Facebook Twitter youtube Tiktok

Xuất khẩu dệt may có thể “về đích” đạt 38 tỷ USD

(HQ Online) - Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) vừa đưa ra dự báo, với kịch bản tích cực nhất là Việt Nam khống chế được dịch bệnh và thực hiện “bình thường mới” từ đầu tháng 10/2021, khả năng trị giá xuất khẩu dệt may cả năm nay sẽ đạt khoảng 37,5 – 38 tỷ USD.
Xuất khẩu dệt may, da giày đều khó phục hồi nhanh
Xuất khẩu dệt may khó đoán định vì Covid-19
Xuất khẩu dệt may Việt Nam tăng cao trong đại dịch
0654-8-img-0235
Đứt gãy chuỗi cung ứng do khách hàng chuyển đơn hàng đi nơi khác là nguy cơ cao nhất với ngành dệt may thời gian tới. Ảnh: Hồng Nụ

Theo thông tin mới nhất từ VITAS, tổng trị giá xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 9 tháng năm 2021 ước đạt 29 tỷ USD, tăng 13,2% so với cùng kỳ 2020 và giảm 0,04% so với cùng kỳ 2019.

Tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên, phụ liệu 9 tháng đầu năm 2021 ước đạt 18 tỷ USD, tăng 27,9% so với cùng kỳ năm 2020 và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2019. Như vậy, trị giá xuất siêu trong 9 tháng năm 2021 của ngành đạt 11 tỷ USD.

Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch VITAS đánh giá, kết quả 9 tháng đầu năm 2021 của ngành vẫn giữ được mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ 2020 và gần bằng kim ngạch xuất khẩu cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, nhìn lại “bức tranh” toàn cảnh, đây cũng là thời gian doanh nghiệp dệt may trải qua các bước thăng trầm rõ rệt.

Cụ thể, toàn ngành dệt may lạc quan trong quý 1/2021, khi ngay từ đầu năm nhiều doanh nghiệp đã ký được đơn hàng đến hết quý 3/2021, thậm chí hết năm 2021.

Lý do, nhiều nước như Mỹ, EU, Trung Quốc, các nước trong khối Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)… đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, tỷ lệ tiêm vắc xin cao và từng bước nới lỏng giãn cách, nhu cầu hàng tiêu dùng, trong đó có dệt may, tăng trở lại.

Tuy nhiên, những lo lắng bắt đầu trong quý 2/2021 khi dịch bùng phát tại nhiều tỉnh phía Bắc, nhất là tại Bắc Giang, Bắc Ninh… Tuy nhiên, do Việt Nam kiểm soát dịch bênh tại các địa phương này khá tốt nên mức độ ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh toàn ngành chưa lớn và chưa ở diện rộng. Kết quả xuất khẩu 6 tháng đầu năm của ngành vẫn tăng 22% so với 6 tháng năm 2020 và tăng trên 5% so với năm 2019.

Từ đầu quý 3/2021 đến nay là thời gian cực kỳ khó khăn cho các doanh nghiệp dệt may với diễn biến vô cùng phức tạp và kéo dài của dịch Covid-19 tại TPHCM và các tỉnh phía Nam.

Nhiều doanh nghiệp dệt may phải đóng cửa, ngừng sản xuất, sản xuất cầm chừng, không thực hiện được đơn hàng, phải giao hàng chậm, giao hàng bằng máy bay hoặc bị khách hàng hủy đơn hàng gây đứt gãy chuỗi cung ứng.

“Nhiều doanh nghiệp tại các tỉnh phía Nam cố gắng bố trí sản xuất “3 tại chỗ”, “1 cung đường – 2 điểm đến” hoặc phương án sản xuất “4 xanh” nhưng cũng chỉ duy trì được khoảng từ 10% đến 30% số lao động đi làm với chi phí tốn kém hơn nhiều so với bình thường”, ông Trương Văn Cẩm nhấn mạnh.

Căn cứ vào diễn biến dịch bệnh đang còn rất phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, đặc biệt là tại TPHCM và các tỉnh phía Nam, VITAS dự báo 3 tháng cuối năm 2021 sẽ là khoảng thời gian cực kỳ khó khăn đối với ngành dệt may.

Trong rất nhiều nguy cơ thì nguy cơ cao nhất đó là khả năng đứt gãy chuỗi cung ứng do khách hàng chuyển đơn hàng đi nơi khác và nguy cơ thiếu lao động do lao động về quê tránh dịch, không dễ quay trở lại ngay. Cả hai vấn đề này đều không phải “một sớm, một chiều” có thể giải quyết được.

Với tình hình dịch bệnh hiện tại, lãnh đạo VITAS nhận định, mục tiêu xuất khẩu dệt may năm 2021 đạt 39 tỷ USD sẽ rất khó khăn. VITAS vạch ra 3 kịch bản có thể xảy ra.

Thứ nhất, kịch bản tích cực nhất là Việt Nam khống chế được dịch bệnh và thực hiện “bình thường mới” từ đầu tháng 10/2021, khả năng trị giá xuất khẩu sẽ đạt khoảng 37,5 – 38 tỷ USD.

Kịch bản trung bình nếu tình hình dịch bệnh còn phức tạp, còn có một số địa phương, khu công nghiệp bị phong tỏa, cách ly trong tháng 11/2021, trị giá xuất khẩu năm 2021 dự kiến sẽ đạt khoảng 36 – 36,5 tỷ USD.

Kịch bản cuối cùng kém tích cực nhất là tình hình dịch bệnh còn phức tạp đến đầu tháng 12/2021, trị giá xuất khẩu của ngành dự kiến chỉ đạt 33,5 – 34 tỷ USD.

VITAS cũng đưa ra dự báo năm 2022, nếu tình hình sản xuất kinh doanh trở lại bình thường ngành dệt may Việt Nam sẽ phấn đấu đạt trị giá xuất khẩu từ 39 tỷ - 42 tỷ USD.

9 tháng năm 2021, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong ngành dệt may là hàng may mặc đạt 21,7 tỷ USD tăng 5% so với cùng kỳ năm 2020 và giảm 5,4% so với cùng kỳ 2019; xuất khẩu vải đạt 1,8 tỷ USD, tăng 37,4%; xuất khẩu xơ sợi đạt 4 tỷ USD, tăng 56,2%; xuất khẩu vải không dệt đạt 557 triệu USD, tăng 77,3%; xuất khẩu phụ liệu dệt may đạt 921 triệu USD, tăng 21,8%.
Thanh Nguyễn

Tin liên quan

Dệt may Việt Nam nỗ lực nâng cao tỷ lệ nội địa hóa

Dệt may Việt Nam nỗ lực nâng cao tỷ lệ nội địa hóa

(HQ Online) - Để nâng cao kim ngạch xuất khẩu dệt may, tận dụng hiệu quả ưu đãi của các Hiệp định thương mại tự do (FTA), Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) xác định, bên cạnh việc xanh hóa, đầu tư phát triển khoa học công nghệ và nhân lực, giải pháp quan trọng là thu hút đầu tư vào phần cung thiếu hụt của ngành, cụ thể là các dự án dệt, nhuộm, hoàn tất công nghệ cao vào các khu công nghiệp.
Xuất khẩu dệt may phục hồi tích cực

Xuất khẩu dệt may phục hồi tích cực

(HQ Online) - Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam chia sẻ với Tạp chí Hải quan về tình hình sản xuất, xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam sau thời gian nhiều khó khăn, sóng gió.
Chuyển đổi xanh: Bền vững hay lợi nhuận

Chuyển đổi xanh: Bền vững hay lợi nhuận

(HQ Online) - Đó là chủ đề của Triển lãm quốc tế vải cao cấp Texfuture Việt Nam 2024 – Xuân hè vừa được khai mạc sáng 27/3 tại TPHCM.
Địa phương đầu tiên đạt kim ngạch xuất khẩu chục tỷ đô

Địa phương đầu tiên đạt kim ngạch xuất khẩu chục tỷ đô

(HQ Online) - Hết quý 1, TPHCM là địa phương đầu tiên của cả nước đạt kim ngạch xuất khẩu từ 10 tỷ USD trở lên.
2 nhóm hàng xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng trưởng 3 con số

2 nhóm hàng xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng trưởng 3 con số

(HQ Online) - Trong tháng 3/2024, có 2 nhóm hàng xuất khẩu của ngành nông nghiệp có kim ngạch tăng trưởng ba con số so với tháng trước.
Quý đầu năm, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 178 tỷ USD

Quý đầu năm, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 178 tỷ USD

(HQ Online) - Quý 1/2024, kim ngạch xuất nhập khẩu duy trì đà tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu thống kê sơ bộ được Tổng cục Hải quan công bố chiều nay (9/4).
Xuất khẩu cá ngừ sang Ba Lan tăng gấp gần 8 lần

Xuất khẩu cá ngừ sang Ba Lan tăng gấp gần 8 lần

(HQ Online) - Ba Lan đang là thị trường nhập khẩu cá ngừ đáng chú ý trong những tháng đầu năm 2024 với tốc độ tăng trưởng 786% so với cùng kỳ.
Xuất khẩu điều ước đạt trị giá 782 triệu USD trong quý 1

Xuất khẩu điều ước đạt trị giá 782 triệu USD trong quý 1

(HQ Online) - Tháng 3 xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 55 nghìn tấn, tăng mạnh về lượng và trị giá so với tháng trước.
Việt Nam đứng trước nguy cơ trở thành nước "nhập siêu" các sản phẩm chăn nuôi

Việt Nam đứng trước nguy cơ trở thành nước "nhập siêu" các sản phẩm chăn nuôi

(HQ Online) - Phát biểu tại cuộc họp giao ban khối chăn nuôi quý 2/2024, ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi gia cầm cho biết, theo số liệu cập nhật ước tính hiện nay, mỗi tuần chúng ta nhập lậu khoảng 60.000 con gà đẻ thải loại từ biên giới Việt Lào, trong đó, có nhiều gà có nguồn gốc Thái Lan, tương đương 240 tấn/tuần, lên tới 720 tấn/tháng.
Nhập siêu qua cảng TPHCM gần 900 triệu USD

Nhập siêu qua cảng TPHCM gần 900 triệu USD

(HQ Online) - Hàng hóa XNK qua các cửa khẩu cảng TPHCM trong gần 3 tháng đầu năm 2024 đạt kim ngạch trên 21 tỷ USD, nhập siêu gần 900 triệu USD.
Kịch bản tăng trưởng cao, XNK năm 2024 dự báo đạt 790 tỷ USD

Kịch bản tăng trưởng cao, XNK năm 2024 dự báo đạt 790 tỷ USD

(HQ Online) - Theo dự báo của nhóm chuyên gia trường Đại học Thương mại, trong kịch bản tăng trưởng cao với những diễn biến kinh tế thuận lợi, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa năm 2024 ước đạt 790,56 tỷ USD, tăng 16,08% so với năm 2023, xuất siêu 27,16 tỷ USD.
Tìm cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu sang Indonesia

Tìm cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu sang Indonesia

(HQ Online) - Nhiều sản phẩm xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam như các sản phẩm nông sản, dệt may, thực phẩm, đồ uống, đồ gia dụng, công nghiệp tiêu dùng... hiện vẫn chưa thâm nhập mạnh vào thị trường Indonesia và có giá trị kim ngạch xuất khẩu còn khiêm tốn.
Nuôi biển hướng đến mục tiêu xuất khẩu 2 tỷ USD

Nuôi biển hướng đến mục tiêu xuất khẩu 2 tỷ USD

(HQ Online) - Việc phát triển nuôi biển là để giảm khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, xây dựng ngành thủy sản bền vững. Để cụ thể hóa chiến lược này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1664/QĐ-TTg phê duyệt Đề án nuôi biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đề án đặt mục tiêu đến năm 2025, diện tích nuôi biển đạt 280.000ha, sản lượng 850.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu 0,8-1 tỷ USD. Đến 2030, diện tích nuôi biển đạt 300.000 ha, sản lượng 1,45 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,8-2 tỷ USD.
Xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm cao kỷ lục từ trước đến nay

Xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm cao kỷ lục từ trước đến nay

(HQ Online) - 2 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 59,21 tỷ USD, tăng tới 19% so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan.
19 nhóm hàng nhập khẩu tăng trưởng trên 20%

19 nhóm hàng nhập khẩu tăng trưởng trên 20%

(HQ Online) - Hầu hết các nhóm hàng nhập khẩu chủ lực có kim ngạch tăng trưởng cao so với cùng kỳ 2023.
Xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường chủ lực tăng cao

Xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường chủ lực tăng cao

(HQ Online) - Các thị trường, ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đang có được sự khởi đầu ấn tượng trong năm 2024.
Xem thêm
cty-toan-phat
cong-ty-tan-cang-sg-vpdd

Tin mới

Luật Cảnh sát biển Việt Nam: Hiệu quả từ thực tiễn

Luật Cảnh sát biển Việt Nam: Hiệu quả từ thực tiễn

Theo đánh giá của Bộ Quốc phòng, sau 5 năm thực hiện Luật Cảnh sát biển Việt Nam, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), xuất nhập cảnh trái phép, tội phạm ma túy trên biển được
Trao thưởng thành tích xuất sắc trong đấu tranh với tội phạm ma túy

Trao thưởng thành tích xuất sắc trong đấu tranh với tội phạm ma túy

Bộ Tư lệnh BĐBP phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An tổ chức trao thưởng cho các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong đấu tranh với tội phạm ma túy.
Phát triển thương hiệu mạnh góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu

Phát triển thương hiệu mạnh góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu

Ông Hoàng Minh Chiến (ảnh), Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) chia sẻ về giải pháp nâng tầm những giá trị cốt lõi trong phát triển thương hiệu.
Hải quan TP Hồ Chí Minh:  Tạo chuyển biến mạnh mẽ từ phương thức quản lý hiện đại

Hải quan TP Hồ Chí Minh: Tạo chuyển biến mạnh mẽ từ phương thức quản lý hiện đại

Áp dụng nhiều sáng kiến cải tiến, cũng như ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin (CNTT) vào các khâu nghiệp vụ, Cục Hải quan TPHCM kỳ vọng sẽ tạo chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển đổi số từ phương thức quản lý hiện đại.
Người tham gia BHYT đã tăng gấp hơn 2 lần sau 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38

Người tham gia BHYT đã tăng gấp hơn 2 lần sau 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38

Sau 15 năm triển khai Chỉ thị số 38-CT/TW của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác Bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới, đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện chính sách BHYT từ trung ương đến địa phươ
LONGFORM: Hệ sinh thái Tài chính số- Lấy dữ liệu làm tài nguyên, lấy giải pháp đột phá làm nền tảng

LONGFORM: Hệ sinh thái Tài chính số- Lấy dữ liệu làm tài nguyên, lấy giải pháp đột phá làm nền tảng

Đến nay, hầu hết lĩnh vực trong ngành Tài chính đều đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong chuyển đổi số, đặc biệt là các lĩnh vực trọng tâm thuế, hải quan, kho bạc…
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Khánh Hòa Nguyễn Văn Cường

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Khánh Hòa Nguyễn Văn Cường

Ngày 26/3/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ký Quyết định số 779/QĐ-TCHQ bổ nhiệm có thời hạn ông Nguyễn Văn Cường, Đội trưởng Đội Kiểm soát Hải quan thuộc Cục Hải quan Khánh Hòa giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Hải quan Khánh Hòa kể từ ngày 5/4/20
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Sáng ngày 27/3/2024, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đối với ông Đinh Ngọc Thắng.
Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Ngày 31/1/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đã ký Quyết định số 299/QĐ-TCHQ điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Dương Xuân Sinh, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lào Cai giữ chức vụ Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam từ ngày 1/3/2024.
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan Đặng Thanh Dũng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan Đặng Thanh Dũng

Điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Đặng Thanh Dũng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam, giữ chức vụ Phó Vụ trưởng-Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan, Tổng cục Hải quan.
Phiên bản di động