Xuất khẩu hàng hóa: Sụt giảm quý I, thấp thỏm quý II
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 41,46 tỷ USD, tăng 2,7%. Ảnh: ST. |
Xuất siêu vỏn vẹn hơn 500 triệu USD
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương: Tính chung cả quý I, tổng kim ngạch XK ước đạt 58,51 tỷ USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước và thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 24,5% của của quý I/2018. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 17,05 tỷ USD, tăng 9,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 41,46 tỷ USD, tăng 2,7%. XK hàng hóa của Việt Nam duy trì được đà tăng chủ yếu là nhờ tốc độ tăng trưởng của nhóm hàng công nghiệp chế biến. Trong quý I, nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm tới 83,8% tổng kim ngạch XK hàng hóa của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 49 tỷ USD, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2018.
Ở chiều ngược lại, tính chung 3 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa NK ước tính đạt 57,98 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2018. Tính chung cả quý I, Việt Nam xuất siêu 536 triệu USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 2,7 tỷ USD).
Đại diện Bộ Công Thương đánh giá: "Trong bối cảnh thương mại toàn cầu giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước; XK của một số nước liên tục giảm trong những tháng đầu năm, trong đó giảm mạnh trong tháng 2 (Hàn Quốc giảm 11,1%; Trung Quốc giảm 20,7%....); căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc tiếp tục diễn biến phức tạp và xu hướng bảo hộ mậu dịch ngày càng gia tăng thì kết quả XK 3 tháng đầu năm của Việt Nam là tích cực".
Bước sang quý II, Bộ Công Thương nhận định, hoạt động XNK của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng chậm lại so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, kim ngạch XK hàng hóa mặc dù vẫn tăng trưởng song tốc độ tăng sẽ không cao như cùng kỳ năm trước do sự suy giảm của thương mại toàn cầu, đặc biệt là những ảnh hưởng từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc, 2 đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Tuy nhiên, với chính sách mở cửa thị trường, tác động của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực và triển vọng từ các FTA đã có hiệu lực/đang đàm phán là cơ sở quan trọng đối với hoạt động XK của Việt Nam trong thời gian tới. Ngoài ra, dòng vốn FDI tiếp tục đổ vào các lĩnh vực sản xuất quan trọng, đặc biệt là khu vực chế biến, chế tạo là nền tảng cho việc gia tăng sản lượng, kim ngạch hàng hóa phục vụ XK.
Khó khăn chất chồng
Ngoài những yếu tố thuận lợi nhất định, Bộ Công Thương cũng chỉ rõ trong thời gian tới XK hàng hóa Việt Nam sẽ phải đối mặt hàng loạt khó khăn. Đó là hoạt động thương mại của Việt Nam có xu hướng tăng trưởng chậm lại do ảnh hưởng bởi những diễn biến kém tích cực của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là tại các nền kinh tế chủ chốt, những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc và việc Anh rời khỏi EU có những diễn biến hết sức phức tạp.
Nhu cầu trên thị trường quốc tế yếu đi đã làm lĩnh vực sản xuất Việt Nam tăng trưởng chậm lại. Số lượng đơn đặt hàng XK mới tăng với tốc độ chậm nhất trong hơn ba năm và những dấu hiệu giảm nhu cầu đã làm các công ty giảm việc làm. Cụ thể, XK mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện mặt hàng XK chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng XK hàng hóa của Việt Nam có dấu hiệu suy giảm khi giảm 4,3% trong quý I/2019. Samsung đang nỗ lực giữ vị trí dẫn đầu thị trường thế giới, với 20,3% thị phần điện thoại nhưng tỷ lệ này đang thu hẹp dần vì các nhà sản xuất Trung Quốc đã nhanh chóng bắt kịp Samsung, đặc biệt là ở Ấn Độ, nơi được xem là "thành trì" kiên cố nhất của hãng di động Hàn Quốc này.
"Sự sụt giảm nhu cầu đối với mặt hàng điện thoại di động phân khúc cao cấp trên toàn cầu trong năm 2019 nhiều khả năng sẽ còn ảnh hưởng đến kim ngạch XK của mặt hàng này nói riêng và của Việt Nam nói chung trong thời gian tới. Ngoài ra, triển vọng XK nhóm hàng nông, thủy sản không mấy khả quan do giá giảm trong bối cảnh cung vượt cầu một số mặt hàng như: Cao su, hạt tiêu, cà phê…", Bộ Công Thương phân tích.
Năm 2019, Quốc hội giao chỉ tiêu tăng trưởng XK là khoảng 7-8%. Chính phủ giao cho Bộ Công Thương phấn đấu mức tăng trưởng từ 8-10%. Theo Bộ Công Thương, để đạt mức tăng trưởng 8% năm 2019, kim ngạch XK cần đạt là 263 tỷ USD. Như vậy, XK 9 tháng tiếp theo phải đạt khoảng 205 tỷ USD, nghĩa là bình quân một tháng phải đạt khoảng 22,7 tỷ USD. Đây là một nhiệm vụ rất khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực của các cấp, các ngành, DN trong bối cảnh kỳ vọng thương mại quốc tế diễn biến theo chiều hướng thuận lợi hơn.
Xung quanh câu chuyện XK hàng hóa của Việt Nam những tháng đầu năm, trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, PGS. TS Phạm Tất Thắng-Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng: Nhập siêu hay xuất siêu của nền kinh tế Việt Nam vẫn sẽ đảo chiều hết sức nhanh chóng. Ở thời điểm hiện tại để khẳng định dự báo cả năm Việt Nam có giữ được đà xuất siêu như những năm trước hay không là khá khó khăn. Có những ẩn số chưa thể tính được là ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung tác động như thế nào tới nền kinh tế toàn cầu và nền kinh tế Việt Nam. "Mục tiêu cân bằng cán cân thương mại, thậm chí xuất siêu bền vững chỉ thực hiện được khi nào DN 100% vốn trong nước đã chuyển đổi được cơ cấu, tái cơ cấu để có thể cân bằng cán cân thương mại trong nội bộ DN, lúc đó cán cân thương mại chung mới bền vững. Ngoài ra, cần tập trung phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ để có XK bền vững ra thị trường thế giới", TS. Phạm Tất Thắng nói.
Thời gian tới, để đạt được mục tiêu tăng trưởng XK, Bộ Công Thương đề xuất các bộ, ngành, địa phương tiếp tục theo dõi sát biến động của tình hình thế giới, đặc biệt là diễn biến cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung để chủ động trong công tác điều hành; có biện pháp thúc đẩy XK những mặt hàng có khả năng tận dụng cơ hội XK và tăng cường quản lý chặt chẽ trước nguy cơ gian lận thương mại và gian lận xuất xứ hàng hóa; tăng cường tổ chức các hoạt động kết nối DN XK nông, thủy sản của Việt Nam với các DN có nhu cầu NK của Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới; tổ chức hoạt động cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) theo hướng đơn giản hóa quy trình, thủ tục cấp C/O;...
Theo Bộ Công Thương: Trong quý I/2019, cả nước có 9 mặt hàng XK đạt hơn 1 tỷ USD, trong đó có 7 mặt hàng trên 2 tỷ USD và các mặt hàng này đều thuộc nhóm hàng công nghiệp chế biến. Hoa Kỳ là thị trường XK lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 13 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là thị trường EU đạt 10,2 tỷ USD, tăng 2,5%; Trung Quốc đạt 7,6 tỷ USD, giảm 7,4%; thị trường ASEAN đạt 6,3 tỷ USD, tăng 6%; Nhật Bản đạt 4,7 tỷ USD, tăng 9,4% và Hàn Quốc đạt 4,7 tỷ USD, tăng 7,7%. |
Tin liên quan
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
09:41 | 22/11/2024 Xe - Công nghệ
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
16:06 | 23/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may có bị tác động từ chính sách Trump 2.0?
16:29 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam
09:14 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Chi hơn 88 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử trong 10 tháng
08:53 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Brazil đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở Nam Mỹ
15:22 | 18/11/2024 Infographics
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ gần cán mốc 100 tỷ USD
11:05 | 18/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
Mạnh tới 398 mã lực Range Rover Velar 2024 có giá từ 3,7 tỷ đồng
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics