Thế giới đối mặt với "cơn sốt urani"
Đằng sau "cơn sốt" taxi tự hành trên mạng xã hội Trung Quốc Iran làm giàu urani để “dọa” Mỹ, EU hay tái khởi động hạt nhân? IAEA tiết lộ gây chú ý về “dấu vết” urani chưa khai báo của Iran |
Bột urani oxide trong một máy ép lọc công nghiệp |
Vào năm 2023, nhu cầu về urani đạt mức cao nhất kể từ năm 2011 trong bối cảnh cả châu Á và châu Âu đều đang theo đuổi các chương trình hạt nhân quy mô lớn để đáp ứng nhu cầu năng lượng và giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Hiện nay có hơn 60 nhà máy điện hạt nhân đang được xây dựng trên thế giới. Bà Tatyana Skryl, Phó Giáo sư Khoa Lý thuyết Kinh tế của Đại học Kinh tế Quốc dân Plekhanov (Nga) nhận định: “Năng lượng xanh vẫn là chất xúc tác chính cho thị trường hàng hóa. Rốt cục, các nhà máy điện hạt nhân sản xuất ra năng lượng ‘sạch’ rẻ nhất”.
Bên cạnh đó, cuộc xung đột ở Ukraine đã làm nổi bật sự phụ thuộc nặng nề của châu Âu vào dầu khí của Nga. Điều này đã thúc đẩy ngành công nghiệp hạt nhân và làm tăng mạnh nhu cầu về nhiên liệu hạt nhân.
Nikolai Neplyuev, nhà kinh tế kiêm chuyên gia trong ngành hóa chất Nga, lưu ý: “Tại hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc về khí hậu quốc tế, người ta đã thừa nhận rằng nếu không có năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình thì quá trình chuyển đổi năng lượng sẽ không hiệu quả. Đại diện của 20 quốc gia hàng đầu đã thông qua tuyên bố chung nhằm tăng gấp 3 lần sản xuất năng lượng hạt nhân. Điều này thể hiện rõ ràng xu hướng chuyển đổi từ các nguồn tái tạo sang năng lượng ít carbon, bao gồm cả năng lượng hạt nhân”.
Trong khi đó, urani làm giàu đã tăng giá rất nhiều: 678 euro/kg vào năm 2021; 1.163 euro/kg năm 2022, 1.713 euro/kg năm 2024. Liên minh châu Âu (EU) không hài lòng với tình trạng này và đang tìm kiếm các nhà cung cấp khác. Còn Mỹ hồi tháng 5 đã cấm mua urani của Nga - nguồn cung cấp chiếm gần 1/3 lượng nhập khẩu của nước này. Tuy nhiên, trước thời hạn đó, Mỹ đã tăng mạnh lượng mua từ Nga, lên tới 702 tấn vào năm 2023 so với 588 tấn của năm 2022). Hơn nữa, luật của Mỹ có các điều khoản cho phép nước này tiếp tục mua nguyên liệu thô từ Nga nếu việc thay thế nhập khẩu không thành công. Washington cũng đang gây áp lực lên EU, nhưng Brussels chưa áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với lĩnh vực hạt nhân do Pháp và Hungary không đồng tình trong vấn đề này.
Dự báo, nhu cầu về urani sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới và những nước tiêu dùng lớn chủ yếu là Mỹ, Pháp và Trung Quốc sẽ phải cạnh tranh gay gắt để giành nguồn cung. Ông Mikhail Khachaturyan, Phó Giáo sư khoa Phát triển chiến lược và đổi mới của Đại học Tài chính Nga, khẳng định: “Pháp - quốc gia đã mất khả năng tiếp cận các mỏ urani ở Niger, cũng sẽ mất Namibia trong tương lai gần, điều này sẽ làm tăng tính cạnh tranh và tăng giá”.
Trong khi phương Tây đang tìm cơ hội để “loại bỏ” Nga, thì Moscow lại đang gia tăng ảnh hưởng đối với các nhà sản xuất chủ chốt và kiểm soát nguồn cung, cũng như bổ sung thêm các thị trường mới. Theo chuyên gia Maria Girich tại Trung tâm Nga-OECD thuộc Học viện Hành chính Công và Kinh tế Quốc dân trực thuộc tổng thống Liên bang Nga (RANEPA), Tập đoàn hạt nhân Rosatom của nhà nước Nga đang xây dựng các nhà máy điện hạt nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Bangladesh, Trung Quốc, Hungary, Ai Cập – với tổng cộng 34 lò phản ứng ở nước ngoài. Theo nhiều nguồn tin khác nhau, hiện có khoảng 30 quốc gia với khoảng 440 nhà máy điện hạt nhân nhập khẩu nguyên liệu urani từ Nga.
Tin liên quan
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận có quy mô đầu tư hàng tỷ USD
21:44 | 07/12/2024 Kinh tế
Điện hạt nhân: Động lực thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh của Trung Quốc
09:01 | 02/12/2024 Nhìn ra thế giới
Chính thức trình Quốc hội tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
20:09 | 27/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hai kịch bản kinh tế khác biệt cho ông Donald Trump
11:14 | 15/01/2025 Nhìn ra thế giới
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ thu giữ lô hàng giả giá trị 18 triệu USD
17:18 | 31/12/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
LNG - quân bài trong tranh chấp thương mại quốc tế
09:27 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Campuchia thông báo giảm mạnh phí thị thực điện tử từ đầu năm 2025
09:16 | 30/12/2024 Nhìn ra thế giới
Chính sách thương mại Mỹ “phủ bóng” triển vọng tăng trưởng kinh tế Nhật Bản
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hai kịch bản kinh tế khác biệt cho ông Donald Trump
Triển vọng tích cực cho doanh số xe điện toàn cầu năm 2025
Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga
Những thông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng
Quỹ Hỗ trợ đầu tư mang lại lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics