Bộ trưởng Bộ Xây dựng đối diện nhiều vấn đề nóng trong phiên chất vấn
Thủ tướng yêu cầu Hà Nội xử lý nguy cơ vỡ quy hoạch tại các khu đô thị | |
Cần chế tài bao quát việc đổi đất lấy hạ tầng | |
Doanh nghiệp xây dựng tìm lời giải cho bài toán duy trì tăng trưởng |
Toàn cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn về lĩnh vực xây dựng chiều 4/6. |
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội): Vì sao trung tâm Hà Nội được xây nhiều công trình quá chiều cao cho phép?
Bộ trưởng Phạm Hồng Hà: Việc xây dựng nhà cao tầng ở Hà Nội được quy định ở một số văn bản. Đó là văn bản định hướng về quy hoạch chung xây dựng Thủ đô; quy chế quản lý kiến trúc của từng khu vực do UBND TP Hà Nội ban hành. Ngoài ra còn có quy định về chiều cao xây dựng ở khu vực nội đô cũng do UBND TP Hà Nội ban hành.
Các dự án xây quá chiều cao vi phạm những quy định của UBND TP Hà Nội. Yêu cầu TP Hà Nội tăng cường kiểm tra để xử lý nghiêm những dự án xây dựng vượt quá tầng cao, vi phạm 3 văn bản nêu trên.
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp): Hiện nay các dự án tâm linh kết hợp du lịch sinh thái đang chiếm nhiều diện tích đất. Việc quy hoạch các dự án như thế nào?
Bộ trưởng Phạm Hồng Hà: Trong thời gian vừa qua đã xuất hiện một số dự án kết hợp mục đích tâm linh và tôn giáo.
Chúng ta đang kiểm soát bằng công cụ chủ yếu là giấy phép xây dựng. Trong giấy phép xây dựng đã có những quy định rất cụ thể. Trong đó có quy định về cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới những công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo phải thực hiện theo quy định của pháp luật cũng như phải có sự đồng ý của cơ quan quản lý tôn giáo địa phương.
Hiện nay còn tồn tại trong các quy định pháp luật, một là chưa xác định cụ thể rõ loại hình công trình tâm linh nằm trong quy hoạch du lịch hay quy hoạch đô thị. Do đó, các địa phương vận dụng cũng còn chưa thống nhất. Tới đây Bộ Xây dựng cũng sẽ có quy định cụ thể hơn về vấn đề này.
Thứ hai là quy chuẩn, tiêu chuẩn trong việc sử dụng đất ở những dự án hỗn hợp như thế này. Bộ cũng sẽ có những quy định cụ thể hơn để đảm bảo phân biệt rõ ràng đất cho mục đích tâm linh và du lịch hay mục đích khác.
Những xu hướng lớn của thị trường bất động sản nửa cuối 2019 | |
Doanh nghiệp bất động sản phải ở “thế” phòng ngự? | |
“Giải mã” thị trường đất nền vùng ven TPHCM lên ngôi |
Đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum): Xin Bộ trưởng cho biết nguyên nhân giá cả bất động sản cao hơn nhiều so với thu nhập của người dân?
Bộ trưởng Phạm Hồng Hà: Nguyên nhân xuất phát từ sự thiếu kiểm soát về thị trường bất động sản. Ngoài ra, còn tình trạng thiếu nguồn lực, bộ máy tổ chức quản lý bất động sản chưa được kiện toàn kịp thời; chưa đảm bảo được tính minh bạch trong các dự án bất động sản.
Bên cạnh đó, các địa phương vẫn chưa thực sự để tâm đến thị trường bất động sản, chưa kiểm soát chặt chẽ cung cầu hàng hóa. Việc phê duyệt nhiều dự án không phù hợp yêu cầu thị trường, chủ yếu là ở phân khúc cao cấp chưa phù hợp với kế hoạch phát triển nhà ở. Chưa có cơ chế hấp dẫn nhà đầu tư tham gia các dự án nhà ở xã hội.
Đại biểu Nguyễn Thị Phương Mai (Gia Lai): Hiện nay đang tồn tại nhiều tòa nhà chung cư cũ, gây nguy hiểm. Việc xử lý những tòa nhà này như thế nào?
Bộ trưởng Phạm Hồng Hà: Bộ đã có một số giải pháp, trong đó phải sửa đổi bổ sung thể chế. Cần có quy định cụ thể và linh hoạt hơn để tăng chiều cao, dân số các dự án cải tạo chung cư cũ sao cho phù hợp.
Một trong những vấn đề lớn nhất hiện nay là đang không bảo đảm được sự hài hoà lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người dân. Doanh nghiệp bị hạn chế theo quy hoạch về chiều cao và diện tích dự án, không đảm bảo mục tiêu về lợi ích nên không tham gia.
Bộ sẽ phối hợp với Hà Nội và TPHCM để xây dựng một số chính sách đặc thù. Ví dụ như cải tạo thêm các khu vực xung quanh để tạo thành mô hình đô thị mới, đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư. Đề nghị các địa phương phối hợp, đưa ra những đề xuất đặc thù với từng địa bàn.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà trả lời chất vấn. |
Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau): Vì sao bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam vốn là trọng tâm của kiến trúc và xây dựng được xem là lạc hậu nhưng chậm thay đổi bổ sung?
Bộ trưởng Phạm Hồng Hà: Trong năm vừa qua Bộ Xây dựng đã dần dần hoàn thiện được bộ quy chuẩn. Tuy nhiên do sự phát triển của khoa học công nghệ và thị trường, bộ tiêu chuẩn bộc lộ những thiếu sót. Cụ thể, về hệ thống bộ quy chuẩn còn phân tán ở nhiều quy chuẩn khác nhau, bị trùng lặp giữa các ngành. Ngoài ra, một số quy chuẩn đã lạc hậu. Ví dụ như về kiểm soát dân số, hạ tầng chưa được cập nhật.
Ngoài ra, việc áp dụng bộ chuẩn tiêu chuẩn cũng còn thể hiện sự tùy tiện của các cơ quan lập và thẩm định dự án. Trong năm 2019 Bộ Xây dựng sẽ sửa đổi 4 quy chuẩn liên quan đến đầu tư xây dựng đô thị đó là: Quy chuẩn quy hoạch đô thị, nhà ở, cơ sở hạ tầng và phòng cháy chữa cháy. Đồng thời Bộ sẽ rà soát 62 quy chuẩn nữa.
Đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương): Quản lý trật tự đô thị đang có nhiều bất cập. Bộ trưởng chỉ ra trách nhiệm của Bộ Xây dựng trong việc này?
Bộ trưởng Phạm Hồng Hà: Việt Nam đã có khung pháp luật tương đối đầy đủ các quy định để xử lý hiệu quả các vấn đề về trật tự xây dựng.
Trong thời gian qua, các địa phương đã có nhiều cố gắng để kiểm soát, quản lý, hạn chế tình trạng vi phạm trật tự xây dựng. Số lượng vi phạm đã giảm dần so với những năm trước nhưng vẫn ở mức cao, đặc biệt là những hành vi xây dựng không phép, sai phép.
Năm 2016 có 15.593 công trình vi phạm trật tự xây dựng. Trong đó, công trình không phép là 7.038, sai phép là 5.164 công trình, vi phạm khác là 3.181 công trình. Đến năm 2018, số lượng công trình sai phạm đã giảm còn 10.608. Tuy nhiên, số lượng công trình vi phạm trật tự xây dựng vẫn cao.
Đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương): Yêu cầu Bộ trưởng chỉ ra trách nhiệm của Bộ Xây dựng trong việc quản lý trật tự đô thị đối với tòa nhà 8B Lê Trực và tổ hợp HH Linh Đàm (quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội).
Bộ trưởng Phạm Hồng Hà: Trách nhiệm xử lý vi phạm của Tập đoàn Mường Thanh tại tổ hợp HH Linh Đàm (quận Hoàng Mai) là của Hà Nội. Vi phạm có rồi, trách nhiệm xử lý là của Hà Nội, chứ không phải của Bộ Xây dựng.
Với công trình 8B Lê Trực, đây cũng là trách nhiệm của Hà Nội. TP Hà Nội đang thực hiện công tác cưỡng chế, phá dỡ phần vi phạm theo giấy phép. Hiện tại, việc phá dỡ các tầng vi phạm theo chiều ngang đã được thực hiện. Tuy nhiên, việc phá dỡ phần vi phạm theo chiều dọc còn gặp khó khăn vì cắt một số diện tích của các tầng theo chiều dọc có liên quan đến kết cấu và khả năng chịu lực của công trình.
Các đơn vị của Bộ Xây dựng hỗ trợ nếu Hà Nội yêu cầu để có đánh giá chính xác và đưa ra phương án xử lý hợp lý nhất.
Tin liên quan
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
19:57 | 23/12/2024 Kinh tế
Tín hiệu lạc quan của thị trường bất động sản phía Nam
13:15 | 11/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền chính sách thuế bất động sản vào thời điểm thích hợp
17:21 | 09/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Giá xăng giảm hơn 400 đồng/lít
15:29 | 26/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đổi mới phương thức xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đặc sản địa phương
16:20 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có gì mới?
15:01 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu đáp ứng nhu cầu mới
09:00 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phấn đấu GDP vượt 8%
08:20 | 25/12/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI
16:29 | 24/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tổng cục Hải quan và Hải quan Tây Ninh hưởng ứng chương trình “xóa nhà tạm, nhà dột nát”
Tiếp tục cải cách, hiện đại hoá công tác tài chính doanh nghiệp
Hồi phục "sức khoẻ" doanh nghiệp nhà nước sau 6 năm về "siêu Ủy ban"
Hải quan Đồng Nai đề xuất được thí điểm sắp xếp lại bộ máy theo mô hình mới
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 104 phát hành ngày 27/12/2024
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics