Châu Âu và Mỹ đối mặt với “ác mộng” lạm phát
Doanh nghiệp châu Âu mong muốn gia tăng đầu tư vào Việt Nam | |
Ngành bán lẻ châu Âu thay đổi đáng kể trước tác động của đại dịch | |
Kiềm chế lạm phát năm 2021: Đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi |
Lạm phát tại Mỹ và EU tăng vọt trong những tháng gần đây |
Đây thực sự là ác mộng đối với người tiêu dùng và cả các ngân hàng trung ương. Sự tăng vọt của lạm phát ghi nhận từ đầu năm 2021 tiếp tục kéo dài và vượt quá dự báo. Giá cả tại Mỹ đã tăng 6,1%, điều chưa từng có kể từ năm 1990. EU cũng chứng kiến mức tăng giá tiêu dùng lên đến 4,1%, con số này của Anh là 4,2%, cao nhất kể từ 10 năm nay. Từ nhiều năm nay, các ngân hàng trung ương, với sứ mạng chính là bình ổn giá cả, đã cố gắng tìm cách “đánh thức” lạm phát - vốn rơi vào tình trạng ngủ đông kéo dài - bằng cách bơm tiền nhiều đợt vào nền kinh tế. Nhưng lần này, họ đã hoàn toàn bị động bởi quy mô của hiện tượng. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hy vọng đường cong lạm phát sẽ trở lại với mục tiêu 2% vào năm sau.
Trong chiến dịch tranh cử, Tổng thống Joe Biden đã rất coi nhẹ vấn đề lạm phát. Ông cho rằng việc nâng lương tối thiểu, thông qua gói hỗ trợ kinh tế 1.900 tỷ USD mà không cần quan tâm đến ảnh hưởng đến nợ công, rút lại các ưu đãi về thuế và quy định đối với các nhà sản xuất khí đốt và dầu mỏ… sẽ không tác động đến giá cả. Nhưng sau 10 tháng cầm quyền, ông Biden đã phải tuyên bố cuộc chiến chống lạm phát “là ưu tiên số một”.
Để giải quyết tình trạng này, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mới đây bắt đầu ngừng chính sách mua tài sản và có thể sẽ nâng lãi suất từ giữa năm 2022. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh (BoE)Andrew Bailey tuyên bố BoE cũng có thể tăng lãi suất vào cuối năm. Còn ECB thì muốn tiếp tục chờ đợi thêm.
Hiện tại, châu Âu đang thảo luận về đợt tiếp theo của chính sách mua lại tại sản, dự kiến sẽ hết hạn vào tháng 3/2022 trong khuôn khổ chương trình khẩn cấp thực hiện để phục hồi kinh tế sau đại dịch. Đối với một số nước thành viên như Đức, Áo, Hà Lan, thái độ chờ đợi này khiến dư luận thất vọng. Chủ tịch ECB Christine Lagarde tin rằng việc thắt chặt chính sách tiền tệ hiện nay “sẽ gây ra nhiều xấu hơn là tốt”, bởi lãi suất tăng sẽ tạo ra gánh nặng cho những nước nợ nần nhiều như Hy Lạp, Italy và ngay cả Pháp.
Diễn biến giai đoạn tiếp theo như thế nào sẽ phụ thuộc vào vấn đề tiền lương. Lo ngại về sức mua bắt đầu gây căng thẳng xã hội tại Tây Ban Nha, nước có tỷ lệ lạm phát tăng lên đến 5,5% trong tháng qua, hay tại Đức (4,6%). ECB giám sát chặt chẽ nguy cơ phát động một chu trình giá cả-tiền lương do vòng xoáy lạm phát gây ra. Viễn cảnh này sẽ sớm xuất hiện ở Mỹ.
Theo Giáo sư Eric Dor của trường IESEG (Pháp), nếu người lao động lo ngại tăng giá và đòi hỏi được bảo vệ tốt hơn bằng cách yêu cầu tăng lương, doanh nghiệp sẽ phải dự kiến chi phí đầu vào tăng, đẩy giá sản phẩm tăng lên, khiến cho lạm phát lại tăng theo, tạo ra một chu trình tiêu cực. Nếu như lạm phát tiếp tục tăng nhanh, nợ công sẽ leo thang ngoài tầm kiểm soát, từ đó khiến nhiều nước buộc phải theo đuổi chính sách khắc khổ và từ đó làm cho giá cả giảm xuống. Tuy nhiên, lạm phát tăng sẽ có nguy cơ làm “trật bánh” đà phục hồi kinh tế.
Tin liên quan
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu
15:56 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba công bố chế độ tỷ giá hối đoái mới linh hoạt hơn
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Fed cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Ám ảnh bóng ma chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
07:45 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba tái khẳng định sẵn sàng đối thoại với Mỹ
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu đối mặt với nhiều thách thức
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế Đức tiến gần đến ngưỡng suy thoái và nguy cơ không thể quay đầu
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động kinh doanh ở Eurozone ảm đạm trong tháng 12
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Khủng hoảng nội bộ hai chính đảng lớn nhất Hàn Quốc
08:31 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Thị trường tài chính Hàn Quốc sau những bất ổn chính trị
09:59 | 16/12/2024 Nhìn ra thế giới
Mỹ-Trung lại "nóng" vấn đề bán dẫn
14:34 | 15/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai “ảm đạm” của Syria
07:04 | 15/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bóc thủ đoạn giấu ma túy, hàng cấm qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo
Đột phá cho chuyển đổi số
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
Ô tô nhập khẩu có chiều hướng giảm
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics