Facebook Twitter youtube Tiktok

Đức – Thị trường chiến lược giúp Việt Nam ứng phó sức ép thuế quan từ Mỹ

Trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ và chính sách thuế quan gia tăng từ Hoa Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam buộc phải đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Trong số các thị trường tiềm năng, Đức đang nổi lên như một điểm tựa chiến lược – không chỉ bởi sức mua cao, mà còn nhờ tính bổ trợ trong cấu trúc thương mại giữa hai nước.
Việt Nam đứng vị trí nào trong chiến lược mới của doanh nghiệp Đức? TS. Phan Hữu Thắng: Ứng phó thuế đối ứng từ Mỹ cần chính sách thương mại linh hoạt, chủ động Việt Nam - Thái Lan ký kết hợp tác chiến lược thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt
Đức – Thị trường chiến lược giúp Việt Nam ứng phó sức ép thuế quan từ Mỹ

Cà phê dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu sang Đức trong 4 tháng đầu năm 2025, đạt 628 triệu USD. Trong ảnh, hoạt động tôn vinh cà phê Việt và quảng bá bản sắc Đắk Lắk tới du khách quốc tế tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025.

Theo số liệu sơ bộ từ Cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Đức trong 4 tháng đầu năm đạt 3,29 tỷ USD; nhập khẩu từ Đức là 1,2 tỷ USD. Việt Nam xuất siêu hơn 2 tỷ USD, cho thấy Đức tiếp tục là thị trường ổn định và bền vững của Việt Nam tại. Trong cơ cấu xuất khẩu, cà phê là mặt hàng nổi bật với 628 triệu USD, tiếp theo là máy móc thiết bị, máy vi tính và điện thoại. Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Đức hơn 145 triệu USD dược phẩm, 110 triệu USD hóa chất và 436 triệu USD máy móc thiết bị trong cùng kỳ.

Thị trường Đức không khó, nếu doanh nghiệp Việt chịu liên kết chuỗi

Phát biểu trên VOV.VN ngày 25/5/2025, Đại sứ Việt Nam tại Đức Vũ Quang Minh nhấn mạnh rằng Đức hoàn toàn đủ điều kiện trở thành "thị trường chiến lược thay thế số 1" của Việt Nam trong bối cảnh rủi ro từ các thị trường truyền thống như Hoa Kỳ đang gia tăng. Ông cho rằng, Việt Nam và Đức có tính bổ trợ rất cao trong cơ cấu kinh tế, giúp hai bên có thể tăng thị phần cho nhau để ứng phó với biến động toàn cầu.

Thực tế cho thấy, Đức là điểm đến xuất khẩu của nhiều nhóm hàng chủ lực của Việt Nam, trong khi Việt Nam nhập khẩu từ Đức những mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao như thiết bị công nghiệp, dược phẩm, hóa chất. Đây là nền tảng để phát triển thương mại hai chiều theo hướng bền vững và ít cạnh tranh trực tiếp.

Không chỉ ở tầm vĩ mô, xu hướng liên kết chuỗi giữa doanh nghiệp hai nước đang trở thành nhu cầu thực tế. Tiến sĩ Per Brodersen – Giám đốc Liên minh Nông nghiệp Đức – khẳng định doanh nghiệp hai bên cần chia sẻ thông tin thị trường, tiêu chuẩn kỹ thuật, đồng thời liên kết theo chuỗi cung ứng để tiết giảm chi phí và kiểm soát chất lượng. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Thanh Nam cũng nhấn mạnh vai trò của xúc tiến thương mại hai chiều và hình thành các mô hình liên doanh trong sản xuất – chế biến – tiêu thụ sản phẩm, nhất là trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản.

EVFTA mở cửa, nhưng đi xa hay không phụ thuộc vào chính doanh nghiệp Việt

Bên cạnh cơ hội, thị trường Đức cũng đặt ra yêu cầu rất cao. Một mặt, Hiệp định EVFTA mở ra ưu đãi thuế quan lớn cho hàng hóa Việt Nam; mặt khác, nó buộc doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện kỹ thuật và xã hội khắt khe từ phía EU.

Tham tán thương mại Việt Nam tại Đức – bà Đặng Thị Thanh Phương – lưu ý rằng, quy tắc xuất xứ là rào cản không nhỏ. Khi bị nghi ngờ, Hải quan Đức có thể yêu cầu nhà nhập khẩu nộp thuế bảo lãnh, chỉ hoàn lại nếu doanh nghiệp Việt cung cấp đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định của EVFTA. Ngoài ra, hàng hóa vào Đức phải đáp ứng hàng loạt tiêu chuẩn nghiêm ngặt như: gắn nhãn CE, hạn chế hóa chất độc hại, minh bạch quy trình sản xuất, chứng nhận hữu cơ và tuân thủ trách nhiệm xã hội.

Đây không chỉ là bài toán kỹ thuật, mà còn là thước đo năng lực cạnh tranh thực chất. EVFTA sẽ không thể phát huy hết giá trị nếu doanh nghiệp không đầu tư bài bản cho chất lượng, xây dựng thương hiệu dài hạn và chủ động hội nhập với chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đức không chỉ là thị trường xuất khẩu quan trọng tại EU, mà còn có tiềm năng trở thành điểm tựa chiến lược giúp Việt Nam phân tán rủi ro trước các biến động từ Mỹ và các thị trường lớn khác. Với sức mua cao, hệ thống phân phối minh bạch và yêu cầu cao về tiêu chuẩn, Đức chính là phép thử cho năng lực hội nhập của doanh nghiệp Việt.

Tuy nhiên, để biến cơ hội thành kết quả thực tế, doanh nghiệp Việt cần chủ động chuyển đổi tư duy và hành động: từ ngắn hạn sang dài hạn, từ xuất thô sang tinh chế, từ đơn lẻ sang liên kết chuỗi. Nếu làm được điều đó, Đức sẽ không chỉ là “cửa thoát” tạm thời, mà là thị trường chiến lược giúp hàng Việt vững bước tại châu Âu.

HOA BÙI

Tin liên quan

Thép Việt vào Anh chịu hạn ngạch mới

Thép Việt vào Anh chịu hạn ngạch mới

Anh chính thức loại Việt Nam khỏi danh sách miễn trừ biện pháp tự vệ với thép nhập khẩu, áp dụng hạn ngạch thuế quan mới do thị phần vượt ngưỡng quy định.
Thành tích xuất khẩu 219,8 tỷ USD và khuyến nghị tái cấu trúc

Thành tích xuất khẩu 219,8 tỷ USD và khuyến nghị tái cấu trúc

Với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 219,83 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong nửa đầu năm 2025 tiếp tục ghi nhận những thành tích ấn tượng, khẳng định vai trò là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế, góp phần quan trọng vào việc ổn định kinh tế vĩ mô và duy trì đà phục hồi của đất nước. Trong đó, thặng dư thương mại tiếp tục được duy trì ở mức 7,63 tỷ USD đã hỗ trợ ổn định cán cân vãng lai và tỷ giá, giúp kiểm soát lạm phát.
Hoạt động xuất khẩu qua địa bàn Hà Tĩnh tăng trưởng đáng kể

Hoạt động xuất khẩu qua địa bàn Hà Tĩnh tăng trưởng đáng kể

Đánh giá của tỉnh Hà Tĩnh cho thấy, nhờ có chiến lược đa dạng hóa thị trường của DN, hoạt động XNK đã có bước tăng trưởng đáng kể. Điều này vẫn đưa tỉnh Hà Tĩnh nằm trong nhóm có kim ngạch XK hàng hóa lớn nhất khu vực Bắc Trung Bộ, đứng thứ 3 sau Thanh Hóa và Nghệ An.
Lạng Sơn: Phát triển kinh tế cửa khẩu- điểm sáng từ xuất nhập khẩu

Lạng Sơn: Phát triển kinh tế cửa khẩu- điểm sáng từ xuất nhập khẩu

Hoạt động XNK 6 tháng đầu năm 2025 qua địa bàn Lạng Sơn diễn ra sôi động, có thời điểm vượt mốc 1.900 xe/ngày. Kết quả này khẳng định định hướng phát triển kinh tế cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn đang đi đúng hướng với những điểm sáng vượt bậc.
Xuất khẩu hạt điều bứt phá vào Trung Quốc

Xuất khẩu hạt điều bứt phá vào Trung Quốc

Ngành điều Việt Nam đang trải qua một giai đoạn tăng trưởng đầy ấn tượng trong năm 2025, với những số liệu xuất khẩu khả quan được ghi nhận trong nửa đầu năm. Đặc biệt, Trung Quốc đã nổi lên như một động lực chính, tạo nên cú bứt phá mạnh mẽ cho hạt điều Việt Nam.
TP. Hồ Chí Minh: Xuất siêu gần 7 tỷ USD

TP. Hồ Chí Minh: Xuất siêu gần 7 tỷ USD

Cả kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng trường hai con số, TP. Hồ Chí Minh xuất siêu gần 7 tỷ USD.
FDI Việt Nam nửa đầu 2025: Chế biến, bất động sản hút vốn mạnh

FDI Việt Nam nửa đầu 2025: Chế biến, bất động sản hút vốn mạnh

FDI vào Việt Nam nửa đầu năm 2025 đạt hơn 21,5 tỷ USD, tăng 32,6% nhờ dòng vốn đổ mạnh vào chế biến, chế tạo và bất động sản, cho thấy niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục được củng cố.
3 kịch bản tác động của thuế đối ứng của Mỹ đối với xuất khẩu Việt Nam

3 kịch bản tác động của thuế đối ứng của Mỹ đối với xuất khẩu Việt Nam

Tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2025, ngày 5/7, Cục Thống kê, Bộ Tài chính đã đưa ra 3 kịch bản đánh giá tác động của thuế đối ứng của Mỹ đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Xuất khẩu rau quả hụt hơi: Chặng nước rút 4,9 tỷ USD khó về đích

Xuất khẩu rau quả hụt hơi: Chặng nước rút 4,9 tỷ USD khó về đích

Năm 2025, ngành rau quả Việt Nam đặt ra mục tiêu đầy tham vọng: kim ngạch xuất khẩu đạt 7,6 tỷ USD, tăng 6,8% so với năm 2024. Để chạm tới con số này, 6 tháng cuối năm 2025, ngành rau quả phải thu về thêm 4,55 tỷ USD đến 4,9 tỷ USD. Tuy nhiên, bức tranh nửa đầu năm lại không mấy sáng sủa khi tổng giá trị xuất khẩu chỉ đạt 3,05 tỷ USD, giảm 8,4% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là một "chặng nước rút" đầy áp lực và được giới chuyên gia nhận định là "khó về đích".
Cà phê Việt: Nửa năm, chinh phục trọn kế hoạch

Cà phê Việt: Nửa năm, chinh phục trọn kế hoạch

Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2025, ngành cà phê Việt Nam đã đạt giá trị xuất khẩu 5,45 tỷ USD, gần chạm mục tiêu cả năm đề ra. Với mức tăng trưởng 67,5% về kim ngạch so với cùng kỳ, cà phê Việt được dự báo sẽ bứt phá lên mốc 7,5 tỷ USD, khẳng định vị thế trên bản đồ xuất khẩu nông sản toàn cầu.
Chú trọng nâng cao năng lực chế biến sâu và bảo quản nông sản sau thu hoạch

Chú trọng nâng cao năng lực chế biến sâu và bảo quản nông sản sau thu hoạch

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Thanh Nam, cần nâng cao năng lực chế biến sâu và bảo quản sau thu hoạch, bảo đảm chất lượng nông sản theo yêu cầu thị trường.
Kịch bản nào cho xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm?

Kịch bản nào cho xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm?

Xuất khẩu (XK) thủy sản trong 6 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng hai con số. Tuy nhiên, XK sang thị trường Mỹ đang theo chiều hướng giảm, chuyên gia dự báo nửa cuối năm sẽ khó khăn hơn.
Khởi công 2 công trình thuộc Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh

Khởi công 2 công trình thuộc Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh

UBND tỉnh Lạng Sơn vừa tổ chức khởi công công trình đối với dự án Đầu tư xây dựng nhà làm việc liên ngành cho các lực lượng chức năng tại đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá mốc 1088/2-1089 và dự án Mở rộng đường vận chuyển hàng hoá chuyên dụng khu vực mốc 1119 - 1120 cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (từ 6 làn lên 14 làn).
“Cửa sáng” cho nông sản Việt vào Nhật

“Cửa sáng” cho nông sản Việt vào Nhật

Nhật Bản mở rộng cánh cửa cho nông sản Việt Nam nhưng tiêu chuẩn khắt khe đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi cách tiếp cận. Hợp tác với các kênh bán lẻ quốc tế đang trở thành chiến lược để không chỉ bán hàng mà còn xây dựng thương hiệu bền vững.
Giá mủ lập đỉnh: Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Giá mủ lập đỉnh: Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Trước nguy cơ thiếu hụt nguồn cung cao su toàn cầu kéo dài và giá mủ neo cao, các “ông lớn” ngành cao su Việt Nam không chỉ củng cố vị thế xuất khẩu mà còn tăng tốc chuyển đổi quỹ đất sang phát triển khu công nghiệp, mở ra những cơ hội lợi nhuận mới và bền vững.
Tìm giải pháp logistics tối ưu thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa bền vững

Tìm giải pháp logistics tối ưu thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa bền vững

Để tạo thuận lợi cho hàng hóa XNK, cũng như giảm chi phí logistics trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, các giải pháp tạo thuận lợi cũng như chiến lược thay đổi mô hình giao nhận hàng hóa của doanh nghiệp logistics đã được các doanh nghiệp XNK quan tâm.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Thép Việt vào Anh chịu hạn ngạch mới

Thép Việt vào Anh chịu hạn ngạch mới

Từ 1/7, Anh loại thép Việt khỏi diện miễn trừ tự vệ, áp hạn ngạch mới.
Hải quan Việt Nam thảo luận định hướng phát triển Cơ chế một cửa ASEAN thế hệ mới

Hải quan Việt Nam thảo luận định hướng phát triển Cơ chế một cửa ASEAN thế hệ mới

Thực hiện nghĩa vụ thành viên trong khuôn khổ hợp tác ASEAN, từ ngày 7-9/7/2025, Hải quan Việt Nam đã tổ chức Cuộc họp lần thứ 35 của Nhóm làm việc về pháp lý một cửa ASEAN tại Đà Nẵng.
Công bố thủ tục kiểm tra hoá đơn giá trị gia tăng kiêm tờ khai hoàn thuế và hàng hoá

Công bố thủ tục kiểm tra hoá đơn giá trị gia tăng kiêm tờ khai hoàn thuế và hàng hoá

Ngày 4/7/2025, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 2371/QĐ-BTC công bố 1 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hải quan thuôc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính.
(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp

Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tạo tài khoản định danh điện tử, Cục Thuế đã chỉ ra một số điểm cần lưu ý.
Trình Quốc hội thảo luận dự án Luật Thương mại điện tử tại Kỳ họp thứ 10

Trình Quốc hội thảo luận dự án Luật Thương mại điện tử tại Kỳ họp thứ 10

Dự án Luật Thương mại điện tử dự kiến được trình Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025).
(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp

Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tạo tài khoản định danh điện tử, Cục Thuế đã chỉ ra một số điểm cần lưu ý.
(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, cơ cấu tố chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Thuế tỉnh, thành phố; 350 Thuế cơ sở đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín với phóng viên Tạp chí Kinh tế - Tài chính khi bàn về vấn đề phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý thuế.
(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân

Triển khai thực hiện các Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngành Thuế đã xây dựng kế hoạch hành động để phát triển kinh tế tư nhân
(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức

Cơ quan thuế lưu ý một số nội dung nhằm tránh bị từ chối cấp tài khoản định danh điện tử tổ chức do dữ liệu không khớp với dữ liệu tại cơ quan thuế hoặc dữ liệu tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
Phiên bản di động