế tốt về quản lý chi tiêu công; tăng cường công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình gắn với tăng cường tự chủ của các địa phương và các đơn vị sử dụng ngân sách; tăng cường hợp tác quốc tế trong quản lý tài chính - NSNN và đầu tư công.
Tăng cường minh bạch ngân sách
Các khuyến nghị của Báo cáo đánh giá chi tiêu công 2014 tập trung vào 3 nội dung chính: đảm bảo bền vững tài khóa; nâng cao trách nhiệm giải trình về kết quả; gắn kết tốt hơn giữa chi tiêu công với những ưu tiên của quốc gia.
Thông tin về những kết quả cụ thể sau 5 năm thực hiện Báo cáo này, ông Nguyễn Minh Tân cho biết, về thu NSNN, quy mô thu được cải thiện, bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 25,2% GDP. Tỷ trọng thu nội địa tăng dần, đạt 59,5% tổng thu NSNN (2006-2010) lên 68,7% (2011-2015) và đến năm 2020 đạt 85,6%; về chi NSNN, tỷ trọng chi bình quân giai đoạn 2016-2020 khoảng 28% GDP (giai đoạn 2011-2015 là 29,5% GDP). Giảm dần tỷ trọng dự toán chi thường xuyên từ mức 65,1% tổng chi NSNN năm 2017 xuống dưới 63,1% năm 2020. Bội chi NSNN bình quân giai đoạn 2016-2020 khoảng 3,45% GDP, đảm bảo mục tiêu không quá 3,9% GDP theo Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội. Quy mô nợ công giảm mạnh từ mức 63,7% GDP cuối năm 2016 xuống 55,2% GDP cuối năm 2020, các chỉ tiêu dư nợ Chính phủ, dư nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn an toàn.
“Việc thực hiện các khuyến nghị đã góp phần bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, tạo dư địa ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, bảo đảm an sinh xã hội và thực hiện thành công mục tiêu “kép” năm 2020 vừa tập trung phòng, chống dịch bệnh, vừa duy trì, phục hồi và phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế năm 2020 đạt 2,91%, thuộc nhóm quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất, Việt Nam giữ nguyên được hệ số tín nhiệm, nâng triển vọng lên tích cực”, ông Nguyễn Minh Tân đánh giá.
Ông Nguyễn Minh Tân cũng cho biết, với mục tiêu nâng cao hiệu quả đầu tư công, chúng ta đã gắn kế hoạch tài chính với kế hoạch kinh tế - xã hội của đất nước với các mục tiêu ưu tiên phát triển kinh tế đất nước, ngành, cơ cấu lại đầu tư của ngành; gắn chi đầu tư phát triển với chi thường xuyên. Bộ, ngành, địa phương cũng đã chủ động trong bố trí và sử dụng vốn đầu tư, qua đó nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực.
Bên cạnh đó, thực hiện báo cáo đánh giá chi tiêu công đã giúp tăng cường mức độ toàn diện và minh bạch ngân sách. Luật NSNN đã bổ sung nhiều quy định nhằm tăng tính toàn diện và minh bạch của ngân sách, trong đó đã xác định rõ phạm vi thu, chi ngân sách; phạm vi và cách tính bội chi NSNN tiếp cận với thông lệ quốc tế. Thông tin về NSNN được công khai đầy đủ, kịp thời. Bộ Tài chính đã xây dựng và triển khai Cổng Công khai NSNN thống nhất trên phạm vi toàn quốc, góp phần củng cố kỷ luật tài khóa và cải thiện chỉ số minh bạch ngân sách quốc gia, qua đó cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia. Cùng với đó, để giúp Quốc hội đánh giá hiệu quả chi tiêu công, kiểm tra giám sát hoạt động tài chính nhà nước cũng như đánh giá năng lực sự tín nhiệm của nền tài chính quốc gia, Bộ Tài chính đã lập báo cáo tài chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc, trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội...
Tuy nhiên, việc thực hiện khuyến nghị còn một số hạn chế. Trong đó, đối với những khuyến nghị chậm triển khai, Bộ Tài chính cho biết, một số quy định về tài chính – NSNN chậm sửa đổi, chưa theo kịp thực tiễn; việc triển khai quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ còn khó khăn. Bên cạnh đó, việc bổ sung một số chính sách thu để bao quát tốt hơn nguồn thu, mở rộng cơ sở thu còn chậm và gặp khó khăn từ dư luận xã hội; quy định pháp lý về việc thu hút các nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, đặc biệt tính ổn định của chính sách không cao.
Bà Steffi Stallmeister, Giám đốc quản lý danh mục, WB tại Việt Nam: Nền kinh tế Việt Nam đến thời điểm này vẫn có khả năng chống chịu cao nhưng cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi các biện pháp giãn cách xã hội để kiềm chế đợt dịch thứ tư bùng phát. Quá trình khôi phục kinh tế tiếp tục được ưu tiên trong thời gian tới, tuy nhiên, chính sách tài khóa thắt chặt, giảm mạnh chi thường xuyên, chi đầu tư đã ảnh hưởng đến nhu cầu và quá trình khôi phục kinh tế. Chính phủ đã kích hoạt các gói kích thích tài khóa, nhưng không phải lúc nào triển khai các gói này cũng phát huy hiệu quả. Do đó, cần các biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ hơn. Cùng với đó, hệ thống quản lý tài chính công cần hài hòa, đồng bộ hơn. Tin mừng là Việt Nam có đủ dư địa tài khóa để thực hiện điều đó. Do đó, Chính phủ có thể chi tiêu nhiều hơn và chi tiêu tốt hơn. Trước khi chi tiêu nhiều hơn thì Việt Nam cần phải cải thiện chất lượng và hiệu suất đầu tư công để chính sách tài khóa đem lại tác động tích cực trong khôi phục kinh tế. Nâng cao sự linh hoạt trong sử dụng nguồn vốn là điều cần ưu tiên, các quy trình phê duyệt cần được hài hòa, đồng bộ hơn nữa. Cần đẩy nhanh tốc độ lập kế hoạch, đấu thầu và giải ngân vốn đầu tư công.
Ông Vũ Ngọc Hưng, Phó vụ trưởng Vụ Tài chính tiền tệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Kết quả nối bật trong đổi mới công tác quản lý đầu tư công thể hiện qua 3 nội dung: áp dụng phương pháp thẩm định dự án theo thông lệ quốc tế; tăng cường phân cấp chi đầu tư cho các địa phương tạo ra cơ chế khuyến khích thúc đẩy sự kết nối giữa các dự án hạ tầng lớn; hoàn thiện khung khổ pháp luật về quản lý mua sắm đấu thầu khu vực công phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong đó, kết quả tăng cường phân cấp chi đầu tư cho các địa phương tạo ra cơ chế khuyến khích, thúc đẩy sự kết nối giữa các dự án hạ tầng lớn, thể chế pháp luật về đầu tư công được hình thành và ngày càng hoàn thiện tạo khung khổ pháp lý thống nhất, đồng bộ cho quản lý đầu tư công. Công tác kế hoạch hóa được đổi mới, thể hiện ở kết quả đầu tư có thứ tự ưu tiên, trong đó trọng tâm là các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án quan trọng quốc gia; cơ cấu đầu tư công có bước chuyển biến tích cực, hài hòa giữa các vùng, miền. Hiệu quả đầu tư công đã từng bước cải thiện. Cụ thể, số dự án sử dụng vốn NSNN trong kỳ giảm một nửa còn 11.100 dự án. Số dự án khởi công mới trong từng năm giảm dần để tập trung cho dự án chuyển tiếp. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2016-2020 bằng 33,7% GDP, đạt mục tiêu bình quân 5 năm (32-34%) và cao hơn giai đoạn 2011-2015 (31,7% GDP). Tỷ trọng vốn đầu tư nhà nước trong tổng đầu tư xã hội giảm dần, từ mức bình quân 39,11% trong giai đoạn 2011-2015 xuống mức bình quân 34%.
|
Tin liên quan
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính: Sẽ tăng cường phân cấp quản lý ngân sách
15:14 | 07/11/2024 Tài chính
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Chưa ghi nhận phản ánh về chậm bồi thường bảo hiểm cho thiệt hại do bão số 3
19:50 | 06/11/2024 Tài chính
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
10:55 | 08/11/2024 Thuế - Kho bạc
Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế, hải quan
20:39 | 07/11/2024 Tài chính
Không để thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá bất hợp lý
15:38 | 07/11/2024 Tài chính
Kho bạc Nhà nước đảm bảo kiểm soát chi ngân sách đến cuối năm 2024
15:15 | 06/11/2024 Thuế - Kho bạc
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8% so với cùng kỳ
12:01 | 06/11/2024 Tài chính
Điều chỉnh chính sách để thích ứng trước tác động hai chiều của các FTA
08:13 | 06/11/2024 Tài chính
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
20:28 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Việt Nam cam kết thực hiện các tiêu chuẩn về minh bạch thuế quốc tế
16:11 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Tài chính vượt thu 4 năm nhờ thay đổi toàn diện phương thức thu
16:09 | 05/11/2024 Tài chính
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 sắp cán đích dự toán
15:49 | 04/11/2024 Tài chính
Sửa đổi quy định để công chức thuế chủ động, trách nhiệm hơn
08:42 | 04/11/2024 Tài chính
Đề xuất nhiều giải pháp nhằm rút ngắn thời gian hoàn thuế
17:24 | 03/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK