Xuất khẩu dệt may khó đoán định vì Covid-19
Loạt nhà máy đóng cửa, xuất khẩu dệt may sẽ không đạt mục tiêu 39,5 tỷ USD? | |
Xuất khẩu dệt may Việt Nam tăng cao trong đại dịch | |
Mỹ chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam |
Bà Hoàng Ngọc Ánh. |
Xin bà cho biết, các DN trong ngành dệt may đã và đang phải đối mặt với những khó khăn như thế nào trong tổ chức sản xuất khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước?
Khó khăn đầu tiên các DN phải đối mặt là việc phòng dịch. Trước đây, Nghị định 82/2018/NĐ-CP về quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất không cho phép dân cư sinh sống trong khu công nghiệp, khu chế xuất. Các DN đều không xây dựng nơi để người lao động ở lại sau giờ làm việc. Do vậy, khi yêu cầu sản xuất “3 tại chỗ” đối với các DN khối dệt sợi với đặc thù là số lượng công nhân ít, số lượng máy móc nhiều thì có thể linh hoạt áp dụng cách thu hẹp quy mô nhà máy để có chỗ trống. Tuy nhiên, DN may với đặc thù đông lao động nên những DN có quy mô từ tầm từ 1.000 lao động cũng không thể bố trí đủ điều kiện để người lao động nghỉ lại trong thời gian dài, đặc biệt là các điều kiện cơ bản như tắm giặt, vệ sinh cá nhân, quản lý an toàn…
Đáng chú ý, thời gian áp dụng “3 tại chỗ” không xác định điểm dừng cụ thể, khiến DN không thể chủ động cho bất kỳ điều gì, kể cả nhận thêm đơn hàng hoặc dự báo được các phản ứng của công nhân khi bị cách ly lâu ngày.
Với những DN bố trí được phương án sản xuất “3 tại chỗ”, vấn đề nảy sinh còn là có tới 60-70% người lao động không đồng ý ở lại công ty do sợ bị lây lan. Không ít DN băn khoăn, số lao động này có được hưởng trợ cấp của nhà nước theo Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 hay không.
Ở góc độ này, Vitas đề xuất Nhà nước đưa số lao động này vào đối tượng được hỗ trợ theo Nghị quyết 68. Vì nếu áp dụng theo khoản 2, Điều 99, Bộ luật Lao động (không được trả lương ngừng việc), người lao động sẽ gặp khó khăn, trong khi dịch bệnh đang lây lan nguy hiểm, tâm lý lo sợ của người lao động có thể hiểu được. Trong khi đó, trong trường hợp nếu DN phải trả lương ngừng việc (áp dụng theo khoản 3, Điều 99, Bộ luật lao động), DN không thể đủ khả năng chi trả.
Ngoài ra hiện nay, nhiều DN nằm trong vùng bị phong toả, cách ly phải cho người lao động nghỉ việc, giãn việc. Khi DN mở cửa trở lại thì áp lực giao hàng rất lớn, phải bố trí làm ngoài giờ. Tuy nhiên, Điều 107, Bộ luật Lao động quy định thời gian làm thêm “…không được phép quá 40 giờ trong 1 tháng”. Bởi vậy, Vitas đề xuất Nhà nước cho phép DN, sau thời gian phong toả được bố trí làm thêm quá quy định nêu trên để giải quyết các đơn hàng tồn đọng. DN vẫn sẽ bù trừ các tháng để đảm bảo không quá 300 giờ/năm theo quy định tại khoản 3, Điều 107.
Ngày 29/7/2021 vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 5187/VPCP-CN về tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá trong tình hình dịch Covid-19, ngay lập tức tháo gỡ nhiều khúc mắc, bất cập trong lưu thông hàng hoá. Ở góc độ này, Vitas có thêm kiến nghị, đề xuất gì không, thưa bà?
Vitas đề xuất nên bỏ quy định cấp mã QR-Code về “luồng xanh” trên phạm vi cả nước. Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng đề xuất bỏ quy định chỉ hàng hoá thiết yếu mới được lưu thông, thay vào đó là cho phép lưu thông hàng hoá như trong điều kiện bình thường nếu đảm bảo phòng chống dịch, trừ những hàng hoá cấm kinh doanh hoặc những hàng hoá hạn chế kinh kinh doanh theo quy định. Nội dung này cũng đã được Bộ Công Thương đề xuất vào ngày 27/7/2021 vừa qua. Bởi nếu thực hiện “mục tiêu kép”, vấn đề đặt ra là hàng hoá XK, nguyên phụ liệu NK không được phép lưu thông thì sẽ thực hiện như thế nào?
Xin bà chia sẻ rõ hơn, những khó khăn bủa vây DN dệt may trong thời gian qua ở hầu hết các khía cạnh đã tác động ra sao tới tình hình đáp ứng các đơn hàng của DN dệt may nói riêng, tình hình XK của ngành dệt may nói chung?
Những ngành hàng như dệt may, da giày đóng góp rất lớn vào kim ngạch XK, đồng thời vào hệ thống an sinh xã hội vì tập hợp nhiều lao động. Nửa đầu năm nay, tình hình XK dệt may vẫn khá tốt, nhưng thời gian tới chưa thể đoán định rõ ràng tình hình cụ thể sẽ như thế nào.
Thời điểm ban đầu gặp khó khăn, Vitas cũng vận động các nhãn hàng rằng việc DN không hoàn thiện đơn hàng là do rơi vào tình trạng bất khả kháng. Tuy nhiên, lý do bất khả kháng này, nhãn hàng cũng không thể chấp nhận mãi. Nếu tình hình đứt gãy chuỗi sản xuất kéo dài, sang năm có thể các nhãn hàng sẽ dần dần chuyển sang thị trường khác.
Hiệp hội có thêm kiến nghị gì với cơ quan chức năng nhằm tạo điều kiện sản xuất, XK thông suốt hơn cho DN dệt may trong thời gian tới, thưa bà?
Câu chuyện mấu chốt nhất vẫn là vắc xin. Bản chất những tác động của dịch Covid-19 đến DN năm 2021 khác hoàn toàn tác động trong năm 2020.
Hiện nay, toàn hệ thống chính trị của Việt Nam đang vào cuộc chống dịch một cách quyết liệt. Tuy nhiên, với những biến thể mới của Covid-19 thì giải pháp căn cơ là người lao động và người dân phải được tiêm vắc xin nhanh nhất và nhiều nhất có thể.
Do đó, Vitas đề xuất Nhà nước ưu tiên cho người lao động tại các DN sớm được tiêm vắc xin (có thể cân nhắc trên cơ sở DN tự chịu chi phí) nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động và để DN có thể sớm quay trở lại ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh; đồng thời dành ưu tiên đặc biệt cho đội ngũ lái xe để đảm bảo lưu thông hàng hoá phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân và đảm bảo sản xuất, không để đứt gãy chuỗi cung ứng.
Xin cảm ơn bà!
Tin liên quan
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Hải quan Hải Phòng nhiều giải pháp thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại
10:13 | 14/01/2025 Hải quan
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
16:45 | 06/01/2025 Xuất nhập khẩu
Bắc Giang bứt phá mạnh mẽ vươn lên thứ 4 cả nước về xuất khẩu
16:49 | 30/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đón cơ hội để xuất khẩu thủy sản năm 2025 đạt 11 tỷ USD
08:17 | 30/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu
14:46 | 24/12/2024 Infographics
Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD
14:45 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô
10:32 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
10:14 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics