Xuất khẩu dệt may, da giày đều khó phục hồi nhanh
Mục tiêu năm 2021 đạt trị giá XK 39 tỷ USD, tương đương mức của năm 2019 trước khi đại dịch bùng phát đang rất xa vời với ngành dệt may Việt Nam. Ảnh: N.Thanh |
Kim ngạch tháng 8 giảm
8 tháng đầu năm nay, XK dệt may, da giày vẫn ghi nhận tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, kim ngạch XK hàng dệt may 8 tháng đầu năm 2021 ước đạt 25,9 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ 2020. Tuy nhiên, nếu xét riêng trong tháng 8/2021, XK sụt giảm rõ rệt do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Cụ thể, kim ngạch XK dệt may tháng 8/2021 ước giảm 18,7% so với tháng 7/2021 và giảm 5,8% so với tháng 8/2020.
Với da giày, số liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, nếu tính chung 8 tháng đầu năm nay, trị giá XK giày dép đạt 12,6 tỷ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tính riêng tháng 8/2021, trị giá XK giày dép các loại lại giảm tới 38,5% so với cùng kỳ năm trước.
Những con số nêu trên đã thể hiện rất rõ tác động của đại dịch Covid-19 tới XK dệt may, da giày của Việt Nam thời gian gần đây. Điều đáng nói là, những khó khăn khốc liệt hơn vẫn còn ở phía trước, điển hình là khó khăn nguồn nhân lực.
Ông Nguyễn Văn Hoàng, Giám đốc Công ty CP Đồng Tiến (TP Biên Hoà, Đồng Nai) cho biết, UBND tỉnh đã có văn bản hướng dẫn để DN hoạt động trở lại như tiêm vắc xin, lao động phải trong vùng xanh, được xét nghiệm trước Covid-19… Tuy nhiên hiện nay ở TP Biên Hòa, các phường, xã theo tiêu chí của Chính phủ đều nằm trong diện vùng đỏ. Như vậy người lao động không thể đi làm được. Công ty Đồng Tiến đang nỗ lực trong thực hiện “3 tại chỗ”, song chỉ thực hiện chưa đến 10% nhân lực. Việc dừng sản xuất, cắt giảm đơn hàng từ đối tác khiến DN gặp khó khăn. Tiền mua nguyên vật liệu để sản xuất giờ nằm kho cũng rất lớn.
Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, thiếu nhân lực khi mở cửa kinh tế trở lại là thách thức rất lớn đối với cộng đồng DN. Nếu TPHCM và các tỉnh thành phía Nam mở cửa trở lại trong tháng 10/2021, rất khó để công nhân quay trở lại làm việc vì chỉ còn vài tháng nữa sẽ đến tết Dương lịch và Tết Nguyên đán. “Ngoài ra, Chỉ thị 16 vẫn đang được áp dụng tại nhiều địa phương là rào cản trong vấn đề tìm nguồn lao động thay thế. Tôi cho rằng, thâm hụt lao động từ nay đến cuối năm sẽ vào khoảng từ 35-37%”, ông Giang đánh giá.
Nút thắt “thiếu lao động”
Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam chia sẻ thêm, hiện các đơn hàng đã rút đi rất nhiều. Thống kê của Hiệp hội 1 tháng trước cho thấy, tỷ lệ đơn hàng rút khỏi Việt Nam khoảng 20%; hiện tỷ lệ này đã tăng lên 40-50%. Đơn hàng của ngành da giày từ lúc đàm phán đến lúc ký kết khoảng 6 tháng. Như vậy, ít nhất 6 tháng nữa, các đơn hàng này mới có thể quay trở lại. Nhiều nhãn hàng nổi tiếng đã rời khỏi Việt Nam để sang Trung Quốc, Indonesia… Việc các đơn hàng rút đi cộng với thiếu hụt lao động khiến cho DN không thể mở cửa sản xuất trở lại được ngay.
Về triển vọng phục hồi sản xuất, XK thời gian tới, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Dệt May Việt Nam cho rằng, 4 tháng cuối năm 2021 sẽ là khoảng thời gian cực kỳ khó khăn đối với ngành dệt may. “Không ít khách hàng chuyển đơn hàng đi nước khác và sẽ thiếu nhân công do nhiều người lao động đã về quê không dễ quay trở lại ngay. Nếu tình hình dịch bệnh không kiểm soát được trong tháng 9/2021, khả năng cả năm nay ngành chỉ đạt trị giá XK 33 – 34 tỷ USD. Mục tiêu năm 2021 đạt trị giá XK 39 tỷ USD, tương đương mức của năm 2019 trước khi đại dịch bùng phát sẽ rất xa vời”, ông Cẩm nhấn mạnh.
Đại diện một số DN dệt may, da giày cho rằng, thời điểm hiện tại muốn “sống chung” với dịch, để thu hút nguồn lao động, vắc xin vẫn là “chìa khoá”. Thực tế cho thấy nhiều điểm đáng lạc quan khi Việt Nam dự kiến sẽ nhận thêm nhiều vắc xin trong thời gian tới, tạo điều kiện để mở cửa lại nền kinh tế một cách bền vững.
Ngoài vắc xin, bà Phan Thị Thanh Xuân đề xuất có thể thực hiện cho DN chủ động về phòng chống dịch. Các DN đang rất cần trợ giúp, tư vấn về trang bị y tế tại chỗ, trang bị kiến thức, điều kiện cơ sở vật chất, thuốc men chữa bệnh; kết nối hệ thống thông tin; giám sát, hỗ trợ, khai báo qua hệ thống mạng… “DN có cơ sở, phòng cách ly thế nào để đạt chuẩn, khu cách ly thế nào, sử dụng thuốc ra sao…, là những vấn đề rất cần ngành y tế vào hỗ trợ. Việc này vừa giúp DN tự chủ phòng chống dịch, vừa giảm gánh nặng cho Nhà nước, địa phương trong quản lý người lao động…”, bà Xuân nói.
Tin liên quan
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tăng 3 làn phục vụ xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Kim Thành, Lào Cai
13:57 | 04/11/2024 Hải quan
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
7 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô
09:24 | 31/10/2024 Xuất nhập khẩu
Thu hơn 55 tỷ USD, máy vi tính độc chiếm ngôi đầu xuất khẩu
09:24 | 30/10/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 5 tỷ USD thương mại Việt Nam - UAE
15:22 | 28/10/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại Việt Nam - UAE tăng trưởng tỷ đô
09:48 | 28/10/2024 Xuất nhập khẩu
Mỗi ngày Việt Nam chi hơn 25.000 tỷ đồng nhập khẩu hàng hóa
11:38 | 26/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu tăng hơn 41 tỷ USD
15:48 | 25/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu cá tra những tháng cuối năm dự báo khả quan
14:21 | 25/10/2024 Xuất nhập khẩu
Nhóm hàng khiến Việt Nam chi 300 triệu USD nhập khẩu mỗi ngày
15:36 | 24/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10 giảm hơn 4 tỷ USD
14:23 | 23/10/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 9 tháng, xuất nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ đạt 100 tỷ USD
14:41 | 22/10/2024 Infographics
Tin mới
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK