Thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ: Tăng gần 250 lần sau 26 năm
![]() | Việt Nam- Hoa Kỳ: Xu hướng tăng trưởng thương mại sẽ tiếp tục được duy trì |
![]() | Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 9 của Hoa Kỳ |
![]() |
Cơ cấu các ngành hàng chủ lực trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ hết tháng 4/2022. Biểu đồ: T. Bình |
Chuyện xuất khẩu dệt may
Trong quan hệ ngoại thương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, ngành hàng dệt may xuất khẩu của nước ta giữ vai trò hết sức quan trọng. Từ nhiều năm qua, nền kinh tế lớn nhất thế giới luôn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nhóm hàng này với thị phần những năm gần đây xoay quanh mức trên dưới 50% kim ngạch xuất khẩu dệt may của cả nước. Đơn cử như năm 2021, xuất khẩu dệt may sang Hoa Kỳ đạt hơn 16 tỷ USD, chiếm khoảng 49,2%.
Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, riêng trong tháng 4/2022, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt gần 10,3 tỷ USD, tăng gần 33,3% so với cùng kỳ 2021. Chỉ trong tháng 4 có 4 nhóm hàng xuất khẩu sang thị trường này đạt hơn 1 tỷ USD gồm: dệt may, điện thoại, máy vi tính, máy móc. Ngoài ra còn nhiều nhóm hàng có kim ngạch từ vài chục đến hàng trăm triệu USD như gỗ và sản phẩm gỗ; giày dép; phương tiện vận tải; thủy sản... Tính chung hết tháng 4, xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 36,2 tỷ USD, tăng 20,82% so với cùng kỳ năm ngoái. 4 tháng qua, nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục duy trì vị thế là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam khi chiếm đến 29,56% tổng kim ngạch cả nước. Hết tháng 4 có 6 nhóm hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt kim ngạch hơn 1 tỷ USD gồm: dệt may; điện thoại; máy vi tính; máy móc; gỗ và sản phẩm gỗ; giày dép. Đáng chú ý, Hoa Kỳ cũng là thị trường xuất khẩu quan trọng của nhiều nhóm hàng chủ lực thuộc lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam. Có thể kể đến như thủy sản (đạt gần 850 triệu USD); hạt điều (đạt 286 triệu USD); cà phê (gần 103 triệu USD)... Ở chiều ngược lại, hết tháng 4, nhập khẩu hàng hóa từ Hoa Kỳ đạt kim ngạch 4,6 tỷ USD, giảm khoảng 9,8% so với cùng kỳ năm ngoái. |
Nhưng, để chiếm được chỗ đứng vững chắc ở thị trường Hoa Kỳ không phải là câu chuyện dễ dàng. Trong một bài viết cách đây ít năm, ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam- Vinatex (giai đoạn 1999-2010), từng ví von “đây là giấc mơ thành hiện thực”.
Ông Lê Quốc Ân nhớ lại câu chuyện cuối năm 2001 khi đoàn doanh nghiệp dệt may Việt Nam khoảng 20 đơn vị, tháp tùng đoàn công tác của lãnh đạo Chính phủ sang Hoa Kỳ tổ chức cuộc triển lãm đầu tiên hàng dệt may Việt Nam và ra mắt Văn phòng Đại diện thương mại của Vinatex tại New York nhân dịp lãnh đạo Chính phủ hai nước thỏa thuận đưa Hiệp định Thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ (BTA) vào hiệu lực. Lúc đó, xuất khẩu dệt may Việt Nam vào Hoa kỳ mới chỉ đạt kim ngạch 47 triệu USD, xếp thứ 67 trong các quốc gia, vùng lãnh thổ xuất khẩu dệt may vào thị trường này. Tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm đó cũng chỉ đạt chưa đầy 2 tỷ USD, trong khi Thái Lan đã đạt trên 6 tỷ USD và Indonesia đã đạt trên 8 tỷ USD.
“Nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu và sở hữu trí tuệ trong quan hệ thương mại với các công ty nhập khẩu Hoa Kỳ, tôi đã cùng các thành viên trong đoàn rà soát loại bỏ các nhãn hiệu của Hoa Kỳ vô tình có trong số hàng mẫu được trưng bày tại cuộc triển lãm (lúc đó chúng tôi về cơ bản chưa gia công cho các thương hiệu này). Nhờ Tham tán Thương mại của nước ta tại Hoa Kỳ kết nối và mời được lãnh đạo một số thương hiệu lớn như: Diesel, Limited Brand, Target, Smart Shirt, Mast Industries… đến tiếp xúc tại cuộc triển lãm và sau khi xem hàng mẫu, họ tỏ ra khá hài lòng và nhận lời sang thăm chúng tôi tại Việt Nam ngay trong đầu năm 2002”, ông Lê Quốc Ân hồi tưởng.
Cùng với tác động tích cực của BTA (loại bỏ chế độ phân biệt đối xử trong thuế nhập khẩu hàng Việt Nam), giới doanh nghiệp dệt may tiếp tục tổ chức triển lãm hàng dệt may tại Hà Nội và TPHCM vào tháng 4/2002 để tiếp đón các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ. Ngay sau đó, Limited Brand, Mast Industries và Target đã quyết định mở văn phòng đại diện của họ tại Việt Nam và bắt đầu đưa đơn hàng về đây. Ngay trong năm 2002, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Hoa kỳ đã đạt 957 triệu USD (gấp 20 lần năm 2001).
Theo ông Lê Quốc Ân, sau khi cơ chế giám sát với hàng dệt may Việt Nam được phía Hoa Kỳ bãi bỏ vào giữa năm 2009, từ năm 2010 trở đi, ngành hàng này mới thực sự được đối xử bình đẳng khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ tương tự các thành viên WTO và nhờ đó đã đạt tốc độ tăng trưởng hai con số hàng năm. Đến năm 2019, xuất khẩu dệt may Việt Nam vào Hoa Kỳ đã đạt trên 15 tỉ USD, trở thành nước xuất khẩu dệt may vào Hoa Kỳ lớn thứ 2 trên thế giới sau Trung Quốc.
Từ trăm triệu đến trăm tỷ USD
Cùng với dệt may, nhiều ngành hàng khác của Việt Nam cũng tìm được chỗ đứng vững chắc để góp sức giữ vững vị trí của Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Các nhóm hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ ngày càng đa dạng, từ hàng hóa nông sản đến lĩnh vực công nghệ cao như điện thoại, máy vi tính, máy móc…
Đến năm 2021, sau 26 năm bình thường hóa và thiết lập quan hệ ngoại giao, thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ tăng khoảng 247 lần, từ 450 triệu USD năm 1995 lên 111,56 tỷ USD. Trong lịch sử ngoại thương của Việt Nam, Hoa Kỳ là đối tác thương mại thứ hai đạt được mốc 100 tỷ USD (sau Trung Quốc).
Năm 2021, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 96,29 tỷ USD, tăng 24,9% so với năm 2020. Nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam khi chiếm đến 28,6% kim ngạch cả nước.
Năm ngoái có tới 13 nhóm hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, trong đó có 3 nhóm đạt hơn 10 tỷ USD, gồm: máy móc, thiết bị với 17,82 tỷ USD; dệt may 16,1 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 12,76 tỷ USD. Ngành nông nghiệp cũng có nhiều nhóm hàng “tỷ USD” như: gỗ và sản phẩm gỗ (8,77 tỷ USD), thủy sản (hơn 2 tỷ USD), hạt điều (hơn 1 tỷ USD).
Chiều ngược lại, năm ngoái Việt Nam chi 15,27 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Hoa Kỳ, tăng 11,4% so với năm 2020 và chiếm 4,6% kim ngạch cả nước. 2 nhóm hàng nhập khẩu có kim ngạch 1 tỷ USD trở lên là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 4,79 tỷ USD; bông 1,17 tỷ USD. Ngoài ra, nhóm hàng máy móc, thiết bị cũng đạt kim ngạch xấp xỉ 1 tỷ USD (992 triệu USD).
Tin liên quan

Mỗi ngày người Việt chi hơn 1.000 tỷ đồng mua sắm online
16:39 | 30/06/2025 Thương mại điện tử

Chiến lược ứng phó của doanh nghiệp Việt trước áp lực thuế quan
15:50 | 25/06/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Việt Nam chia sẻ mô hình tài chính bền vững trong phòng, chống tác hại thuốc lá
15:40 | 24/06/2025 Diễn đàn

Cà phê Việt: Nửa năm, chinh phục trọn kế hoạch
10:21 | 04/07/2025 Xu hướng

65 tỷ USD: Mục tiêu lớn trên hành trình bền bỉ của nông nghiệp Việt Nam
08:34 | 04/07/2025 Xu hướng

Chú trọng nâng cao năng lực chế biến sâu và bảo quản nông sản sau thu hoạch
21:00 | 02/07/2025 Xu hướng

Kịch bản nào cho xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm?
20:49 | 02/07/2025 Xu hướng

Xuất khẩu tại Nghệ An tăng trưởng tích cực nửa đầu năm
16:29 | 02/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Khởi công 2 công trình thuộc Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh
14:33 | 01/07/2025 Xu hướng

“Cửa sáng” cho nông sản Việt vào Nhật
13:49 | 30/06/2025 Xu hướng

Thông tư 40 mở đường tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu
13:40 | 30/06/2025 Cần biết

Giá mủ lập đỉnh: Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt
12:30 | 28/06/2025 Xu hướng

Tìm giải pháp logistics tối ưu thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa bền vững
10:22 | 28/06/2025 Xu hướng

Doanh nghiệp xuất khẩu vay vốn tăng hơn 50%
15:49 | 27/06/2025 Cần biết

Doanh nghiệp chọn “lối thoát” xuất khẩu cá ngừ
11:02 | 27/06/2025 Xu hướng

Nam Á – thị trường xuất khẩu giàu tiềm năng cho doanh nghiệp Việt
20:52 | 26/06/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Hải quan khu vực XIV: Đảm bảo duy trì hoạt động thông suốt

Chống hàng giả hàng nhái: Phương thức thủ đoạn của các đối tượng ngày càng tinh vi

Viettel "bắt tay" OPPO: Thúc đẩy phổ cập 5G và trải nghiệm AI tại Việt Nam

Hơn 95% hàng hóa Việt Nam hiện diện trong hệ thống phân phối hiện đại

Truyền thông và thương hiệu: Nền móng niềm tin, đòn bẩy giúp doanh nghiệp tăng trưởng

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025
09:17 | 27/06/2025 Infographics

Hải quan khu vực XIV: Đảm bảo duy trì hoạt động thông suốt

Công bố lãnh đạo chủ chốt của Thuế tỉnh Phú Thọ

6 tháng đầu năm, Thái Nguyên thu ngân sách đạt 11.062 tỷ đồng

Hải quan khu vực IV vận hành thông suốt theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Hải quan khu vực V thu ngân sách đạt 7.547 tỷ đồng

Hướng dẫn cập nhật, thay đổi thông tin đăng ký thuế qua eTax Mobile

Truyền thông và thương hiệu: Nền móng niềm tin, đòn bẩy giúp doanh nghiệp tăng trưởng

Cỗ máy gia tốc từ Nghị quyết 57-NQ/TW: Một bài học sống động

Hải Phòng sau sáp nhập: Cơ hội mới cho thị trường bất động sản bứt tốc

Cơ hội để ngành điện tử Việt Nam tái cấu trúc

Doveco: Tiên phong sản xuất xanh, khai mở tầm nhìn bền vững cho nông sản Việt

Viettel khởi công biểu tượng công nghệ mới bên sông Hàn

Đề xuất hoàn thiện cơ sở pháp lý về thời hạn xử lý nghĩa vụ tài chính đất đai

Hàng hóa phục vụ phát triển khoa học, công nghệ được miễn thuế nhập khẩu

Quy định mới về kiểm tra, xác định trị giá hải quan

Thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa từ kho ngoại quan của doanh nghiệp chế xuất

Giảm 50% mức thu của 46 loại phí, lệ phí

Thủ tục hải quan khi thay đổi địa chỉ theo đơn vị hành chính mới

Hơn 95% hàng hóa Việt Nam hiện diện trong hệ thống phân phối hiện đại

Hậu kiểm thực phẩm online: Sẽ so ảnh mạng, đối chiếu hàng thật

Luật mới sẽ buộc sàn và người bán chia sẻ trách nhiệm

Xăng RON95-III tiếp tục giảm 1.210 đồng/lít, giá tối đa 19.906 đồng/lít

Yêu cầu ngừng kinh doanh, sử dụng 7 sản phẩm dưỡng da của Công ty Toàn Cầu Đông Nam

Siết chặt kinh doanh dược phẩm trên nền tảng thương mại điện tử

OCOP Việt: Hành trình vươn ra thế giới

Thị trường bất động sản kỳ vọng sự "bùng nổ"

Giải bài toán giá nhà leo thang với loại hình bất động sản mới "Livehouse"

Ngành sản xuất Việt vẫn loay hoay với bài toán giữ đà hay gãy đà?

Thu hồi 2 loại kem đánh răng Aquafresh của Nhật
