Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
Sửa 5 Luật tháo gỡ nhiều nút thắt về đầu tư Chống lãng phí, để mỗi quyết định đầu tư đều hiệu quả và minh bạch "1 luật sửa 4 luật" về đầu tư để tăng phân cấp, gỡ khó cho kinh doanh |
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp. Ảnh: Quốc hội |
Vốn nhà nước tham gia dự án PPP mang tính chất “hỗ trợ”
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, trong phiên chiều 6/11/2024, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) (1 luật sửa 4 luật)
Tham gia thảo luận liên quan đến phương thức đầu tư PPP, đại biểu Thạch Phước Bình (đoàn Trà Vinh) cho rằng, việc mở rộng tất cả lĩnh vực đầu tư của dự án PPP có thể tăng cơ hội cho khu vực tư nhân tham gia nhiều hơn, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước (NSNN).
Đại biểu bày tỏ đồng tình với đề xuất tăng tỷ lệ vốn nhà nước từ 50% lên tối đa 70% trong các trường hợp đặc biệt, nhưng đại biểu đề nghị bổ sung rõ hơn căn cứ, tiêu chí áp dụng nhằm tránh trường hợp tỷ lệ cao dễ bị lạm dụng.
Đồng thời đề xuất mở rộng thẩm quyền quyết định vốn nhà nước tham gia các dự án lớn hơn cho các cơ quan có thẩm quyền khác ngoài Thủ tướng Chính phủ và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh để bảo đảm sự đồng bộ trong thẩm quyền.
Đại biểu Thạch Phước Bình (đoàn Trà Vinh). Ảnh: Quốc hội |
Cũng liên quan đến phần vốn nhà nước trong các dự án PPP, theo đại biểu Trần Văn Tuấn (đoàn Bắc Giang), thực tế cho thấy, để khuyến khích thu hút, huy động các nguồn lực xã hội đầu tư theo hình thức PPP thì chính sách hỗ trợ của Nhà nước là rất quan trọng.
Song Luật PPP năm 2020 mới chỉ quy định vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng, nhằm gia tăng tính hiệu quả về tài chính cho dự án, chưa có quy định về hỗ trợ doanh thu của dự án bị sụt giảm do không phải lỗi của nhà đầu tư.
Do đó, đại biểu Trần Văn Tuấn đề nghị nghiên cứu bổ sung vào dự thảo Luật quy định về các trường hợp cần bổ sung vốn nhà nước hỗ trợ đối với các dự án PPP ký kết hợp đồng trước thời điểm luật này có hiệu lực.
Đồng thời giao cho Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục, đối tượng áp dụng, cơ chế chia sẻ rủi ro của nhà đầu tư bên cho vay khi thực hiện trong trường hợp này.
Nhưng liên quan đến vấn đề này, trong báo cáo giải trình gửi các đại biểu Quốc hội mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) cho biết, việc quy định hạn mức vốn nhà nước nhằm mục tiêu hỗ trợ của NSNN để thu hút nhà đầu tư tư nhân, nhưng vẫn bảo đảm có điều kiện cụ thể để tránh áp dụng tràn lan, không đáp ứng hiệu quả đầu tư.
Tuy nhiên, theo Bộ KHĐT, phần vốn nhà nước tham gia trong dự án PPP mang tính chất “hỗ trợ” nhà đầu tư, doanh nghiệp nhằm tăng tính khả thi về tài chính cho dự án, không mang tính chất “góp vốn” để phân chia lợi nhuận.
Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp). Ảnh: Quốc hội |
Cần xác định rõ lợi ích - hạn chế trước khi luật hóa
Cũng tại phần thảo luận, liên quan đến những quy định về đầu tư theo hợp đồng BT (xây dựng – chuyển giao), một số ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng loại hợp đồng BT tại một số địa phương chưa được tổng kết đầy đủ, nên cần xác định rõ hơn các lợi ích, hạn chế trước khi luật hóa.
Hơn nữa, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) còn đặt lo ngại, việc chuyển giao cho nhà đầu tư bằng tiền, bất động sản nếu chưa tính toán đầy đủ sẽ bị thất thoát tài sản nhà nước hoặc nhà đầu tư bị thiệt thòi.
Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: Quốc hội |
Giải trình một số ý kiến đại biểu Quốc hội nêu tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc khôi phục trở lại hình thức đầu tư theo hợp đồng BT sẽ có phương thức quản lý mới, chặt chẽ hơn.
Bộ trưởng Bộ KHĐT cho rằng, nếu giải quyết được những vướng mắc liên quan đến đầu tư theo hợp đồng BT thì sẽ khơi thông được nguồn lực rất lớn cho đầu tư phát triển, đóng góp ngay cho thu ngân sách và cho tăng trưởng kinh tế, giúp nhiều doanh nghiệp tháo gỡ vướng mắc, giải quyết được rất nhiều công ăn việc làm. |
Qua đó tăng tính minh bạch, đảm bảo quyền lợi của Nhà nước và nhà đầu tư không bị thất thoát.
Nên các cơ quan chức năng sẽ phải xác định giá đất đai, phải đấu thầu, cho cơ chế thanh toán bù trừ ngang giá. Nếu giá đất lên thì định giá lại, nếu thiếu thì nhà đầu tư phải bỏ tiền ra đóng đủ bằng giá đất thực tế ở thời điểm đó, nếu thấp hơn thì nhà nước trả lại bằng tiền…
Về vấn đề BT chuyển tiếp, Bộ trưởng nhận định đây là một vấn đề rất phức tạp. Bởi hiện có 160 dự án khoảng 59.000 tỷ đồng được thống kê, nhưng thức tế có thể còn nhiều hơn tại các địa phương.
Vì thế, Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo, bao gồm Phó Thủ tướng Thường trực làm Trưởng Ban và trong đó có cả ngành công an, tòa án, kiểm sát cùng sự tham gia của tất cả cơ quan nội chính.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết vào chiều mai (7/11/2024) sẽ họp để công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo, sau đó sẽ tổng hợp rà soát trên cả nước và có hướng xử lý cho từng nhóm vấn đề.
Tin liên quan
Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội làm việc với Cục Hải quan TPHCM
21:12 | 05/12/2024 Hải quan
Phê chuẩn đề nghị của Chánh án Toà án Nhân dân tối cao về cục, vụ, cơ quan báo chí
14:48 | 05/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tiếp tục gỡ khó cho Vietnam Airlines, cho phép Pacific Airlines được xóa tiền phạt chậm nộp thuế
22:33 | 30/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
19:57 | 23/12/2024 Kinh tế
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
19:19 | 23/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics