Sửa Luật để tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp nhà nước
Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại DN đã có nhiều điểm mới để phù hợp yêu cầu thực tiễn. Ảnh minh họa: H.Dịu |
Tạo điều kiện cho DNNN tự chủ, tự chịu trách nhiệm
Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại DN đã được thông qua về mặt chủ trương tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025), sẽ trình Quốc hội cho ý kiến lần thứ nhất tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) tới đây và dự kiến Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2026.
Tham dự và phát biểu tại hội thảo được tổ chức vào ngày 13/8/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, đây là dự án luật rất quan trọng, tác động đến các DNNN. Bộ trưởng khẳng định, phải đảm bảo khi một đồng vốn Nhà nước bỏ vào DN và tạo điều kiện cho lãnh đạo DN sử dụng thì phải bảo toàn, phát triển nguồn vốn, tạo ra được công ăn việc làm, tạo ra lợi nhuận, thực hiện nộp ngân sách cho Nhà nước. Muốn làm được điều này, theo Bộ trưởng, chính sách pháp luật phải tạo được những điều kiện tốt nhất cho DNNN thúc đẩy phát triển, tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Đồng tình với quan điểm của Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, việc rà soát lại hệ thống pháp luật, các cơ chế chính sách về DNNN, đặc biệt là cơ chế liên quan đến quản lý vốn, tài sản nhà nước tại DN cũng như cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN là hết sức cấp bách và cần thiết. Qua đó tách bạch, phân định rõ chức năng của chủ sở hữu tài sản vốn nhà nước với chức năng quản trị DN cũng như chức năng quản lý nhà nước đối với DN.
Đảm bảo tạo thuận lợi khi thực hiện
Theo đánh giá của các chuyên gia và DN, dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại DN đã có nhiều điểm mới để phù hợp yêu cầu thực tiễn, thực sự “cởi trói” cho hoạt động của DNNN.
Cụ thể là không chỉ mới từ việc đổi tên Luật mà để tách bạch, phân định rõ chức năng chủ sở hữu vốn với chức năng quản lý nhà nước, phân công rõ, phân cấp mạnh về công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, báo cáo, giải trình việc đầu tư vốn nhà nước tại DN, dự thảo Luật quy định theo hướng, Nhà nước, Chính phủ quản lý đối với cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn, cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn quản lý theo phần vốn tại DN có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp, DN có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý theo phần vốn tại DN có vốn nhà nước đầu tư khác.
Góp ý thêm về về nội dung này, ông Tạ Hữu Doanh, Trưởng ban Tổng hợp – Pháp chế, Tập đoàn Dệt may (Vinatex) cho rằng, dự thảo Luật đã tách bạch các nhóm DN hơn so với quy định hiện hành tại Luật số 69/2014/QH13 về quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN, giúp các DN hoạt động thuận lợi hơn. Tuy nhiên, tiêu chí về DN có vốn đầu tư nhà nước khác nên cần xác định rõ ràng, cụ thể hơn, nên là DN có vốn đầu tư trên 50% vốn điều lệ của DN F1 bởi nếu sở hữu ít cổ phần sẽ không được quyền chi phối.
Cùng với nội dung trên, các quy định của dự thảo Luật cũng xác định rõ nội dung quản lý vốn nhà nước đầu tư tại DN; thực hiện phân công rõ, phân cấp mạnh và cụ thể các nội dung đầu tư vốn quan trọng, có số vốn đầu tư lớn, gắn với lựa chọn người quản lý vốn nhà nước đầu tư; trên cơ sở đó quy định cụ thể trình tự, thủ tục, thẩm quyền về công tác nhân sự, chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh hàng năm và phương án phân phối lợi nhuận của DN. Đối với tỷ lệ trích lập Quỹ Đầu tư phát triển để tại DN từ lợi nhuận sau thuế, Bộ Tài chính đang đề xuất 3 phương án, nhưng hiện các ý kiến đều nghiêng về phương án 2 là trích tối đa 80% lợi nhuận sau thuế vào Quỹ để đảm bảo cho các doanh nghiệp có nguồn lực triển khai đầu tư.
Ngoài ra, dự thảo Luật quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền chỉ phê duyệt chủ trương đầu tư, còn lại DN quyết định đầu tư và thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định tại pháp luật về Luật Đầu tư, Luật Xây dựng. Theo đánh giá, quy định này đảm bảo nguyên tắc Nhà nước là chủ sở hữu đầu tư vốn nhưng không can thiệp hành chính vào hoạt động quản trị sản xuất kinh doanh của DN.
Tất nhiên, do là bộ luật phức tạp và tác động đến hoạt động của khối DNNN đang đóng vai trò “đầu tàu” của cộng đồng DN nên vẫn còn một số ý kiến trái chiều. Các cơ quan quản lý, cơ quan soạn thảo đã cam kết tiếp thu các góp ý để sửa đổi và bổ sung, đảm bảo tạo thuận lợi khi thực hiện cho chủ sở hữu, các DN, các bộ, ngành, địa phương.
Góp ý chung cho dự thảo Luật, qua nghiên cứu thực tiễn và nội dung đánh giá, tổng kết Luật số 69/2014/QH13, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN cho rằng, Bộ Tài chính cần tiếp tục nghiên cứu, quan tâm, tập trung ưu tiên xây dựng các quy định trong dự thảo Luật nhằm giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành Luật số 69/2014/QH13. Trong đó cần thể chế hóa đầy đủ quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới, cơ cấu lại và phát triển DN có vốn nhà nước phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời kế thừa, phát huy những quy định còn phù hợp với thực tế, cũng như đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho cơ quan đại diện chủ sở hữu và DN, giảm các công việc sự vụ phải xem xét, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ…
Ông Nguyễn Duy Long, Trưởng phòng Chính sách tổng hợp, Cục Tài chính DN, Bộ Tài chính: Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại DN có nhiều điểm sửa đổi bổ sung, thể hiện tư duy mới trong cách quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại DN so với Luật hiện hành. Nguyên tắc Nhà nước là một nhà đầu tư vốn tại DN, không can thiệp hành chính trực tiếp vào hoạt động và quản trị của DN mà được thực hiện thông qua cơ quan, người đại diện chủ sở hữu vốn tại DN để đảm bảo các quyền của nhà đầu tư vốn, góp vốn vào DN. Đồng thời, dự thảo Luật cũng bám sát tinh thần cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đặc biệt là phân cấp mạnh hơn cho cơ quan đại diện chủ sở hữu. Ông Hà Quý Sáng, Trưởng phòng Tài chính DN, Sở Tài chính TP Hà Nội: Trong quá trình triển khai Luật số 69/2014/QH13, bên cạnh những kết quả đạt được cũng có phát sinh những vướng mắc, đặc biệt liên quan đến thẩm quyền của cơ quan đại diện chủ sở hữu, DN trong quyết định đầu tư, sử dụng vốn nhà nước tại DN cũng như quy trình, thủ tục đầu tư, sử dụng vốn nhà nước… Do đó, việc sửa đổi Luật lần này là rất cấp thiết. |
Tin liên quan
Hoàn thành phê duyệt tái cơ cấu, sắp xếp Vinapaco và Vinacafe trước 31/10
10:48 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sửa luật để phát huy tính tự chủ, doanh nghiệp nhà nước cũng muốn "quyền tự quyết"
20:02 | 22/08/2024 Tài chính
Tính toán chính sách khi doanh nghiệp nhà nước không có lãi
19:21 | 19/08/2024 Tài chính
Miễn kiểm tra an toàn thực phẩm, chất lượng với hàng nhập khẩu khắc phục thiên tai
17:00 | 03/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
4 loại ô tô công trong danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia
15:20 | 02/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Mặt hàng ECU của xe máy phù hợp phân loại vào nhóm 8537
10:34 | 02/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Cần quản lý chặt hàng hóa miễn thuế
08:54 | 02/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hàng nhập khẩu không đáp ứng điều kiện bị tịch thu có được hoàn thuế?
14:15 | 01/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Mặt hàng dây rút bằng giấy fibre strap phù hợp phân loại vào nhóm 4823
15:24 | 30/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bộ Y tế đồng tình tăng thuế để giảm tác hại của rượu, bia, thuốc lá
06:10 | 29/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính sách hoàn thuế hàng nhập khẩu phái tái xuất
10:29 | 27/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Kê khai hải quan mặt hàng điện nhập khẩu
16:26 | 26/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hướng dẫn xuất nhập khẩu các sản phẩm chứa tiền chất Formic Acid
15:52 | 26/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất giảm 15 đến 30% tiền thuê đất năm 2024 cho người bị ảnh hưởng bão số 3
14:45 | 26/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phân loại mặt hàng bột của thép không gỉ
09:07 | 25/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không
08:15 | 25/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Phấn đấu khởi công xây dựng trụ sở Hải quan tại sân bay Long Thành sớm hơn kế hoạch
Bắt đối tượng dùng xuồng máy vận chuyển mỹ phẩm lậu từ Campuchia về Việt Nam
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Israel đạt gần 2 tỷ USD
Quan điểm trái chiều về việc EU tăng thuế đối với xe điện Trung Quốc
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước bắt đầu dự Hội nghị Pháp ngữ và thăm chính thức Pháp
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics