Xuất khẩu nông sản đi EU phải đặt an toàn thực phẩm lên hàng đầu
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Bích Hồng |
Phát biểu tại Hội nghị “Phổ biến cam kết về SPS (các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động-thực vật-PV) trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA)” diễn ra ngày 1/12/2021, ông Lê Thanh Hòa, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ NN&PTNT) cho biết: EU là thị trường lớn nhưng những quy định của thị trường này chủ yếu tập trung về an toàn thực phẩm, không liên quan tới việc phải đánh giá rủi ro, mở cửa thị trường như các thị trường Nhật Bản, Mỹ, Australia…
Tuy nhiên, yêu cầu của EU là phải đáp ứng được các quy định về mức ô nhiễm vi sinh vật, mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật… Ngoài ra, việc sản phẩm gắn với yếu tố môi trường, phát triển bền vững, không sử dụng lao động trẻ em… là điều kiện kiên quyết.
Vừa qua, EU cũng có một số cảnh báo liên quan đến một số mặt hàng rau quả Việt Nam vi phạm quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Vi phạm khó tránh khỏi, nhưng để làm tốt hơn trong thời gian tới, các đơn vị chuyên môn, địa phương cần có hướng dẫn cụ thể hơn giúp nông dân, doanh nghiệp đáp ứng các quy định của thị trường.
Đánh giá sâu, tập trung vào mặt hàng rau quả, ông Nguyễn Mạnh Hiểu, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch cho biết: EU đang nhập khẩu 35 tỷ Euro/năm rau quả toàn cầu. Việt Nam đứng thứ 27 trong số các nước xuất khẩu rau quả vào EU với thị phần khiêm tốn 1%. Riêng chanh leo, châu Âu chiếm gần 50% trị giá xuất khẩu sản phẩm này của Việt Nam.
EU kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật chặt chẽ, song đây là thị trường lớn, đầy tiềm năng cho rau quả Việt Nam.
Muốn thâm nhập vào thị trường EU phải có sản phẩm tốt, công nghệ bảo quản, vận chuyển tốt, kiểm soát mã vùng trồng tốt. Đáng chú ý, EU quan tâm tới sản xuất theo Global GAP, trong khi đó việc vận hành sản xuất theo Global GAP rất khó với bà con nông dân.
“Không chỉ trong sản xuất, quy trình thu hái, sơ chế, đóng gói, bảo quản, xử lý kiểm dịch cho đến xuất khẩu phải được kiếm soát chặt chẽ; xưởng sơ chế đảm bảo được tiêu chuẩn EU”, ông Nguyễn Mạnh Hiểu thông tin thêm.
Xung quanh câu chuyện xuất khẩu nông sản vào thị trường EU, ông Nguyễn Đắc Bình Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng (Bộ Khoa học Công nghệ) lưu ý, nhà sản xuất, xuất khẩu còn cần tìm hiểu rõ yêu cầu truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm… Châu Âu yêu cầu rất lớn với vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Sản xuất phải có tiêu chuẩn, quy chuẩn, số lượng đủ lớn mới trở thành hàng hóa.
Để thích ứng với các quy định, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa xuất khẩu nông sản vào EU, ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam nhấn mạnh: “Đơn vị sản xuất phải thay đổi nhận thức về an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng hàng nông sản; nâng cao trình độ chuyên môn cho các đối tượng có liên quan”.
Đáng chú ý, không riêng gì EU mà nhiều thị trường cũng liên tục có thay đổi về quy định nhập khẩu. Bởi vậy, nhà sản xuất cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu cần nắm chắc, chấp hành nghiêm quy định và các hướng dẫn liên quan về mã số vùng trồng, bao bì, nhãn mác…; hiểu rõ tổ chức bộ máy, quản lý nhà nước liên quan đến SPS; đảm bảo an toàn và chất lượng của sản phẩm đầu ra đúng quy trình canh tác, chế biến, đóng gói, vận chuyển.
Cùng với đó, cơ quan quản lý nhà nước cũng cần xây dựng các chương trình kiểm tra, giám sát nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, nhà sản xuất đáp ứng tốt hơn các yêu cầu từ nhà nhập khẩu…
Theo Bộ Công Thương, hàng năm, EU nhập khẩu khoảng 2.338 tỷ USD, trong khi thị phần xuất khẩu của Việt Nam ở EU khoảng 2%, với chỉ hơn 42% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU được hưởng mức thuế 0% theo Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Do đó với những cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ, cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế trong EVFTA, cơ hội gia tăng xuất khẩu của nước ta rất lớn, nhất là đối với những mặt hàng lợi thế như dệt may, da giày, nông, thủy sản, đồ gỗ... |
Tin liên quan
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nắm bắt cơ hội để "chen chân" thay thế nhà cung cấp hàng hoá cho EU
17:49 | 01/11/2024 Kinh tế
Đối tác EU không còn "nhân nhượng", Việt Nam phải thích ứng từ chính sách ESG
17:56 | 31/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
7 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô
09:24 | 31/10/2024 Xuất nhập khẩu
Thu hơn 55 tỷ USD, máy vi tính độc chiếm ngôi đầu xuất khẩu
09:24 | 30/10/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 5 tỷ USD thương mại Việt Nam - UAE
15:22 | 28/10/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại Việt Nam - UAE tăng trưởng tỷ đô
09:48 | 28/10/2024 Xuất nhập khẩu
Mỗi ngày Việt Nam chi hơn 25.000 tỷ đồng nhập khẩu hàng hóa
11:38 | 26/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu tăng hơn 41 tỷ USD
15:48 | 25/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu cá tra những tháng cuối năm dự báo khả quan
14:21 | 25/10/2024 Xuất nhập khẩu
Nhóm hàng khiến Việt Nam chi 300 triệu USD nhập khẩu mỗi ngày
15:36 | 24/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10 giảm hơn 4 tỷ USD
14:23 | 23/10/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 9 tháng, xuất nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ đạt 100 tỷ USD
14:41 | 22/10/2024 Infographics
8 thị trường xuất khẩu mang về thêm 34,47 tỷ USD
09:18 | 22/10/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK