Facebook Twitter youtube Tiktok

Những thay đổi lớn trong chính sách kinh tế toàn cầu năm 2024 và dự báo

Để đối phó với thách thức, nhiều quốc gia đã chủ động thực hiện điều chỉnh chính sách, nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi và bảo vệ nền kinh tế trước sự cạnh tranh gay gắt trên toàn cầu.
Những thay đổi lớn trong chính sách kinh tế toàn cầu năm 2024 và dự báo
Quang cảnh cảng hàng hóa ở Tokyo, Nhật Bản. (Nguồn: Kyodo/TTXVN)

Trong năm 2024, nền kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt với một số thách thức lớn, như xung đột địa chính trị tiếp diễn, lạm phát và lãi suất vẫn ở mức cao, thiên tai và điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Để đối phó với thách thức, nhiều quốc gia đã chủ động thực hiện điều chỉnh chính sách, nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi và bảo vệ nền kinh tế trước sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trên toàn cầu.

- Mỹ: Chính quyền của Tổng thống Joe Biden trong năm 2024 tiếp tục đẩy mạnh các chương trình đầu tư vào hạ tầng cơ sở, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ, năng lượng tái tạo và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số. Bất chấp những khó khăn và thách thức, nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn thể hiện khả năng phục hồi mạnh mẽ, tốt hơn so với kỳ vọng.

Về chính sách thương mại, tháng 9/2024, Nhà Trắng thông báo quyết định nâng thuế lên 100% đối với xe điện (EV) và 25% đối với pin xe điện từ Trung Quốc, bắt đầu áp dụng từ đầu tháng 10/2024.

Ngày 29/11, Bộ Thương mại Mỹ công bố áp thuế bán phá giá từ 21,31% đến 271,2% với tấm pin năng lượng Mặt Trời đến từ bốn quốc gia Đông Nam Á, tùy thuộc vào công ty sản xuất...

Tiếp theo, đến tháng 12/2024, cường quốc lớn nhất thế giới công bố nâng thuế từ 25% lên 50% đối với một số mặt hàng công nghệ khác của Trung Quốc, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Trước đó, nước này cũng đã thông báo thắt chặt các hạn chế nhằm ngăn cản Trung Quốc tiếp cận công nghệ bán dẫn tiên tiến của mình.

Về chính sách tiền tệ, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), ngày 18/12, đã cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm, đưa lãi suất tham chiếu về 4,25-4,5%. Đây là lần thứ ba liên tiếp cơ quan này giảm lãi suất, sau hai lần hạ lần lượt là 0,5 điểm phần trăm và 0,25 điểm phần trăm vào tháng 9 và 11/2024. Động thái nới lỏng chính sách tiền tệ của Fed đã tạo “đòn bẩy” cho các thị trường và phần nào hỗ trợ triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới.

Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ sau cuộc bầu cử vào tháng 11/2024. Với việc nước Mỹ sắp có bộ máy chính phủ mới, dự kiến các chính sách kinh tế-thương mại của nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ có nhiều thay đổi trong năm 2025.

- Liên minh châu Âu (EU): Nền kinh tế của “lục địa già” trong năm 2024 vẫn chưa thực sự thoát khỏi khó khăn. So với mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 0,4% của năm 2023, GDP năm nay của Khu vực đồng euro (Eurozone) dự kiến tăng 0,8%. Tuy nhiên, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde cảnh báo rằng rủi ro đối với tăng trưởng “vẫn nghiêng về phía tiêu cực”.

Điểm nhấn quan trọng nhất trong năm 2024 của EU là việc Luật trí tuệ nhân tạo (AI), đã chính thức được Ủy ban châu Âu (EC) phê duyệt, đặt nền tảng pháp lý đầu tiên trên thế giới về quản lý lĩnh vực công nghệ mới nổi và các hoạt động đầu tư có liên quan.

Về chính sách tài khóa, các nhà lãnh đạo EU ngày 22/3 nhất trí thực thi một chính sách tài chính thắt chặt hơn đối với Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA) trong năm 2025, nhằm đảm bảo mục tiêu giữ thâm hụt ngân sách dưới 3% GDP và nợ công dưới 60% GDP. Ngoài ra, 27 quốc gia EU đã thông qua kế hoạch về cách thức thu hút vốn tư nhân vào châu Âu để tài trợ cho quá trình chuyển đổi sinh thái và kinh tế kỹ thuật số, tăng tính cạnh tranh về các công nghệ và nguyên liệu thô quan trọng, với trọng tâm là tạo ra một Liên minh Thị trường vốn (CMU) của EU, giảm bớt các rào cản đối với đầu tư tư nhân xuyên biên giới.

Về chính sách thương mại, ngày 29/10, EU đã thông báo chính thức áp thuế lên xe điện sản xuất tại Trung Quốc với mức thuế lên đến 45,3%, có hiệu lực từ ngày 30/10 và kéo dài trong vòng 5 năm. Động thái này được dự báo sẽ khơi mào cuộc chiến thương mại giữa EU và Trung Quốc trong thời gian tới.

Ngày 17/12, Nghị viện châu Âu (EP) đã chính thức phê chuẩn đề xuất hoãn thực thi 12 tháng đối với Quy định chống phá rừng của EU (EUDR), một trong những trụ cột chính của Thỏa thuận Xanh. EP nhất trí đưa thời điểm luật có hiệu lực mới sang ngày 30/12/2025 đối với các công ty lớn và ngày 30/6/2026 đối với các doanh nghiệp nhỏ. Sự thay đổi này đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, như cà phê, dầu cọ, gỗ… tại các nước đang phát triển có thêm thời gian để thích ứng với quy định mới của EU.

Trong năm 2024, ECB có 4 lần hạ lãi suất, đưa lãi suất cơ bản về ngưỡng 3%, từ mức đỉnh 4,5%. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, nhiều khả năng ECB sẽ có thêm các đợt cắt giảm lãi suất trong năm tới, khi tăng trưởng kinh tế của Eurozone đang bị kìm hãm bởi tình hình bất ổn chính trị trong khu vực và nguy cơ gia tăng căng thẳng thương mại với Mỹ.

- Anh: Năm 2024, nước Anh tiếp tục đối mặt với những thách thức sau khi rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit), đặc biệt trong các lĩnh vực thương mại, chuỗi cung ứng và lao động.

Để giảm thiểu các tác động tiêu cực từ Brexit, Anh đã mở rộng ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương với nhiều quốc gia khác và trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên chính thức gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) từ ngày 15/12/2024.

Sau khi chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử ngày 4/7, tân Thủ tướng Anh Keir Starmer đang từng bước thực hiện các cam kết mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử trước đó, bao gồm điều chỉnh thuế cá nhân và doanh nghiệp, xóa bỏ kế hoạch trục xuất người di cư gây tranh cãi của chính phủ trước, đồng thời mở rộng hỗ trợ an sinh xã hội cho người dân…

Ngân hàng trung ương Anh (BoE) đã có hai đợt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm trong tháng 8 và 11/2024, đưa lãi suất tham chiếu về 4,75%. Tuy nhiên, tại cuộc họp gần đây nhất vào tháng 11/2024, BoE cho biết ngân sách mới của Chính phủ Anh có thể sẽ làm tăng lạm phát và tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế. Do đó, mặc dù vẫn “đánh tín hiệu” sẽ tiếp tục có các đợt cắt giảm lãi suất trong năm 2025, nhưng giới chức BoE sẽ thận trọng hơn về việc cắt giảm lãi suất quá nhanh.

- Australia: Nền kinh tế lớn nhất châu Đại dương đang chứng kiến sự phục hồi sau đại dịch COVID-19, nhưng vẫn đối mặt với những thách thức từ lạm phát, đặc biệt là trong các lĩnh vực như nhà ở và thực phẩm. Trong năm 2024, Chính phủ Australia tiếp tục duy trì các chính sách tài khóa hỗ trợ, để thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư trong nền kinh tế.

Về lĩnh vực thương mại, căng thẳng thương mại và đầu tư giữa Australia và Trung Quốc đang dần được tháo gỡ. Tuy nhiên, để tránh sự phụ thuộc quá mức vào cường quốc lớn thứ hai thế giới, Chính phủ Australia đã tập trung mở rộng đối tác thương mại mới, thúc đẩy tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á và Đông Á.

Trong chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ hậu đại dịch COVID-19, Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA, tức ngân hàng trung ương) đã nâng lãi suất từ 0,10% lên 4,35%, ít hơn nhiều so với các ngân hàng trung ương lớn khác. Do rủi ro lạm phát cao kéo dài, trong năm 2024, RBA quyết định tiếp tục giữ nguyên lãi suất ở mức cao nhất trong 13 năm qua, nhưng cho biết sẽ xem xét hạ lãi suất trong năm 2025, nếu các dữ liệu kinh tế tốt dần lên theo dự báo của cơ quan này.

- Trung Quốc: Trong năm 2024, nền kinh tế lớn nhất châu Á vẫn đang nỗ lực phục hồi. Đầu năm nay, Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện chuyển đổi từ mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu và đầu tư sang mô hình tăng trưởng bền vững dựa vào tiêu dùng nội địa và đổi mới sáng tạo. Với sự hỗ trợ của chính phủ, các ngành công nghiệp công nghệ cao của Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng vươn mình ra thị trường quốc tế, như lĩnh vực xe điện, pin xe điện, pin Mặt trời, tua-bin gió.

Từ cuối tháng 9/2024, Chính phủ Trung Quốc bắt đầu thực hiện hàng loạt các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, như hạ lãi suất cho vay đối với các khoản thế chấp mua nhà, nới lỏng quy định về mua căn nhà thứ hai, mua lại nguồn cung căn hộ dư thừa…

Sang đến tháng 11/2024, một gói kích thích tài khóa trị giá 10.000 tỷ nhân dân tệ (1.400 tỷ USD) đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc thông qua, tập trung vào các biện pháp hỗ trợ các chính quyền địa phương tái cơ cấu nợ.

Gần đây nhất, tại cuộc họp Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 9/12, các nhà hoạch định chính sách đã đề xuất thực hiện chính sách tiền tệ “nới lỏng hợp lý”, đánh dấu lần điều chỉnh chính sách tiền tệ đầu tiên của Trung Quốc kể từ năm 2011. Theo đánh giá của giới chuyên gia, đây là dấu hiệu về một kế hoạch kích thích tài chính mạnh mẽ, một đợt cắt giảm lãi suất lớn và mua tài sản vào năm 2025 của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

- Nhật Bản: Mặc dù nhu cầu tiêu dùng phục hồi đã mang lại “sự tươi sáng” cho nền kinh tế Nhật Bản trong năm 2024, nhưng chi tiêu vốn và nhu cầu bên ngoài thấp cho thấy nền kinh tế vẫn thiếu sự hỗ trợ để phục hồi tổng thể. Vấn đề nổi bật của nền kinh tế Nhật Bản trong năm 2024 tiếp tục là việc đồng yen trượt giá so với đồng USD, rơi xuống mức thấp nhất trong 38 năm qua. Sự mất giá của đồng yen khiến giá hàng nhập khẩu tăng cao và làm thất thoát dòng vốn đầu tư.

Từ tháng 3/2024, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) đã chấm dứt chính sách lãi suất âm, sau đó nâng lãi suất ngắn hạn lên 0,25% vào tháng 7/2024. Điều này cho thấy BoJ đang chuyển dần khỏi giai đoạn nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ, kéo dài trong hai thập kỷ qua. Hành động của BoJ gây ra sự chấn động khắp thị trường tài chính toàn cầu, trong bối cảnh hầu hết các ngân hàng trung ương lớn khác có hướng đi ngược lại.

Sau cuộc họp về chính sách tiền tệ ngày 19/12, BoJ quyết định vẫn duy trì lãi suất cơ bản ở mức 0,25%, nhưng khẳng định sẵn sàng tăng lãi suất trong năm 2025 nếu tiền lương và giá cả tiếp tục diễn biến như kỳ vọng.

Ngoài các biện pháp kích thích của BoJ, Chính phủ Nhật Bản trong tháng 7/2024 đã can thiệp vào thị trường tiền tệ, với tổng giá trị lên đến hơn 5,53 tỷ yen (khoảng 36,8 tỷ USD). Trước đó vào cuối tháng 5/2024, Chính phủ Nhật Bản cũng xác nhận có đợt can thiệp tiền tệ đầu tiên kể từ tháng 10/2022, với tổng giá trị khoảng 19,3 tỷ USD.

Trong năm 2024, các nền kinh tế từ phát triển cho tới đang phát triển đều phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc duy trì tăng trưởng bền vững. Dự kiến, bước sang năm 2025, các chính sách tập trung vào chuyển đổi năng lượng, phát triển công nghệ cao, cải cách lao động và duy trì ổn định tài khóa sẽ là những yếu tố quan trọng trong việc định hình nền kinh tế của mỗi quốc gia và kinh tế toàn cầu./.

Theo (TTXVN/Vietnam+)

Tin liên quan

Triển khai nhiệm vụ ngay từ đầu năm để đầu tư công góp phần tăng trưởng kinh tế

Triển khai nhiệm vụ ngay từ đầu năm để đầu tư công góp phần tăng trưởng kinh tế

(HQ Online) - Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng yêu cầu Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) tiếp tục thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ theo quy định để đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, làm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế.

Phấn đấu GDP vượt 8%

(HQ Online) - Công điện của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 20/12/2024 yêu cầu, năm 2025 ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn và có thặng dư cao; tăng tốc, bứt phá, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt trên 8% (cao hơn chỉ tiêu Quốc hội giao).
Nền kinh tế Hàn Quốc đứng trước nhiều thách thức trong năm 2025

Nền kinh tế Hàn Quốc đứng trước nhiều thách thức trong năm 2025

Theo các báo cáo mới công bố ngày 22/12, những dự báo liên quan đến sản xuất-xuất khẩu đầu năm và cả năm 2025 của Hàn Quốc đều cho thấy tình hình không mấy tích cực.
Các ngân hàng Mỹ kiện Fed về bài kiểm tra sức chịu đựng

Các ngân hàng Mỹ kiện Fed về bài kiểm tra sức chịu đựng

Liên minh ngân hàng Mỹ kiện Fed về bài kiểm tra sức chịu đựng, chỉ trích là "thiếu minh bạch" và gây tổn hại đến tăng trưởng kinh tế.
Động cơ thúc đẩy các nước Đông Nam Á gia nhập BRICS

Động cơ thúc đẩy các nước Đông Nam Á gia nhập BRICS

(HQ Online) - Tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS tổ chức tại Kazan (Nga) vào tháng 10/2024, 13 quốc gia đã được thêm vào danh sách "các quốc gia đối tác", trong đó có Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Việt Nam. Các quốc gia Đông Nam Á này có thể tăng cường hợp tác hơn nữa với các thành viên BRICS để trở thành thành viên chính thức của nhóm.
Mỹ và Nga có khả năng thảo luận về hạn chế vũ khí hạt nhân

Mỹ và Nga có khả năng thảo luận về hạn chế vũ khí hạt nhân

Theo Giám đốc điều hành ACA, Tổng thống đắc cử Donald Trump và Tổng thống Vladimir Putin có thể sẽ bàn về các phương án hạn chế lẫn nhau sau khi hiệp ước New START hết hạn.
Đối đầu EU-Nga định hình an ninh toàn cầu năm 2025

Đối đầu EU-Nga định hình an ninh toàn cầu năm 2025

(HQ Online) - Cuộc cạnh tranh địa chính trị giữa Liên minh châu Âu (EU) và Nga không chỉ định hình cục diện châu Âu mà còn trở thành nhân tố quyết định an ninh toàn cầu năm 2025. Từ sự gây hấn quân sự, phụ thuộc năng lượng đến chiến tranh hỗn hợp, mối quan hệ căng thẳng này đặt EU trước những thách thức chưa từng có.
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024

Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024

Ngày 22/12, Thủ tướng Malaysia cho biết chính quyền đã triển khai nhiều sáng kiến chiến lược trong suốt năm 2024 để thúc đẩy sự thịnh vượng lâu dài.
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới

Cuộc "chiến tranh lạnh" mới

Năm 2024 đã chứng kiến giai đoạn căng thẳng, thậm chí thù địch trên bán đảo Triều Tiên, khi quan hệ giữa Bình Nhưỡng và Seoul được đánh giá xuống mức thấp nhất.
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển

Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển

(HQ Online) - Từ một thập kỷ trước, việc nguồn vốn tư nhân dồn dập đổ vào những nền kinh tế đang phát triển khiến Chính phủ và các tổ chức phát triển đã nhìn thấy cơ hội để thúc đẩy tiến độ xóa đói giảm nghèo và các mục tiêu phát triển khác.
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm

Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm

Các ngân hàng kỳ vọng khối lượng giao dịch toàn cầu sẽ vượt quá 4.000 tỷ USD vào năm tới, với cam kết của ông Trump về việc giảm thuế doanh nghiệp và có lập trường ủng hộ doanh nghiệp Mỹ.
Những yếu tố định hình thế giới 2025

Những yếu tố định hình thế giới 2025

(HQ Online) - Theo các nhà phân tích, trong năm tới, những rủi ro địa chính trị trên thế giới sẽ tiếp tục gia tăng, trong bối cảnh cạnh tranh quyền lực về thương mại và công nghệ định hình lại cục diện toàn cầu.
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu

13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu

(HQ Online) - Mới đây, Hải quan Tây Ban Nha phối hợp với Cảnh sát quốc gia Tây Ban Nha đã thu giữ một lượng lớn cocaine giấu trong container chuối nhập khẩu từ Ecuador.
Cuba công bố chế độ tỷ giá hối đoái mới linh hoạt hơn

Cuba công bố chế độ tỷ giá hối đoái mới linh hoạt hơn

Chính phủ Cuba sẽ áp dụng tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn nhằm sẽ góp phần nâng cao tính cạnh tranh của hệ thống ngân hàng nhà nước, qua đó sẽ giúp đảo quốc Caribe thu được nhiều ngoại tệ hơn.
Xem thêm
cty-toan-phat-tu-1892024
peugeot-viet-nam
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Vấn đề Bạn quan tâm

Tin mới

Phát hiện lô thuốc lá, rượu, bia có dấu hiệu nhập lậu tại Bắc Ninh

Phát hiện lô thuốc lá, rượu, bia có dấu hiệu nhập lậu tại Bắc Ninh

Tại thời điểm kiểm tra, Hộ kinh doanh N.T.T.H 2 không xuất trình được hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hoá.
Bắt giữ 1 container hàng cấm tại cảng Hải Phòng

Bắt giữ 1 container hàng cấm tại cảng Hải Phòng

Cục Hải quan Hải Phòng phát hiện 1 container hàng nhập khẩu từ Nhật Bản có dấu hiệu nghi vấn.
Đổi mới phương thức xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đặc sản địa phương

Đổi mới phương thức xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đặc sản địa phương

Kiên định với mục tiêu xúc tiến phát triển tiêu thụ nông sản địa phương, phiên LIVE mang đến hơn 15 sản phẩm đến từ các doanh nghiệp, nhà bán hàng và cơ sở sản xuất thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
Yêu cầu điều hành và bình ổn giá, tránh biến động bất thường trong dịp Tết 2025

Yêu cầu điều hành và bình ổn giá, tránh biến động bất thường trong dịp Tết 2025

Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-BTC về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán năm 2025.
Thu thuế thương mại điện tử ước đạt 116 nghìn tỷ đồng

Thu thuế thương mại điện tử ước đạt 116 nghìn tỷ đồng

Theo số liệu từ Tổng cục Thuế, trong năm 2024, các nhà cung cấp nước ngoài đã khai nộp trực tiếp qua cổng Thông tin điện tử là 8.687 tỷ đồng, bằng 126% số thu cùng kỳ năm 2023, tăng 74% so với dự toán.
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

Số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Tây Nguyên 11 tháng đầu năm 2024 đạt 896,84 tỷ đồng, đạt 106,14% dự toán, chiếm 0,23% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

Hàn Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam.
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định số 2790/QĐ-TCHQ về việc ban hành Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

11 tháng đầu năm, số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đạt 54.898,78 tỷ đồng, bằng 122,31% dự toán, chiếm 14,27% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

Tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 66,4 tỷ USD.
Đổi mới phương thức xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đặc sản địa phương

Đổi mới phương thức xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đặc sản địa phương

Kiên định với mục tiêu xúc tiến phát triển tiêu thụ nông sản địa phương, phiên LIVE mang đến hơn ...
Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có gì mới?

Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có gì mới?

Một trong những điểm mới là kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 được tổ chức 3 buổi thi.
Nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu đáp ứng nhu cầu mới

Nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu đáp ứng nhu cầu mới

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động xuất khẩu lao động cũng phải đối mặt với nhiều ...

Phấn đấu GDP vượt 8%

Công điện của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 20/12/2024 yêu cầu, năm 2025 ưu tiên thúc đẩy mạnh ...
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI

TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI

TPHCM là một trong các địa phương đi đầu về triển khai nghiên cứu, ứng dụng và phát triển trí ...
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc

Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc

Phát triển kinh tế xanh và kinh tế số, cùng với sự đồng thuận và quyết tâm cao độ của ...
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 12/2024

Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 12/2024

(HQ Online) - Năm 2024, toàn ngành Hải quan đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp ...
Hải quan Quảng Ngãi phấn đấu thu NSNN vượt chỉ tiêu năm 2025

Hải quan Quảng Ngãi phấn đấu thu NSNN vượt chỉ tiêu năm 2025

Chương trình công tác trọng tâm năm 2024 và các chỉ tiêu công tác chuyên môn nghiệp vụ được giao ...
Hải quan Việt Nam – Hàn Quốc ký thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên

Hải quan Việt Nam – Hàn Quốc ký thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên

Chiều ngày 24/12/2024, tại trụ sở Tổng cục Hải quan diễn ra lễ ký Thỏa thuận công nhận lẫn nhau ...
Đảng bộ cơ quan Tổng cục Hải quan hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị

Đảng bộ cơ quan Tổng cục Hải quan hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị

Mặc dù đối mặt không ít khó khăn, thách thức nhưng với sự đồng lòng, quyết tâm cao, Đảng bộ ...
Báo chí luôn sát cánh cùng các hoạt động của ngành Hải quan trong năm 2024

Báo chí luôn sát cánh cùng các hoạt động của ngành Hải quan trong năm 2024

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trần Đức Hùng chủ trì buổi gặp mặt các phóng viên cơ ...
Hải quan Quảng Nam hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ trọng tâm năm 2024

Hải quan Quảng Nam hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ trọng tâm năm 2024

Phó Tổng trưởng Đinh Ngọc Thắng biểu dương và ghi nhận sự nỗ lực, quyết tâm của tập thể lãnh ...
Phát hiện lô thuốc lá, rượu, bia có dấu hiệu nhập lậu tại Bắc Ninh

Phát hiện lô thuốc lá, rượu, bia có dấu hiệu nhập lậu tại Bắc Ninh

Tại thời điểm kiểm tra, Hộ kinh doanh N.T.T.H 2 không xuất trình được hoá đơn, chứng từ chứng minh ...
Bắt giữ 1 container hàng cấm tại cảng Hải Phòng

Bắt giữ 1 container hàng cấm tại cảng Hải Phòng

Cục Hải quan Hải Phòng phát hiện 1 container hàng nhập khẩu từ Nhật Bản có dấu hiệu nghi vấn.
Lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy triệt phá gần 29.000 vụ án

Lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy triệt phá gần 29.000 vụ án

Đây là kết quả đấu tranh với tội phạm ma túy, được Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ...
Hải quan Quảng Nam chú trọng ngăn chặn buôn lậu và chống thất thu ngân sách

Hải quan Quảng Nam chú trọng ngăn chặn buôn lậu và chống thất thu ngân sách

Nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, Cục Hải quan Quảng Nam chú trọng công tác chống buôn lậu ...
Hải quan Hà Nội: 92% hồ sơ kiểm tra sau thông quan phát hiện vi phạm

Hải quan Hà Nội: 92% hồ sơ kiểm tra sau thông quan phát hiện vi phạm

Theo Cục Hải quan Hà Nội, kế hoạch kiểm tra sau thông quan năm nay tập trung vào các chuyên ...
Nguy cơ người nước ngoài câu kết sản xuất ma túy ở nước ta rất cao

Nguy cơ người nước ngoài câu kết sản xuất ma túy ở nước ta rất cao

Thời gian tới tình hình sản xuất trái phép chất ma túy sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, đặt ...
Giải pháp logistics toàn diện cho doanh nghiệp tại cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài

Giải pháp logistics toàn diện cho doanh nghiệp tại cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài

Với phương châm “Mang cảng đến gần hơn với khách hàng”, Depot thuộc cảng cạn Tân Cảng Mộc Bài ...
Báo quốc tế vinh danh ông Johnathan Hạnh Nguyễn là “Nhân vật của năm 2024”

Báo quốc tế vinh danh ông Johnathan Hạnh Nguyễn là “Nhân vật của năm 2024”

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn – Nhà sáng lập và Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) – vừa ...
NAPAS ra mắt dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay

NAPAS ra mắt dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay

Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) vừa công bố ra mắt dịch vụ thanh toán ...
Phát triển xanh bền vững: Động lực mới cho ngành bán lẻ

Phát triển xanh bền vững: Động lực mới cho ngành bán lẻ

Xu hướng phát triển bền vững và kinh tế tuần hoàn mở ra cơ hội cho ngành bán lẻ hiện ...
Thẻ tín dụng quốc tế SHB được vinh danh “Sản phẩm với phong cách sống nổi bật”

Thẻ tín dụng quốc tế SHB được vinh danh “Sản phẩm với phong cách sống nổi bật”

Thẻ SHB Mastercard World ghi dấu mốc quan trọng trên hành trình thấu hiểu khách hàng cao cấp của SHB ...
Hơn 100 ca mổ não, tủy sống bằng Robot AI thành công tại Việt Nam

Hơn 100 ca mổ não, tủy sống bằng Robot AI thành công tại Việt Nam

Bệnh viện Tâm Anh TPHCM ghi dấu ấn với 100 ca phẫu thuật u não, u tủy sống, đột quỵ ...
Đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030

Đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030

Bộ Tài chính trình Chính phủ, trình Quốc hội ban hành Nghị quyết của Quốc hội để kéo dài thời ...
Tạm dừng mua sắm, thuê mới tài sản từ 1/1/2025

Tạm dừng mua sắm, thuê mới tài sản từ 1/1/2025

Bộ Tài chính vừa tổ chức buổi họp báo chuyên đề về Tổng kiểm kê tài sản công…
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng

Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng

Bộ Tài chính đang hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 155/2020/NĐ-CP quy định ...
Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc giảm tiền thuê đất ...
Gỡ vướng liên quan đến thủ tục và chính sách thuế cho doanh nghiệp

Gỡ vướng liên quan đến thủ tục và chính sách thuế cho doanh nghiệp

Ngay sau khi kết thúc Hội nghị đối thoại giữa Bộ Tài chính với doanh nghiệp (DN) về chính sách ...
Đề xuất 2 ngưỡng nợ thuế áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh

Đề xuất 2 ngưỡng nợ thuế áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh

Doanh nghiệp, hợp tác xã... bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế nếu có ...
Cạnh tranh khốc liệt, thêm một hãng xe điện Trung Quốc phải tái cơ cấu

Cạnh tranh khốc liệt, thêm một hãng xe điện Trung Quốc phải tái cơ cấu

Việc tái cấu trúc nhà sản xuất xe điện cao cấp Jiyue khiến công ty trở thành nhà sản xuất ...
Ô tô nhập khẩu có chiều hướng giảm

Ô tô nhập khẩu có chiều hướng giảm

Nửa đầu tháng 12 (1-15/12), cả nước nhập khẩu 5.914 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt ...
Nội địa hóa công nghiệp ô tô: Bước phát triển thần tốc từ nội lực

Nội địa hóa công nghiệp ô tô: Bước phát triển thần tốc từ nội lực

Chỉ trong thời gian ngắn, với nội lực, quyết tâm và bản lĩnh của mình, các doanh nghiệp trong nước ...
Xe điện Trung Quốc “rẽ lối” trong chiến lược tiếp cận thị trường EU

Xe điện Trung Quốc “rẽ lối” trong chiến lược tiếp cận thị trường EU

Ủy ban châu Âu cho rằng các khoản trợ cấp không công bằng từ Chính phủ Trung Quốc đã góp ...
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng dừng hoàn toàn dịch vụ taxi bằng xe Vinfast VF 8

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng dừng hoàn toàn dịch vụ taxi bằng xe Vinfast VF 8

Ngày 19/12/2024, nhà sáng lập GSM - tỷ phú Phạm Nhật Vượng công bố dừng hoàn toàn dịch vụ taxi ...
Gần Tết, ô tô con nhập khẩu ồ ạt về Việt Nam

Gần Tết, ô tô con nhập khẩu ồ ạt về Việt Nam

Lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu trong tháng 11 đạt 17.855 chiếc, với tổng kim ngạch đạt ...
Phiên bản di động