Nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu đáp ứng nhu cầu mới
Nhiều thị trường mới mở cửa với lao động chất lượng cao Nâng "chất" lao động xuất khẩu |
Cải thiện trình độ ngoại ngữ, kỹ năng là yếu tố quan trọng để người lao động có thể tiếp cận thị trường lao động có điều kiện làm việc tốt, thu nhập cao. Ảnh minh họa: ST |
Mở rộng nhiều thị trường mới
Đánh giá về việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, ông Nguyễn Bá Hoan, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, sau 3 năm thực hiện Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi), hoạt động đưa người lao động ra nước ngoài làm việc của nước ta đã chuyển biến tích cực, đi vào nề nếp và liên tục ghi nhận thành tích mới. Thời gian qua, bình quân mỗi năm Việt Nam đưa khoảng 150.000 người lao động ra 40 thị trường nước ngoài làm nhiều công việc, ngành nghề khác nhau.
Hiện Việt Nam đang có hơn 650.000 lao động làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, gửi về khoảng 3,5 đến 4 tỷ USD kiều hối mỗi năm và khoảng 500 doanh nghiệp dịch vụ được cấp phép cho hoạt động xuất khẩu lao động. Thu nhập của người lao động khá cao và ổn định, dao động từ 1.200-1.600 USD/tháng tại thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc; từ 800-1.200 USD/tháng tại Đài Loan (Trung Quốc) và các nước châu Âu; từ 700-1.000 USD/tháng đối với lao động có tay nghề, và từ 500-600 USD/tháng đối với lao động phổ thông ở thị trường Trung Đông, châu Phi. |
Đa số các doanh nghiệp dịch vụ được cấp phép thực hiện nghiêm chỉnh quy định của luật, đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, đầy đủ, phục vụ công tác đào tạo lao động trước khi phái cử. Nhiều doanh nghiệp cũng đã hướng đến những thị trường cao hơn, chú trọng chất lượng hơn số lượng và đưa được những lao động có trình độ, tay nghề cao ra nước ngoài. Năm 2024, thị trường các nước tiếp nhận lao động có nhiều thuận lợi, đặc biệt là những thị trường truyền thống như Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc.
Ông Nguyễn Bá Hoan cho biết thêm, bên cạnh những thị trường truyền thống ổn định, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tiếp tục mở rộng và phát triển một số thị trường lao động có mức thu nhập cao và điều kiện làm việc tốt tại khu vực châu Âu như: Đức, Hy Lạp, Hungary, Romania, Nga, Phần Lan...
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động xuất khẩu lao động cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn. Hiện nhiều thị trường trọng điểm xuất khẩu lao động của Việt Nam cũng có nhiều chính sách thay đổi theo hướng yêu cầu cao hơn, khắt khe hơn về chuyên môn, tay nghề và ngoại ngữ. Bên cạnh đó, các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc... cũng có những thay đổi trong chính sách thu hút lao động nước ngoài.
Trong các ngành nghề đòi hỏi tay nghề cao như kỹ thuật, công nghệ thông tin, cơ khí, số lượng lao động Việt Nam đáp ứng được yêu cầu này còn rất ít. Điều này khiến cho lao động Việt Nam chủ yếu bị giới hạn trong các công việc phổ thông, có mức thu nhập thấp hơn và ít cơ hội thăng tiến. Vì vậy, công tác đưa người lao động ra nước ngoài làm việc sẽ phải theo xu thế mới của quốc tế.
Đặt quyền lợi của người lao động lên hàng đầu
Theo các chuyên gia, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, sẽ không có công việc giản đơn, lương cao và đào tạo ngắn hạn. Do vậy, việc cải thiện trình độ ngoại ngữ, kỹ năng là yếu tố quan trọng để người lao động có thể tiếp cận thị trường lao động có điều kiện làm việc tốt, thu nhập cao. Việc nâng cao chất lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài không chỉ mang lại lợi ích cá nhân người lao động mà còn có tác động tích cực đối với nền kinh tế quốc gia, cải thiện các kỹ năng của lực lượng lao động và thúc đẩy sự phát triển bền vững trong nhiều lĩnh vực. Lao động có kỹ năng cao đi làm việc ở nước ngoài sẽ góp phần nâng cao hình ảnh của quốc gia, đồng thời thúc đẩy mối quan hệ hợp tác và giao lưu văn hóa giữa các quốc gia.
Là một đơn vị chuyên đào tạo và đưa lao động ra nước ngoài làm việc, đặc biệt là thị trường Nhật Bản, ông Nguyễn Xuân Lanh, Phó Tổng giám đốc Esuhai Group cho biết, ngay từ khi thành lập, công ty đã thành lập trường đào tạo năng lực ngoại ngữ cho người lao động để họ thông qua đó nhanh chóng thích nghi, làm tốt công việc, tiếp nhận kỹ năng, phương pháp quản lý mới. Không dừng lại ở việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Esuhai Group còn xây dựng hệ sinh thái tiếp nhận họ trở về, tạo việc làm cho người lao động sau thời gian học tập, làm việc tại nước ngoài.
Đại diện cho doanh nghiệp, theo ông Đinh Thanh Bình, Phó Giám đốc Công ty TNHH Hợp tác quốc tế Mai Linh, vai trò của các doanh nghiệp phái cử lao động là rất quan trọng trong hành trình đi xuất khẩu lao động của người lao động. Giai đoạn hiện nay, nguồn cung lao động không còn nhiều như trước do thị trường lao động trong nước khá sôi động, nhiều việc làm hơn. Tuy nhiên, ra nước ngoài làm việc vẫn là lựa chọn tốt hơn cho nhiều lao động bởi thu nhập cao hơn, khả năng tích lũy cả về kiến thức lẫn tài chính cũng tốt hơn. "Doanh nghiệp phái cử như chúng tôi chỉ chọn những nghiệp đoàn, đối tác nước ngoài uy tín, công việc phù hợp với năng lực của người lao động Việt Nam và thu nhập so với ở Việt Nam phải cao ít nhất gấp 3 lần", ông Đinh Thanh Bình khẳng định.
Còn bà Dương Thị Thu Cúc, Tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Quốc tế Sài Gòn (Saigon Intergco) cho rằng, để thu hút nhân lực đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp cần đặt quyền lợi của người lao động lên hàng đầu. Theo đó, mỗi khi làm việc với nghiệp đoàn của đối tác nước ngoài phải luôn hướng đến những tiêu chí có lợi nhất cho người lao động được đưa đi. Trước đây, thu nhập của lao động Việt tại Nhật là 15 man/tháng (xấp xỉ 25 triệu đồng), nhưng hiện tại yêu cầu tối thiểu đặt ra là 18 man/tháng (khoảng 30 triệu đồng).
"Ngoài ra, các điều kiện đi kèm còn là đảm bảo có tăng ca hoặc ít nhất là giảm tiền, điện, nước cho người lao động Việt để đảm bảo thu nhập. Nghiệp đoàn cũng cần có trách nhiệm giải quyết mọi vấn đề nhanh chóng cho người lao động", Tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Quốc tế Sài Gòn (Saigon Intergco) nhấn mạnh.
Về phía cơ quan nhà nước, để giải quyết bài toán này, cần có sự nỗ lực từ các bên. Cơ quan quản lý nhà nước cần tích cực đàm phán mở rộng và phát triển một số thị trường lao động tiềm năng, phát huy thế mạnh của hệ thống giáo dục nghề nghiệp, thực hiện tốt công tác định hướng sau đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo. Doanh nghiệp phái cử phải minh bạch thông tin về đối tác, môi trường làm việc, thu nhập cho người lao động.
Đồng thời chú trọng đào tạo cho người lao động các kỹ năng, phương pháp làm việc để đáp ứng các thị trường lao động khắt khe; đào tạo về văn hóa, ứng xử trong môi trường làm việc; pháp luật nước sở tại. Về lâu dài, cần xây dựng cơ chế phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tuyển chọn, đào tạo kỹ năng nghề và ngoại ngữ cho người lao động. Cuối cùng là sự vào cuộc của hệ thống chính trị, ban ngành địa phương trong việc phối hợp cùng các doanh nghiệp tuyên truyền, định hướng, tạo nguồn và hỗ trợ vốn cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Tin liên quan
AI sẽ thay đổi bức tranh thị trường lao động
13:27 | 01/12/2024 Nhìn ra thế giới
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động thu nhập cao
09:00 | 19/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đổi mới phương thức xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đặc sản địa phương
16:20 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có gì mới?
15:01 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phấn đấu GDP vượt 8%
08:20 | 25/12/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI
16:29 | 24/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Phát hiện lô thuốc lá, rượu, bia có dấu hiệu nhập lậu tại Bắc Ninh
Bắt giữ 1 container hàng cấm tại cảng Hải Phòng
Đổi mới phương thức xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đặc sản địa phương
Yêu cầu điều hành và bình ổn giá, tránh biến động bất thường trong dịp Tết 2025
Thu thuế thương mại điện tử ước đạt 116 nghìn tỷ đồng
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics