Thứ trưởng Bộ Công Thương: Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận có quy mô đầu tư hàng tỷ USD
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân trả lời báo chí. Ảnh: VGP |
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ vào chiều 7/12/2024, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đã trả lời báo chí về những vấn đề liên quan đến việc Quốc hội đã chốt tái khởi động Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Về những lợi ích mang lại, đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương đã nhấn mạnh đến việc có được nguồn năng lượng sạch, đáp ứng được tiêu chuẩn kép trong xu thế phát triển năng lượng xanh, năng lượng tái tạo. Đồng thời có một nguồn năng lượng an toàn để phục vụ phát triển kinh tế xã hội, không chỉ ở Ninh Thuận mà còn vùng xung quanh và đáp ứng nhu cầu toàn quốc. Cũng như tạo động lực để có một nền công nghệ, khoa học cao, đặc biệt là khoa học năng lượng nguyên tử. "Đây là khoa học nền tảng và tương lai còn phát triển, kéo theo cả một ngành công nghiệp cũng như nguồn nhân lực cao để phát triển đất nước", Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ. |
Theo đó, ngày 30/11/2024, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 8, trong đó đã quyết định tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận theo tờ trình của Chính phủ.
Quốc hội giao Chính phủ khẩn trương chỉ đạo bố trí nguồn lực thực hiện theo kết luận của cấp có thẩm quyền.
Đồng thời nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan, trong đó có Luật Năng lượng nguyên tử.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho hay, với dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, Bộ Công Thương đã nghiên cứu, rà soát, báo cáo lên Chính phủ, báo cáo các cơ quan có thẩm quyền, trên cơ sở đồng ý chủ trương, hiện nay vấn đề đặt ra là triển khai thế nào cho phù hợp.
Chính phủ đã giao cho các bộ, ngành có liên quan và Bộ Công Thương chủ trì nghiên cứu, báo cáo với Chính phủ.
Trong đó Chính phủ yêu cầu phải hoàn thiện thể chế pháp luật, trên cơ sở Quốc hội đã thông qua Luật Điện lực sửa đổi, trong đó có nội dung liên quan đến việc phát triển điện hạt nhân.
Bên cạnh đó, trong tuần này, Chính phủ họp đã thông qua dự kiến và sẽ báo cáo với Quốc hội để sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử.
Cùng với đó là các hệ thống pháp luật khác có liên quan đến đầu tư, xây dựng, an toàn, bảo vệ môi trường… để hội tụ đủ cho thực hiện.
Ảnh minh hoạ: Internet |
Ngoài ra, Bộ Công Thương đã tham mưu với Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân và Tổ công tác để tiếp tục khởi động chương trình điện hạt nhân tại Việt Nam.
Ban chỉ đạo dự kiến do đồng chí Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban và một Phó Trưởng ban là Phó Thủ tướng Chính phủ. Các thành viên gồm các Bộ trưởng các ngành có liên quan.
Tổ công tác thực hiện theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo và dự kiến sẽ gồm đại diện của các bộ, ngành có liên quan cũng như các chuyên gia, các nhà khoa học về phát triển điện hạt nhân. Tổ trưởng Tổ công tác sẽ là Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Ngoài ra, để có thể triển khai được, Bộ Công Thương sẽ sớm trình các cơ quan có thẩm quyền để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung Quy hoạch điện VIII.
Cùng đó, Bộ kiến nghị cơ quan có thẩm quyền lựa chọn chủ đầu tư dự án, là vấn đề quan trọng vì đây là chủ thể quan trọng gắn với triển khai, đề xuất, nghiên cứu, xây dựng và vận hành dự án.
Đối với địa phương, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết đã đề nghị lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận nghiên cứu và sớm tạo điều kiện có mặt bằng sạch cũng như tạo được sự đồng thuận của người dân địa phương để thuận lợi nhất cho quá trình triển khai dự án điện hạt nhân ở Ninh Thuận.
Về thuận lợi, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho hay là đã đạt được sự đồng thuận rất cao, nên có rất nhiều thuận lợi.
Nhưng cũng có một số thách thức, đó là câu chuyện lựa chọn công nghệ đảm bảo an toàn... Nhưng hiện nay công nghệ rất tiên tiến, có rất nhiều công nghệ mới và đảm bảo an toàn ngày càng cao.
Về xác định tổng mức đầu tư, Thứ trưởng nêu rõ: "Dự kiến sơ bộ con số chưa phải chính xác nhưng chắc chắn cũng phải hàng tỷ đô, do còn phải tùy thuộc vào quy mô, vị trí, yêu cầu công nghệ và cả yêu cầu về vấn đề an toàn".
Điện hạt nhân cung cấp nguồn điện ổn định và tiết kiệm hơn
Phân tích về vấn đề phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam, TS. Richard Ramsawak, giảng viên ngành Kinh tế, Khoa Kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam cho rằng, Việt Nam cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Nhưng Việt Nam đang phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt điện than, thủy điện và khí đốt tự nhiên để đáp ứng nhu cầu năng lượng của đất nước. Nên trong bối cảnh trên, điện hạt nhân nổi lên trở lại như một giải pháp tiềm năng để thu hẹp khoảng cách giữa phát triển bền vững và tăng trưởng kinh tế. TS. Richard Ramsawak cũng cho rằng, về lâu dài, điện hạt nhân có thể cung cấp nguồn điện ổn định và tiết kiệm chi phí hơn. Mặc dù việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân có chi phí ban đầu cao nhưng chi phí vận hành thường thấp hơn so với các nhà máy nhiên liệu hóa thạch. TS. Richard Ramsawak cho hay, một trong những rào cản chính đối với việc triển khai điện hạt nhân tại Việt Nam là khoản đầu tư ban đầu rất lớn, cùng các vấn đề về an toàn và môi trường. Vì thế, vị chuyên gia này khuyến nghị, Việt Nam sẽ cần đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn quốc tế nghiêm ngặt. Việt Nam có thể cân nhắc các công nghệ mới nổi như lò phản ứng mô-đun nhỏ (SMR) và lò phản ứng hạt nhân thế hệ 4, an toàn hơn và hiệu quả hơn so với các lò phản ứng truyền thống. Về nhân lực, Việt Nam có thể hợp tác với các quốc gia đã có ngành công nghiệp hạt nhân lớn mạnh (như Pháp, Nhật Bản, Nga) để đào tạo kỹ sư, kỹ thuật viên và cán bộ quản lý về công nghệ hạt nhân, quy trình an toàn và vận hành nhà máy. |
Tin liên quan
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vinh danh các sản phẩm, công trình hiệu quả năng lượng năm 2024
21:40 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
4 thị trường mục tiêu và tiềm năng của thủy sản Việt Nam năm 2025
10:16 | 24/01/2025 Kinh tế
Năm 2025, kỳ vọng kiều hối về TPHCM sẽ đạt trên 10 tỷ USD
21:13 | 23/01/2025 Kinh tế
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
4 thị trường mục tiêu và tiềm năng của thủy sản Việt Nam năm 2025
Chính sách của ông Trump có thể khiến các nhà sản xuất ôtô của Mỹ tụt hậu
Tổng thống Trump cảnh báo áp thuế đối với các doanh nghiệp không sản xuất tại Mỹ
75 năm quan hệ Việt Nam-LB Nga: Hướng tới tương lai hợp tác mạnh mẽ
Chương trình Chuyển động Hải quan tháng 1/2025
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics