Từ bờ vực thảm họa, Nhật Bản đã đối phó thành công với COVID-19
Nhật Bản đã dỡ bỏ hoàn toàn tình trạng khẩn cấp COVID-19 từ ngày 1/10. Ảnh: Shutterstock |
Theo trang The Guardian (Anh), chỉ vài ngày sau khi bế mạc Thế vận hội Tokyo 2020, Nhật Bản dường như đã phải chịu tổn thương sâu sắc bởi thảm họa COVID-19. Vào ngày 13/8, thành phố chủ nhà đã ghi nhận kỷ lục 5.773 ca mắc COVID-19 mới do biến thể Delta bùng phát. Trên toàn quốc, số ca mắc vượt mức 25.000 ca.
Số ca lây nhiễm tăng vọt càng làm tăng thêm làn sóng phẫn nộ của một bộ phận công chúng phản đối việc tổ chức Thế vận hội. Các bệnh viện rơi vào trạng thái áp lực chưa từng có, tình trạng thiếu giường bệnh buộc hàng nghìn người có kết quả xét nghiệm dương tính phải điều trị, phục hồi tại nhà. Một số trường hợp đã không qua khỏi. Tình trạng khẩn cấp ở thủ đô và các khu vực khác, đã được áp dụng suốt gần 6 tháng, đã tiếp tục được gia hạn một lần nữa.
Tuy nhiên, một điều đáng chú ý đã xảy ra ở Nhật Bản sau hai tháng kể từ khi bế mạc Thế vận hội. Tuần này, gần 2 tuần kể từ khi các biện pháp khẩn cấp cuối cùng được dỡ bỏ, các ca nhiễm mới tiếp tục giảm mạnh ở Tokyo và trên toàn quốc.
Trong khi nhiều khu vực ở châu Âu đang phải vật lộn để ngăn chặn số ca mắc có xu hướng tăng nhẹ, các ca nhiễm ở Nhật Bản đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm qua, làm dấy lên niềm tin và sự lạc quan rằng: điều tồi tệ nhất có thể đã qua đối với nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới.
Hôm 11/10, Tokyo chỉ ghi nhận 49 trường hợp COVID-19 mới, số ca mắc hàng ngày thấp nhất kể từ cuối tháng 6 năm ngoái, trong khi toàn quốc ghi nhận 369 ca.
Một nhà hàng tại Nhật Bản. Ảnh: Reuters |
Các chuyên gia cho rằng không có yếu tố nào có thể giải thích sự thay đổi bất ngờ trong vận may của Nhật Bản. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng sau một khởi đầu chậm chạp đáng thất vọng, việc triển khai tiêm chủng tại Nhật Bản đã chuyển thành một chiến dịch y tế cộng đồng vô cùng ấn tượng. Người dân Nhật Bản đã dần gạt bỏ sự hoài nghi do những bê bối về vắc xin trong lịch sử và ủng hộ tiêm phòng COVID-19.
Cho đến nay, Nhật Bản đã tiêm chủng cho gần 70% dân số trong tổng số 126 triệu dân. Chính phủ cho biết sẽ cung cấp vắc xin cho tất cả những người muốn tiêm chủng vào tháng 11. Tân Thủ tướng Fumio Kishida trong tuần này cũng khẳng định Nhật Bản sẽ triển khai mũi vắc xin nhắc lại vào tháng 12, bắt đầu cho các nhân viên y tế và người cao tuổi.
Theo các chuyên gia, một yếu tố khác khiến ca mắc COVID-19 ở Nhật Bản giảm mạnh đó chính là việc đeo khẩu trang phổ biến, một thói quen đã ăn sâu vào ý thức của người dân suốt các mùa trước đại dịch. Trong khi nhiều quốc gia khác đã dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang trong nhà và ở các môi trường khác, hầu hết người Nhật vẫn rùng mình khi nghĩ đến việc mạo hiểm không che kín mặt.
Bầu không khí thoải mái hơn trong thời gian diễn ra Thế vận hội cũng có thể đã góp phần khiến dịch bệnh bùng phát mạnh vào mùa hè. Người dân đã dành nhiều thời gian tụ tập theo nhóm trong suốt những tuần diễn ra sự kiện thể thao giữa thời tiết nóng bức khắc nghiệt.
“Trong những ngày nghỉ, chúng tôi gặp gỡ những người bạn đã lâu không gặp. Hơn nữa, chúng tôi có nhiều cơ hội để ăn cùng nhau trong một môi trường tiếp xúc mặt đối mặt”, Hiroshi Nishiura, cố vấn chính phủ tại Đại học Kyoto cho biết.
Người dân Nhật Bản đeo khẩu trang tại ga Shinagawa trong ngày đầu trở lại làm việc. Ảnh: Reuters |
Ông Kenji Shibuya, cựu Giám đốc Viện Sức khỏe Dân số tại Đại học King’s College London, cho rằng tình hình ở Nhật Bản thay đổi bất ngờ có thể do dịch bệnh “chủ yếu bùng phát theo mùa, sau đó là việc tiêm chủng và có lẽ một số đặc điểm của virus mà chúng ta chưa biết đến”.
Hiện tại, tình hình ở Nhật Bản đang trở nên lạc quan hơn và nhiều người tin làn gió “bình thường” đang quay trở lại “xứ sở hoa anh đào”.
Các quán bar và nhà hàng - những doanh nghiệp từng phải chiến đấu để tồn tại dưới tình trạng khẩn cấp nghiêm ngặt - đã được tái hoạt động, dù vẫn phải tuân thủ khuyến cáo đóng cửa sớm cho đến cuối tháng. Các ga đường sắt cũng bắt đầu đông đúc người đi làm trở lại, khi nhiều công ty không còn cho phép nhân viên làm việc tại nhà. Du lịch liên tỉnh cũng không còn được coi là một rủi ro đáng kể.
Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy công chúng kỳ vọng tân Thủ tướng Nhật Bản sẽ ưu tiên sức khỏe cộng đồng, bao gồm việc phê duyệt sớm các loại thuốc kháng virus và tăng cường năng lực của dịch vụ y tế, để đối phó với một đợt dịch bùng phát trong tương lai.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định rằng sẽ thật tồi tệ nếu cho rằng nguy cơ dịch bệnh đã qua đi. Họ cảnh báo rằng số ca nhiễm có thể gia tăng trở lại khi thời tiết lạnh hơn đang đến gần. Khi đó, mọi người thường tụ tập tại các quán bar, nhà hàng có hệ thống thông gió kém để tận hưởng mùa tiệc tùng.
“Tình trạng khẩn cấp kết thúc không có nghĩa là chúng ta được tự do 100%”, ông Shigeru Omi, cố vấn y tế chính của chính phủ, cảnh báo. “Chính phủ nên gửi một thông điệp rõ ràng đến người dân rằng chúng ta chỉ có thể nới lỏng dần dần”.
Tin liên quan
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
Hải quan TP Hồ Chí Minh: Giải đáp thỏa đáng các vướng mắc cho doanh nghiệp Nhật Bản
07:04 | 15/12/2024 Hải quan
Thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị trường Nhật Bản
11:34 | 15/12/2024 Kinh tế
Nền kinh tế Hàn Quốc đứng trước nhiều thách thức trong năm 2025
10:04 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Mỹ và Nga có khả năng thảo luận về hạn chế vũ khí hạt nhân
10:04 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Đối đầu EU-Nga định hình an ninh toàn cầu năm 2025
08:56 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
11:00 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
10:59 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu
15:56 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba công bố chế độ tỷ giá hối đoái mới linh hoạt hơn
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Fed cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Ám ảnh bóng ma chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
07:45 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba tái khẳng định sẵn sàng đối thoại với Mỹ
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI
Hải quan Hà Nội: 92% hồ sơ kiểm tra sau thông quan phát hiện vi phạm
Nguy cơ người nước ngoài câu kết sản xuất ma túy ở nước ta rất cao
Đảng bộ cơ quan Tổng cục Hải quan hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics