Hội nghị thượng đỉnh Bộ tứ và các vấn đề đáng quan tâm
Ấn Độ, Australia tổ chức Đối thoại 2+2 cấp bộ trưởng đầu tiên | |
Nhật Bản ủng hộ Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương | |
Nhật Bản, Australia nhất trí thúc đẩy CPTPP và RCEP |
Hội nghị thượng đỉnh Bộ tứ và các vấn đề đáng quan tâm |
Các nhà lãnh đạo của Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ (nhóm Bộ tứ) sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên tại Washington vào ngày 24/9 nhằm thúc đẩy hợp tác ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Hội nghị đặc biệt gây sự chú ý của dư luận trong khu vực bởi những chủ đề chính sẽ được các nhà lãnh đạo bàn thảo.
Bộ tứ sẽ tìm cách thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Các quốc gia Bộ tứ đã bắt đầu tổ chức các cuộc tập trận hải quân thường niên ở khắp khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để chứng minh khả năng tương tác. Bản thân Mỹ cũng tiến hành các cuộc tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông. Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, hội nghị thượng đỉnh này là "cơ hội quan trọng để gửi một thông điệp đến cộng đồng quốc tế và khu vực rằng các nhà lãnh đạo của Bộ tứ - vốn là các quốc gia lớn ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cùng chia sẻ các giá trị cơ bản - cam kết sẽ thúc đẩy trật tự quốc tế tự do và rộng mở dựa trên luật pháp".
Khi lần đầu tiên tổ chức một hội nghị trực tuyến tại thời kỳ cao điểm của cuộc khủng hoảng Covid-19 hồi tháng 3/2021, các nhà lãnh đạo nhóm Bộ tứ - gồm Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga và Thủ tướng Australian Scott Morrison - đã cam kết cung cấp 1 tỷ liều vắc xin ngừa Covid-19 cho khu vực châu Á vào cuối năm 2022. Theo kế hoạch này, vắc xin của Mỹ sẽ được sản xuất tại Ấn Độ với sự hỗ trợ về tài chính từ Mỹ và Nhật Bản, sau đó, các vắc xin này sẽ được phân phối cho các nước ở khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, kế hoạch này đã đổ vỡ do Ấn Độ bị càn quét bởi một đợt bùng phát Covid-19 nghiêm trọng hồi tháng 4-5, khiến Chính phủ Ấn Độ phải ngừng mọi hoạt động xuất khẩu vắc xin để dành vắc xin tiêm phòng cho người dân của mình. Hiện giờ, Chính phủ Ấn Độ cho biết đã sẵn sàng tái khởi động các hoạt động xuất khẩu vắc xin. Được biết các nhà lãnh đạo Ấn Độ sẽ trình bày kế hoạch của mình tại hội nghị.
Bộ tứ cũng đang nỗ lực để đi đến đồng thuận về các vấn đề như mạng viễn thông 5G, bảo mật dữ liệu và trao đổi thông tin. Họ cũng đã tổ chức các cuộc thảo luận về việc thiết lập các chuỗi cung ứng khoáng sản và công nghệ quan trọng. Tờ Nikkei của Nhật Bản cho biết các nhà lãnh đạo hy vọng sẽ nhất trí được các biện pháp thiết lập chuỗi cung ứng chất bán dẫn một cách lâu dài, đồng thời xem xét các khả năng cung ứng chất bán dẫn cũng như tính dễ bị tổn thương của lĩnh vực này. Công nghệ bán dẫn là một lĩnh vực then chốt của cuộc cạnh tranh vì các con chip máy tính là động lực cho nền kinh tế hiện đại.
Trước đây, Bộ tứ đã nhất trí thực hiện các dự án kết nối chung và tài trợ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng một cách minh bạch cho các nước trong khu vực. Tuy nhiên, các quan chức cho rằng Bộ tứ vẫn chưa đạt được tiến triển gì nhiều trong vấn đề này, và hội nghị thượng đỉnh sẽ là cơ hội để Bộ tứ thúc đẩy các kế hoạch này một lần nữa.
Tin liên quan
Mỹ và Nga có khả năng thảo luận về hạn chế vũ khí hạt nhân
10:04 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
Hải quan Hồng Kông bắt giữ 370 kg ma túy trước lễ Giáng sinh
13:38 | 26/12/2024 Hải quan thế giới
Trung Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá với rượu mạnh của châu Âu
10:13 | 26/12/2024 Nhìn ra thế giới
Nga bắt đầu sử dụng tiền kỹ thuật số trong thanh toán quốc tế
10:12 | 26/12/2024 Nhìn ra thế giới
Các ngân hàng Mỹ kiện Fed về bài kiểm tra sức chịu đựng
09:37 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những thay đổi lớn trong chính sách kinh tế toàn cầu năm 2024 và dự báo
08:19 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Động cơ thúc đẩy các nước Đông Nam Á gia nhập BRICS
07:32 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Nền kinh tế Hàn Quốc đứng trước nhiều thách thức trong năm 2025
10:04 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Đối đầu EU-Nga định hình an ninh toàn cầu năm 2025
08:56 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
11:00 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
10:59 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu
15:56 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tổng cục Hải quan và Hải quan Tây Ninh hưởng ứng chương trình “xóa nhà tạm, nhà dột nát”
Tiếp tục cải cách, hiện đại hoá công tác tài chính doanh nghiệp
Hồi phục "sức khoẻ" doanh nghiệp nhà nước sau 6 năm về "siêu Ủy ban"
Hải quan Đồng Nai đề xuất được thí điểm sắp xếp lại bộ máy theo mô hình mới
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 104 phát hành ngày 27/12/2024
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics