Châu Phi- sân chơi mới cho tiền điện tử và hoạt động rửa tiền
Việt Nam và Mỹ đạt được thỏa thuận về các hoạt động tiền tệ | |
Trung Quốc siết chặt xử lý hoạt động giao dịch tiền điện tử | |
Anh “cấm cửa” sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới |
Châu Phi - sân chơi mới cho tiền điện tử và hoạt động rửa tiền |
Vụ việc công ty Mirror Trading International (MTI) của Nam Phi sử dụng hình thức Ponzi (một kiểu vay tiền của người này để trả nợ người khác) để lấy 588 triệu USD từ các tài khoản Bitcoin của khách hàng là vụ lừa đảo tiền điện tử lớn nhất thế giới năm 2020.
Tháng 4/2021, Nam Phi lại rộ lên tin tức về một vụ tấn công chiếm đoạt tiền điện tử thậm chí còn lớn hơn. Lần này, hai người sáng lập nền tảng đầu tư tiền điện tử Africrypt đã biến mất sau khi đánh cắp 3,6 tỷ USD, tương đương 69.000 Bitcoin của các nhà đầu tư.
Tiền điện tử trở nên nổi tiếng với sự xuất hiện của Bitcoin, đồng tiền kỹ thuật số đầu tiên được ra mắt vào năm 2009. Tiền điện tử không mang tính tập trung và chưa hoặc không bị các quy định pháp lý điều chỉnh với mức độ như tiền pháp định. Công nghệ chuỗi khối ghi lại và lưu trữ tất cả các giao dịch trực tuyến dựa trên mật mã để đảm bảo an toàn cho mỗi giao dịch.
Phạm vi tiếp cận toàn cầu và tốc độ giao dịch nhanh khiến những đồng tiền này trở nên hấp dẫn đối với các tổ chức tội phạm. Trong hầu hết các trường hợp, tội phạm công nghệ có thể gửi và nhận tiền điện tử mà không cần tiết lộ danh tính của chủ thể giao dịch. Người sở hữu Bitcoin có thể được định danh thông qua địa chỉ email được sử dụng để thiết lập tài khoản, nhưng nhiều loại tiền điện tử khác chưa giải quyết được lỗ hổng này, cho phép người dùng có thể ẩn danh hoàn toàn.
Tiền điện tử là hình thức thanh toán ưa thích cho các cuộc tấn công mạng nhằm vào hệ thống máy tính, chẳng hạn như tấn công chiếm đoạt dữ liệu, thông tin đòi tiền chuộc, mã độc tống tiền..., hoặc mua vũ khí và giấy tờ giả bất hợp pháp. Interpol đánh giá sự ra đời của tiền điện tử đã làm trầm trọng thêm các hoạt động tội phạm tài chính như rửa tiền.
Tội phạm mạng ưa thích sử dụng tiền điện tử hơn tiền tệ truyền thống để rửa các khoản tiền thu được bất hợp pháp. Rửa tiền điện tử – về cơ bản là rửa tiền trong không gian mạng – có chi phi thấp hơn nhiều, tiêu tốn khoảng 15% số tiền thu được so với tỷ lệ khoảng 50% khi sử dụng các phương pháp rửa tiền truyền thống.
Hoạt động rửa tiền liên quan đến việc sắp xếp, phân loại và tích hợp số tiền thu được từ các hoạt động bất hợp pháp. Đầu tiên, tội phạm mua tiền điện tử bằng tiền thật. Nhiều dịch vụ tiền điện tử không thực hiện các biện pháp chống rửa tiền cần thiết, và nhiều trang web thậm chí cung cấp các biện pháp ẩn danh để tội phạm có thể lợi dụng để đầu tư hoặc cất giữ lượng tiền bất chính.
Trong giai đoạn sắp xếp, phân tầng của hoạt động rửa tiền, tội phạm sử dụng các dịch vụ tiền điện tử để thực hiện nhiều giao dịch, chuyển đổi từ một loại tiền điện tử này sang một loại tiền điện tử khác. Mục đích là để phân tách số tiền phi pháp ban đầu. Mặc dù công nghệ chuỗi khối (blockchain) ghi lại mọi giao dịch tiền điện tử, nhưng tội phạm sử dụng dịch vụ "tumbler" (có thể chứa nhiều loại tiền điện tử) hoặc "mixer" (trộn lẫn) các loại tiền điện tử để che giấu các "dấu vết" của các giao dịch.
Giai đoạn cuối cùng của rửa tiền là tích hợp, khi "tiền bẩn" quay trở lại tội phạm sau khi nguồn tiền gốc không thể truy xuất được. Tội phạm gửi tiền kỹ thuật số "sạch" thu được cho các nhà cung cấp dịch vụ tiền điện tử chuyên rửa tiền hoặc không có đầy đủ các biện pháp chống rửa tiền một cách hiệu quả. Các quỹ tiền điện tử sau đó được chuyển đổi thành một loại tiền tệ thông thường.
Việc sử dụng tiền điện tử đang tăng lên do xu hướng lạm phát phi mã của các đồng tiền, lượng truy cập Internet và số lượng thanh niên ngày càng tăng. Đây cũng là những lý do khiến tiền điện tử trở nên hấp dẫn đối với các nhóm tội phạm có tổ chức để rửa tiền.
Tin liên quan
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Hiệp định CEPA mở đường vào thị trường Trung Đông - châu Phi
10:03 | 29/10/2024 Kinh tế
Upbit: Lĩnh vực tiền điện tử sẽ tiếp tục phát triển hậu bầu cử Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
APEC 2024: Hàn-Mỹ-Nhật nhấn mạnh cam kết tăng cường hợp tác
09:04 | 17/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics