Có EVFTA nhưng xuất khẩu dệt may chưa như kỳ vọng
Hướng dẫn chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong CPTPP và EVFTA | |
Sàn thương mại điện tử Việt Nam-EU: Cú huých xuất khẩu vào EU | |
Xuất khẩu sang thị trường EVFTA, CPTPP, UKVFTA đều tăng mạnh |
Ảnh minh hoạ. Ảnh: H.Dịu |
Theo thống kê của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tính từ ngày 1/8/2020 (ngày Hiệp định EVFTA có hiệu lực) đến 31/12/2020, kim ngạch hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang EU cấp C/O mẫu EUR.1 theo Hiệp định EVFTA đạt 216 triệu USD.
Trong quý 1/2021, con số này đã đạt hơn 199 triệu USD.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sử dụng C/O mẫu EUR.1 trong năm 2021 có sự gia tăng so với năm 2020, nhưng con số này vẫn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may nói chung sang thị trường EU (chiếm gần 30% kim ngạch xuất khẩu quý 1/2021).
Tại chuyên san EVFTA được Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phối hợp với Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) xây dựng, ban hành ngày 1/6/2021, 2 đơn vị trên đưa ra đánh giá: “Tỷ lệ sử dụng C/O mẫu EUR.1 của hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang EU nhằm mục đích tận dụng ưu đãi thuế quan chưa đạt được mức kỳ vọng”.
Thông thường, có hai nguyên nhân chính dẫn đến việc hàng hóa xuất khẩu không sử dụng C/O để hưởng ưu đãi thuế quan. Đó là hàng hóa đó đã có thuế suất cơ sở nhập khẩu rất thấp hoặc bằng 0% hoặc hàng hóa đó không đáp ứng được quy tắc xuất xứ theo Hiệp định.
Trong biểu thuế nhập khẩu của EU, số lượng mặt hàng dệt may có thuế suất cơ sở là 0% rất ít, hầu hết thuế suất hàng dệt may của EU dao động từ 3% đến 12%.
Lộ trình cắt giảm thuế mà EU dành cho hàng dệt may Việt Nam tối đa là 7 năm. Trong năm đầu khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, một số mặt hàng dệt may có lộ trình cắt giảm thuế dài sẽ có thuế suất cao hơn so với thuế suất tương ứng đang được áp dụng trong Cơ chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).
Trong khi đó, EU cho phép hàng xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục được áp thuế GSP ngay cả khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực với lộ trình 7 năm. Do đó, nhiều doanh nghiệp vẫn sẽ tiếp tục lựa chọn cơ chế GSP thay vì EVFTA khi xuất khẩu hàng dệt may sang EU.
Bên cạnh đó, quy tắc xuất xứ hàng dệt may trong Hiệp định EVFTA được đánh giá là chặt chẽ hơn so với nhiều FTA mà Việt Nam đang tham gia (như Hiệp định ATIGA hay các Hiệp định ASEAN+).
“Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA được coi là một thách thức lớn cho ngành dệt may Việt Nam gia tăng xuất khẩu và hưởng ưu đãi thuế quan từ Hiệp định này”, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho hay.
Tiêu chí xuất xứ hàng dệt may trong Hiệp định EVFTA được xây dựng trên quy tắc “hai công đoạn” (“fabric forwards”), nghĩa là vải sử dụng để cắt may thành quần áo phải có xuất xứ từ EU hoặc Việt Nam theo EVFTA.
Đối với hàng hóa là nguyên liệu dệt may, Hiệp định EVFTA quy định cụ thể các công đoạn cần thực hiện để hàng hóa được coi là có xuất xứ, không đơn thuần là tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa như tại một số Hiệp định khác mà Việt Nam đang tham gia.
Trong khi ngành dệt may của Việt Nam nhập khẩu kim ngạch lớn vải nguyên liệu từ nhiều thị trường trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản… thì lượng vải nguyên liệu nhập khẩu từ EU lại rất khiêm tốn (133,55 triệu USD, chiếm 1,12% kim ngạch nhập khẩu vải năm 2020).
Như vậy, sản phẩm dệt may của Việt Nam chỉ có thể dùng vải có xuất xứ EU hoặc vải được sản xuất trong nước để làm nguyên liệu sản xuất hàng dệt may xuất khẩu đi EU.
Tuy nhiên, công suất sản xuất vải trong nước hiện vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất xuất khẩu của ngành dệt may đi EU nói riêng cũng như đi toàn thế giới nói chung.
“Để đáp ứng được nhu cầu sản xuất hàng dệt may xuất khẩu sang EU, về lâu dài, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có kế hoạch đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ để nâng cao năng lực sản xuất vải nguyên liệu trong nước, không phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu”, đại diện Cục Xuất nhập khẩu nhấn mạnh.
Dệt may là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường EU. Khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực thực thi, dệt may được đánh giá là ngành có khả năng tận dụng và hưởng lợi lớn từ Hiệp định này khi cam kết mở cửa thị trường của EU dành cho hàng dệt may Việt Nam trong Hiệp định EVFTA lên tới 100% với lộ trình cắt giảm tối đa là 7 năm. Để được hưởng ưu đãi thuế quan từ Hiệp định EVFTA, hàng dệt may Việt Nam phải đáp ứng các quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định này và được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 theo EVFTA. |
Tin liên quan
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Xanh hóa” ngành dệt may, da giày: Động lực từ những thách thức
11:51 | 30/10/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp dệt may tăng tốc trên “đường đua xanh”
09:34 | 24/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
7 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô
09:24 | 31/10/2024 Xuất nhập khẩu
Thu hơn 55 tỷ USD, máy vi tính độc chiếm ngôi đầu xuất khẩu
09:24 | 30/10/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 5 tỷ USD thương mại Việt Nam - UAE
15:22 | 28/10/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại Việt Nam - UAE tăng trưởng tỷ đô
09:48 | 28/10/2024 Xuất nhập khẩu
Mỗi ngày Việt Nam chi hơn 25.000 tỷ đồng nhập khẩu hàng hóa
11:38 | 26/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu tăng hơn 41 tỷ USD
15:48 | 25/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu cá tra những tháng cuối năm dự báo khả quan
14:21 | 25/10/2024 Xuất nhập khẩu
Nhóm hàng khiến Việt Nam chi 300 triệu USD nhập khẩu mỗi ngày
15:36 | 24/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10 giảm hơn 4 tỷ USD
14:23 | 23/10/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 9 tháng, xuất nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ đạt 100 tỷ USD
14:41 | 22/10/2024 Infographics
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK