Đảm bảo thực phẩm trong nước, tăng tốc xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến. |
Sau quá trình liên tiếp giảm, những ngày gần đây giá lợn hơi bắt đầu tăng trở lại. Thứ trưởng đánh giá như thế vào về xu hướng này?
Quy mô đàn lợn Việt Nam hiện nay đạt 28,2 triệu con. Về vấn đề giá cả phải nhìn nhận ở nhiều khía cạnh.
Khi ảnh hưởng dịch Covid-19, sức tiêu thụ giảm rất lớn, điển hình là tại TPHCM. Thông thường 1 ngày TPHCM tiêu thụ 1.600 tấn thực phẩm. Thực hiện giãn cách xã hội, lượng tiêu thụ ở các nhà máy, trường học, khách sạn, nhà hàng… gần như ảnh hưởng tuyệt đối, sức tiêu thụ giảm khoảng 25-35%.
TPHCM chỉ tự sản xuất được 5-10% thực phẩm, còn lại là các tỉnh miền Tây đưa lên. Mấy tháng vừa qua giãn cách xã hội, công tác phòng chống dịch tạo ra tình trạng cát cứ tại các địa phương, dòng thực phẩm không chuyển được vào TPHCM. Như vậy, chỗ tiêu thụ thì thiếu, chỗ sản xuất lại thừa. Điều này dẫn tới đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt là lợn và gà công nghiệp tồn ứ. Sản lượng thịt lợn không tiêu thụ trong khoảng vài tháng qua tồn đọng đáng kể. Thông thường lợn nuôi chỉ 1,1-1,2 tạ là xuất chuồng nhưng thời gian qua để quá mức đó, tỷ lệ mỡ tăng cao dẫn tới bị giảm giá bán.
Hiện nay, công tác phòng chống dịch bệnh đã có kết quả tích cực, sức tiêu thụ quay trở lại, lượng tồn đọng dần dần được giải quyết. Năm nay dự kiến tổng sản lượng thịt lợn đạt khoảng 3,8 triệu tấn, tương đương năm 2018. Những ngày vừa qua giá lợn liên tục tăng. Khi khống chế dịch bệnh đạt kết quả tốt, lưu thông trở lại bình thường, nhu cầu xã hội dần phục hồi thì giá cả sẽ trở lại hợp lý ở những tuần tới đây, dự báo tiếp tục tăng lên.
Một số ý kiến cho rằng trong những tháng vừa qua, ngoài ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, một trong những nguyên nhân dẫn tới giá lợn giảm sâu là công tác dự báo của ngành chăn nuôi còn nhiều bất cập. Quan điểm của Thứ trưởng như thế nào?
Khi dịch tả lợn châu Phi xảy ra vào năm 2019, giá lợn giảm sâu, Bộ NN&PTNT đã tính toán căn cơ và khẳng định cuối quý 3/2020 là giá thịt lợn quay trở lại bình thường. Trong điều kiện bình thường, khống chế được dịch tả lợn châu Phi, chủ động được đầu con, dự báo rất chính xác.
Tuy nhiên, quay trở lại câu chuyện hiện tại, theo tính toán của Cục Chăn nuôi, những tháng vừa qua chỉ tồn đọng 1,5 triệu con lợn thịt. Ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm phá vỡ hết các kế hoạch. Rất khó để có thể dự đoán chính xác được trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thậm chí lại có biến chủng.
Ngày 11/10/2021, Chính phủ có Nghị quyết 128/NQ-CP ban hành quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Trong đó nêu rõ, Bộ NN&PTNT chủ động tìm kiếm nguồn tiêu thụ các nông sản đến kỳ thu hoạch, nhất là tại những vùng chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp trọng điểm và phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương, các địa phương bảo đảm điều kiện tạo thuận lợi, thông suốt cho vận chuyển, tiêu thụ nông sản. Tinh thần này đã được hiện thực hoá, tạo chuyển biến như thế nào trong lĩnh vực chăn nuôi, thưa Thứ trưởng?
Trước đây, thực hiện giãn cách xã hội, khi có văn bản về các mặt hàng thiết yếu mới được lưu thông, các địa phương không thống nhất được với nhau như thế nào là thiết yếu. Sau đó, Thủ tướng có kết luận là chỉ hàng hoá cấm mới không được lưu thông, còn lại hàng hoá được lưu thông bình thường. Tuy nhiên, khi thực hiện các địa phương cũng chưa thực hiện nghiêm, vẫn tạo ra cát cứ, gây khó khăn.
Đến hiện nay, Chính phủ đã thành lập các tiểu ban như: Tiểu ban đặc biệt, Tiểu ban sản xuất, Tiểu ban lưu thông… Việc tháo gỡ lưu thông và hoạt động trở lại bình thường từng bước đang được triển khai tương đối tốt. Tuy nhiên, để xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương, Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ, ngành tập trung hướng dẫn và tập huấn Nghị quyết 128/NQ-CP và Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP (hướng dẫn 4800).
Thủ tướng đã chỉ đạo phải tập huấn cho các địa phương, cập nhật từng ngày, tỉnh nào ở mức 1, 2, 3, 4. Chống dịch chỉ có 1 chỉ đạo duy nhất của Chính phủ. Những đơn vị, địa phương nào ban hành những quy định khác phải xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ. Nhờ vậy, tình hình lưu thông được phục hồi trở lại, đồng thời nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ngành nông nghiệp, trong đó có sản phẩm chăn nuôi tăng lên rõ rệt.
Tôi tin rằng thời gian tới khi lưu thông thông suốt hơn, không những nông, lâm, thuỷ sản đảm bảo phục vụ cho thị trường 100 triệu dân mà XK toàn ngành cũng sẽ tăng.
Xin Thứ trưởng cho biết, Bộ NN&PNT sẽ đẩy mạnh các giải pháp gì để tránh đứt gãy chuỗi cung ứng trong ngành chăn nuôi, đảm bảo cung-cầu thực phẩm cả nội địa lẫn tăng cường XK trong thời gian tới?
Hiện nay trong chăn nuôi lợn, 52% là các hộ và trang trại nhỏ lẻ. Để kết nối theo tinh thần của Luật Chăn nuôi là theo chuỗi sản phẩm, thứ nhất là thúc đẩy XK. Điều này sẽ kéo theo đầu sản xuất tăng lên.
Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT đã tạo môi trường thuận lợi phối hợp với địa phương để các DN lớn đầu tư vào chuỗi ngành hàng chăn nuôi. Ví dụ, Tập đoàn CP vừa khánh thành nhà máy giết mổ ở Bình Phước với tổng vốn đầu tư 250 triệu USD, công nghệ rất hiện đại, có vùng an toàn dịch bệnh để gắn từ con giống, thức ăn dinh dưỡng, nuôi, giết mổ, chế biến và XK đi các thị trường.
Bên cạnh đó, Tập đoàn Masan cũng đã đầu tư nhà máy giết mổ, vùng nguyên liệu ở Hà Nam và các vùng lân cận với tổng số vốn là 1.600 tỷ đồng; đồng thời xây dựng 1 nhà máy 1.800 tỷ đồng ở Long An cũng đi theo hướng tương tự. Các DN khác như Vinamilk, Dabaco, Japfa… đều đi theo hướng này. Tôi tin rằng sẽ có nhiều chuỗi thực phẩm từ chuồng nuôi, giết mổ, sơ chế, chế biến và XK được xây dựng trong những năm tới đây.
Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Tin liên quan
Liên tiếp phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu
13:22 | 23/12/2024 An ninh XNK
Xuất siêu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng hơn 50%
16:50 | 16/12/2024 Xuất nhập khẩu
Chuyển Công an điều tra chủ tài khoản facebook bán thực phẩm giả
09:13 | 14/12/2024 An ninh XNK
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
Liên tiếp phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics