Facebook Twitter youtube Tiktok

Tội phạm lập công ty “ma”, rửa tiền núp bóng thương mại điện tử

Cơ quan Công an liên tiếp nhận đơn tố giác của người dân về việc bị lừa đảo trên không gian mạng với hình thức mời nhận quà tặng và chuyển tiền thực hiện nhiệm vụ qua ứng dụng “TTlive”, “TikTok”, “Tokspot”.
Hơn 24.500 trường hợp kinh doanh thương mại điện tử bị xử lý vi phạm thuế Tập trung kiểm tra kinh doanh mỹ phẩm trên sàn thương mại điện tử, nền tảng mạng xã hội Lập hàng chục công ty "ma" mua bán hóa đơn với số tiền hơn 6000 tỷ đồng
Tội phạm lập công ty “ma”, rửa tiền núp bóng thương mại điện tử
Nhiều chiêu trò lừa đảo núp bóng TMĐT

Lợi dụng thương mại điện tử để hợp thức hóa dòng tiền bất hợp pháp

Bộ Công an cho biết, núp bóng thương mại điện tử (TMĐT) và lợi dụng lỗ hổng pháp lý, nhiều đối tượng nước ngoài lập công ty “ma”, thuê người Việt Nam đứng tên để mở tài khoản ngân hàng, nhận tiền từ các vụ lừa đảo công nghệ cao rồi rửa tiền qua tiền điện tử.

Các tài khoản này được sử dụng như “trạm trung chuyển” tiền bất hợp pháp, chủ yếu từ hoạt động lừa đảo, đánh bạc trực tuyến…

Số tiền bất hợp pháp được các đối tượng sử dụng để mua tiền điện tử (USDT), rồi chuyển vào ví tiền số của các đối tượng cầm đầu ở nước ngoài.

Trên địa bàn Hà Nội, Công an TP liên tiếp nhận đơn tố giác của người dân về việc bị lừa đảo trên không gian mạng với hình thức mời nhận quà tặng và chuyển tiền thực hiện nhiệm vụ qua ứng dụng “TTlive”, “TikTok”, “Tokspot”.

Theo điều tra, tội phạm rửa tiền đang lợi dụng sự tin tưởng của người dân vào các nền tảng TMĐT để triển khai các kịch bản lừa đảo. Các đối tượng giả mạo nhân viên của các sàn TMĐT, chuỗi siêu thị hoặc thương hiệu lớn để gọi điện mời nhận quà tri ân.

Sau đó, chúng dụ dỗ người dân thực hiện “nhiệm vụ online” để nhận phần thưởng là tiền mặt hoặc hiện vật. Nạn nhân phải nhiều lần chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng đứng tên công ty nhưng cuối cùng hệ thống báo lỗi và số tiền bị chiếm đoạt.

Có nạn nhân tin rằng, mình đang làm nhiệm vụ cho các sàn TMĐT lớn như Shopee hay Lazada, nên chuyển hàng chục triệu đồng mà không mảy may nghi ngờ.

Thống kê của Bộ Công an cho thấy, 5 tháng đầu năm 2025, cả nước ghi nhận hơn 2.300 vụ lừa đảo trực tuyến, với tổng thiệt hại lên tới hơn 800 tỷ đồng.

Trong đó, khoảng 35% số vụ có liên quan đến các tài khoản ngân hàng đứng tên công ty hoạt động không rõ ràng, được tạo lập bởi người Việt nhưng do người nước ngoài điều khiển phía sau. Điều này cho thấy, phương thức rửa tiền xuyên biên giới của tội phạm ngày càng tinh vi và quy mô ngày càng lớn.

Lỗ hổng trong quản lý tiền điện tử - cửa ngõ rửa tiền xuyên biên giới

Công an TP Hà Nội đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam một người nước ngoài về tội rửa tiền theo Bộ luật Hình sự. Quá trình mở rộng điều tra đang được tiến hành để xác định thêm các đối tượng liên quan, bao gồm cả những người Việt Nam đồng ý đứng tên công ty hoặc cho thuê tài khoản ngân hàng.

Việc mua USDT hoặc các loại tiền số như Bitcoin, Ethereum rồi chuyển ra nước ngoài được coi là bước chốt để “rửa” tiền và xóa dấu vết. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam vẫn chưa có hành lang pháp lý rõ ràng về quản lý tiền điện tử.

Thống kê của Bộ Công an cho thấy, 5 tháng đầu năm 2025, cả nước ghi nhận hơn 2.300 vụ lừa đảo trực tuyến, với tổng thiệt hại lên tới hơn 800 tỷ đồng. Trong đó, khoảng 35% số vụ có liên quan đến các tài khoản ngân hàng đứng tên công ty hoạt động không rõ ràng, được tạo lập bởi người Việt nhưng do người nước ngoài điều khiển phía sau.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, có đến 80% giao dịch tiền điện tử từ Việt Nam ra nước ngoài không thể kiểm soát nguồn gốc ban đầu.

Bộ Công an cảnh báo, người dân cần bảo đảm an toàn thông tin cá nhân, không chia sẻ thông tin tài khoản ngân hàng với người lạ. Tuyệt đối không mua bán, cho thuê, cho mượn tài khoản ngân hàng vì hành vi này tiếp tay cho tội phạm rửa tiền.

Hành vi cung cấp trái phép thông tin tài khoản ngân hàng có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 291 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Theo Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương), TMĐT phát triển nhanh, nhưng cũng tạo ra những lỗ hổng cho tội phạm công nghệ cao tận dụng.

Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến sửa đổi Luật Phòng chống rửa tiền, trong đó đề xuất đưa các sàn giao dịch tiền số vào diện giám sát đặc biệt, nhằm kiểm soát dòng tiền nghi vấn đi qua hệ thống TMĐT.

Bộ Công Thương cũng đang phối hợp với Bộ Công an và các ngân hàng xây dựng cơ chế cảnh báo sớm cho người tiêu dùng, đồng thời tăng cường hậu kiểm các doanh nghiệp TMĐT có dấu hiệu bất thường.

Luật sư Bùi Văn Đức (Đoàn Luật sư TP HCM) cho rằng, cần siết chặt việc thành lập doanh nghiệp TMĐT, nhất là khâu xác minh lý lịch và mục tiêu hoạt động của người đại diện pháp luật.

“Ngân hàng cũng nên bổ sung quy trình kiểm soát tài khoản công ty có giao dịch bất thường về tần suất, số tiền, hoặc hành vi chuyển tiền ra ví điện tử nước ngoài”, Luật sư Bùi Văn Đức nhấn mạnh.

Hoàng Bảo

Tin liên quan

Sàn TMĐT nộp thuế thay, người bán vẫn phải cập nhật thông tin

Sàn TMĐT nộp thuế thay, người bán vẫn phải cập nhật thông tin

Bộ Công Thương khuyến cáo, người bán không nên chủ quan, lơ là nghĩa vụ thuế. Mặc dù sàn thương mại điện tử (TMĐT) sẽ nộp thuế thay nhưng người bán vẫn phải cập nhật định danh điện tử, đăng ký mã số thuế cá nhân, theo dõi thông tin thuế để điều chỉnh hoạt động kinh doanh phù hợp.
Hậu kiểm thực phẩm online: Sẽ so ảnh mạng, đối chiếu hàng thật

Hậu kiểm thực phẩm online: Sẽ so ảnh mạng, đối chiếu hàng thật

Bộ Y tế đề xuất sửa đổi Nghị định số 15/2018/NĐ-CP theo hướng siết chặt hậu kiểm thực phẩm trên sàn thương mại điện tử (TMĐT).
Luật mới sẽ buộc sàn và người bán chia sẻ trách nhiệm

Luật mới sẽ buộc sàn và người bán chia sẻ trách nhiệm

Dự thảo Thương mại điện tử (TMĐT) dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10/2025, trong đó cụ thể hóa hai trụ cột chính là, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và thúc đẩy mô hình TMĐT xanh, cạnh tranh lành mạnh.
Bài 6: Kiểm soát giao dịch bằng công nghệ để phát hiện hàng giả trên sàn thương mại điện tử

Bài 6: Kiểm soát giao dịch bằng công nghệ để phát hiện hàng giả trên sàn thương mại điện tử

Trao đổi với Tạp chí Kinh tế - Tài chính, ông Nguyễn Bình Minh, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam nhấn mạnh, trong phòng, chống kinh doanh hàng giả, vai trò của sàn là đơn vị hỗ trợ, cung cấp thông tin đầu vào cho quá trình kiểm tra và điều tra. Để ngăn chặn việc kinh doanh hàng giả qua sàn TMĐT, cần kiểm soát chặt chẽ các giao dịch trên sàn bằng công nghệ.
Sơn La tăng tốc, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử

Sơn La tăng tốc, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử

Từ livestream tại vườn đến vận chuyển tận tay người tiêu dùng, nông dân và hợp tác xã (HTX) Sơn La đang khai thác lợi thế của thương mại điện tử (TMĐT) để tiêu thụ nông sản. Hàng trăm tấn mận, hồng, đào… đã được bán qua TikTok, Facebook và các sàn TMĐT, mở rộng kênh tiêu thụ và thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp.
Hàng loạt thủ tục thương mại điện tử được giao về địa phương giải quyết

Hàng loạt thủ tục thương mại điện tử được giao về địa phương giải quyết

Nghị định số 146/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Trong đó, một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc hai lĩnh vực: thương mại điện tử (TMĐT) và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do Bộ Công Thương quản lý trước đây sẽ chuyển giao về UBND cấp tỉnh.
Bình luận

Thanh Hóa kiểm soát chuỗi giá trị, mở rộng thị trường số

Thanh Hóa kiểm soát chuỗi giá trị, mở rộng thị trường số

Từ nước mắm Lê Gia đến gạo đặc sản Sao Khuê, nhiều doanh nghiệp Thanh Hóa đang từng bước đưa sản phẩm bản địa lên sàn thương mại điện tử (TMĐT), chuẩn hóa chất lượng và mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.
Khuyến nghị tích hợp truy xuất nguồn gốc trực tuyến trên nền tảng thương mại điện tử

Khuyến nghị tích hợp truy xuất nguồn gốc trực tuyến trên nền tảng thương mại điện tử

Đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, Bộ Công Thương Khuyến nghị tích hợp công cụ truy xuất trực tuyến ngay trên các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT), nhằm đảm bảo tính minh bạch, giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận và kiểm chứng xuất xứ hàng hóa.
Quảng Ngãi: 300/350 sản phẩm OCOP có mặt trên sàn thương mại điện tử

Quảng Ngãi: 300/350 sản phẩm OCOP có mặt trên sàn thương mại điện tử

Với 300/350 sản phẩm OCOP đã có mặt trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT), Quảng Ngãi đang đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ cho đặc sản địa phương và nâng tầm sản phẩm trong chuỗi giá trị quốc gia.
Cơ hội tiếp cận hệ sinh thái thương mại điện tử toàn cầu cho SME Việt Nam

Cơ hội tiếp cận hệ sinh thái thương mại điện tử toàn cầu cho SME Việt Nam

Nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) Alibaba.com vừa khởi động Cuộc thi toàn cầu CoCreate Pitch, với tổng giá trị giải thưởng lên tới 1 triệu USD dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) trên toàn cầu. Cuộc thi nhằm tìm kiếm những ý tưởng sản phẩm sáng tạo, có khả năng thương mại hóa và mở rộng quy mô quốc tế.
Nâng chất sản phẩm, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP qua thương mại điện tử

Nâng chất sản phẩm, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP qua thương mại điện tử

Chương trình Livestream “Chợ phiên OCOP Bình Thuận 2025” do Chi cục Chất lượng nông sản và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận phối hợp với TikTok Shop Việt Nam tổ chức vừa qua đã hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh nâng cao năng lực thương mại điện tử, chuyển đổi số, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hợp tác phát triển.
Mỗi ngày người Việt chi hơn 1.000 tỷ đồng mua sắm online

Mỗi ngày người Việt chi hơn 1.000 tỷ đồng mua sắm online

Theo công bố của Momentum Works tại Báo cáo “Thương mại điện tử (TMĐT) Đông Nam Á 3.0”, tổng giá trị giao dịch mua sắm online (GMV) tại Việt Nam trong năm 2024 đạt 16 tỷ USD. Tính trung bình, mỗi ngày, người Việt chi hơn 1.000 tỷ đồng cho các hoạt động mua sắm trực tuyến.
Doanh nghiệp góp ý xây dựng Luật Thương mại điện tử

Doanh nghiệp góp ý xây dựng Luật Thương mại điện tử

Ngày 28/6/2025, Hiệp hội Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam (VECOM) tổ chức Tọa đàm góp ý dự thảo Luật TMĐT tại Hà Nội. Trong hơn 4 giờ thảo luận sôi nổi, các “ông lớn” như Shopee, Lazada, Grab, Sapo, Haravan và Metric… đã chủ động lên tiếng yêu cầu làm rõ trách nhiệm pháp lý của nền tảng, quản lý chặt TMĐT xuyên biên giới và minh bạch hóa dữ liệu.
Dữ liệu livestream bán hàng trên nền tảng số bắt buộc phải lưu trữ 3 năm

Dữ liệu livestream bán hàng trên nền tảng số bắt buộc phải lưu trữ 3 năm

Đây là một trong những nội dung quan trọng tại dự thảo Luật Thương mại điện tử (TMĐT) đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến rộng rãi. Quy định này được xem là động thái theo kịp tốc độ phát triển và tính chất phức tạp của hình thức kinh doanh này.
TP Hồ Chí Minh hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ lên sàn thương mại điện tử

TP Hồ Chí Minh hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ lên sàn thương mại điện tử

UBND TP Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch phát triển thương mại điện tử (TMĐT) năm 2025, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) tiếp cận các nền tảng như Shopee, Lazada, TikTok Shop, đồng thời siết quản lý thuế, minh bạch hóa thị trường và bảo vệ người tiêu dùng.
Siết chặt điều kiện vận hành nền tảng thương mại điện tử

Siết chặt điều kiện vận hành nền tảng thương mại điện tử

Một trong những điểm nổi bật của Dự thảo Luật Thương mại điện tử (TMĐT) vừa được Bộ Công Thương lấy ý kiến rộng rãi là quy định cấm các sàn TMĐT sử dụng thuật toán ưu tiên hiển thị sản phẩm, nếu không công khai rõ ràng tiêu chí sắp xếp.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Sàn TMĐT nộp thuế thay, người bán vẫn phải cập nhật thông tin

Sàn TMĐT nộp thuế thay, người bán vẫn phải cập nhật thông tin

Người bán hàng online không nên chủ quan, lơ là nghĩa vụ thuế, cần theo dõi thông tin từ các nền tảng, cơ quan thuế để kịp thời điều chỉnh hoạt động kinh doanh.
Giải quyết thủ tục hành chính thuế kịp thời đáp ứng yêu cầu chính quyền 2 cấp

Giải quyết thủ tục hành chính thuế kịp thời đáp ứng yêu cầu chính quyền 2 cấp

Đó là đánh giá của người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính thuế tại cơ quan Thuế thời gian gần đây
Những doanh nghiệp liên tục góp mặt trong VIX50 suốt 5 năm

Những doanh nghiệp liên tục góp mặt trong VIX50 suốt 5 năm

Trong suốt 5 năm từ 2020 đến 2024, bảng xếp hạng top 50 công ty Đại chúng uy tín và hiệu quả (VIX50) đã ghi nhận sự hiện diện bền bỉ của 24 doanh nghiệp.
Hải quan khu vực XIV: Đảm bảo duy trì hoạt động thông suốt

Hải quan khu vực XIV: Đảm bảo duy trì hoạt động thông suốt

Câu chuyện sắp xếp, tinh gọn bộ máy là chủ đề đang được quan tâm rất nhiều. Tại các đơn vị hải quan cũng vậy, sau khi tinh gọn, đầu mối đã giảm đi đáng kể, như Chi cục Hải quan khu vực XIV hiện đang phụ trách 5 tỉnh Tây Nguyên.
Chống hàng giả hàng nhái: Phương thức thủ đoạn của các đối tượng ngày càng tinh vi

Chống hàng giả hàng nhái: Phương thức thủ đoạn của các đối tượng ngày càng tinh vi

Công an các đơn vị, địa phương đã khởi tố 124 vụ/297 bị can; xử lý hành chính 944 vụ/968 đối tượng, xử phạt gần 15 tỷ đồng, thu giữ hàng hóa vi phạm giá trị gần 64 tỷ đồng.
(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, cơ cấu tố chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Thuế tỉnh, thành phố; 350 Thuế cơ sở đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín với phóng viên Tạp chí Kinh tế - Tài chính khi bàn về vấn đề phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý thuế.
(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân

Triển khai thực hiện các Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngành Thuế đã xây dựng kế hoạch hành động để phát triển kinh tế tư nhân
(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức

Cơ quan thuế lưu ý một số nội dung nhằm tránh bị từ chối cấp tài khoản định danh điện tử tổ chức do dữ liệu không khớp với dữ liệu tại cơ quan thuế hoặc dữ liệu tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025

Từ 1/7, hệ thống chính sách thuế của Việt Nam sẽ bước vào một giai đoạn mới với hàng loạt quy định quan trọng có hiệu lực, tác động sâu rộng đến cả doanh nghiệp và người dân.
Phiên bản di động