Tiền tệ trong “vòng xoáy” của dịch bệnh
Ảnh minh họa. Internet |
Thế giới nới lỏng chính sách tiền tệ, Việt Nam sẽ như thế nào? | |
Thủ tướng: Chưa có cơ sở để điều chỉnh các chỉ tiêu vĩ mô, tăng trưởng | |
Chính sách tiền tệ hỗ trợ nền kinh tế: Nới lỏng trong thận trọng |
Sắc đỏ, sắc xanh liên tiếp đan xen và khó dự báo. Từ đó, diễn biến của thị trường tiền tệ tại Việt Nam cũng có nhiều xáo trộn nhưng lại giữ được sự bình tĩnh tích cực.
Thế giới chao đảo, Việt Nam “yên ổn”
Trên thị trường thế giới, chỉ trong tháng 2 khi dịch bệnh Covid-19 lan mạnh ra nhiều nước, tâm lý nhà đầu tư ngày càng trở nên e sợ và lo ngại, liên tục bán tháo hoặc đẩy mạnh mua vào tại nhiều kênh tài chính. Tâm lý lo sợ rủi ro đã khiến giá vàng nhiều thời điểm tăng lên sát ngưỡng 1.700 USD/ounce – mức đỉnh cao của 7 năm, trong khi chỉ số USD Index đo lường sức mạnh của đồng USD với 6 đồng tiền chủ chốt thế giới cũng nhích dần lên sát mốc 100 điểm – mức cao nhất kể từ tháng 4/2017. Thậm chí, tại nhiều phiên giao dịch, cả giá vàng và giá USD đồng loạt tăng giảm biên độ mạnh, trái ngược hoàn toàn với quy luật USD tăng thì vàng giảm hoặc ngược lại như thông thường.
Tại thị trường trong nước, “nhảy múa” mạnh nhất là giá vàng khi tăng giảm liên tục. Vào những ngày gần cuối tháng 2, có phiên giao dịch chứng kiến giá vàng khiến thị trường “chóng mặt” với mức tăng lên tới gần 2 triệu đồng, nhưng ngay sau đó lại giảm mạnh. Những biến động này khiến người mua vàng có thể chịu khoản lỗ hoặc lãi lên tới vài triệu đồng chỉ trong vài ngày. Bước sang tháng 3, diễn biến dịch bệnh càng căng thẳng thì giá vàng càng có những diễn biến bất ngờ, khó dự báo. Theo chuyên gia tài chính – ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu, theo quy luật, trong các cuộc khủng hoảng từ dịch bệnh cho đến địa chính trị, nhà đầu tư luôn tìm đến vàng để gia tăng lượng nắm giữ như một tài sản an toàn. Tuy nhiên, diễn biến này cũng có thể do nhà đầu tư tranh thủ thổi giá, đẩy sóng kiếm lời trên thị trường vàng, khiến giá vàng tăng nhanh chóng mặt nhưng lại đột ngột giảm sốc là do nhà đầu tư chốt lời.
Trái với diễn biến của giá vàng trong nước, tỷ giá ngoại tệ lại có phần “yên ổn” hơn. Theo tính toán của các chuyên gia Công ty Chứng khoán SSI, trước đà tăng của USD, nhiều đồng tiền của các nước châu Á và mới nổi đã mất giá mạnh. Tính từ đầu năm 2020 đến hết tháng 2, đồng Rúp của Nga giảm 7,92%, Baht của Thái Lan giảm 5,97%, Won của Hàn Quốc giảm 3,82% so với cùng kỳ năm trước… nhưng tiền đồng của Việt Nam vẫn duy trì ổn định. Theo đó, tính đến giữa tháng 3, tỷ giá trung tâm của Việt Nam tăng 72 đồng, tương đương 0,3% so với hồi đầu năm; tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại cũng chỉ tăng 0,3%.
Nếu xét theo diễn biến hàng ngày thì tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại trong nước từ đầu năm đến nay đa phần ở trạng thái ổn định, nếu tăng giảm cũng chỉ ở biên độ nhẹ. Thậm chí, các chuyên gia còn nhận định, tỷ giá về cơ bản chỉ đang hồi lại sau khi giảm trong năm 2019. Nguyên nhân hỗ trợ cho tỷ giá trong nước là do kim ngạch xuất và nhập khẩu của Việt Nam 2 tháng qua vẫn tăng bất chấp rủi ro của dịch Covid-19 mang lại, cán cân thương mại tháng 2 ước tính thặng dư 100 triệu USD; giải ngân FDI tháng 2 là 850 triệu USD, lũy kế 2 tháng đạt 2,45 tỷ USD. Bên cạnh đó, với lượng dự trữ ngoại hối đang ở mức kỉ lục như hiện tại, nhà điều hành hoàn toàn đủ khả năng can thiệp nếu thị trường có biến động, khiến những nhà đầu cơ “chùn chân” trước USD tại Việt Nam.
Vẫn lo ngại biến động
Với thị trường ngoại tệ hiện nay, cung cầu ngoại tệ trong nước vẫn ở trạng thái ổn định nhưng tâm lý thận trọng gia tăng, thể hiện là chênh lệch tỷ giá mua vào và bán ra của ngân hàng thương mại, giữa tỷ giá tự do và tỷ giá ngân hàng đều giãn rộng. Bên cạnh đó, chính sách nới lỏng tiền tệ của nhiều nước, mà mới đây nhất là việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục cắt giảm lãi suất chuẩn 1 điểm phần trăm xuống mức gần bằng 0 sẽ khiến đồng USD trên thị trường quốc tế hạ nhiệt, đồng thời sẽ kéo giảm lãi suất USD trong nước, nới rộng chênh lệch lãi suất VND và USD trên thị trường liên ngân hàng.
Các chuyên gia của SSI nhận định, các áp lực của tỷ giá ngoại tệ có có thể gia tăng nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục xấu đi. Nhưng nhìn về dài hạn, các công cụ hỗ trợ ổn định tỷ giá vẫn còn nhiều dư địa và vì vậy chưa có cơ sở để lo lắng về sự mất giá của VND. Do đó, nhiều chuyên gia khẳng định, diễn biến tỷ giá 2020 sẽ vẫn trong tầm kiểm soát của cơ quan điều hành và tỷ giá nếu có được điều chỉnh thì cũng chỉ dao động quanh mức 1-2%.
Riêng về giá vàng, do giá vàng trong nước biến động liên tục theo giá vàng thế giới nên diễn biến tương lai luôn là dấu hỏi lớn. TS. Nguyễn Trí Hiếu cho hay, việc giá vàng thế giới có tiến lên mức 2.000 USD/ounce hay không sẽ phụ thuộc rất lớn vào các quốc gia trong việc không chế dịch Covid-19 ở mức nào, dịch khống chế càng lâu thì giá vàng càng biến động mạnh, nên chúng ta không thể định đoán giá vàng sẽ diễn biến như thế nào.
Tuy nhiên, điều đáng mừng là thị trường trong nước không có nhiều xáo trộn dù giá vàng biến động mạnh, không có hiện tượng người dân đổ xô đi mua vàng tích trữ. Tâm lý này có được là nhờ vào sự điều hành quyết liệt của cơ quan quản lý. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, các giải pháp quản lý thị trường vàng theo tinh thần Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, trong thời gian qua, thị trường vàng đã ổn định, không còn tình trạng đầu cơ, làm giá gây bất ổn nền kinh tế; tình trạng ”vàng hóa” trong nền kinh tế từng bước được ngăn chặn, việc sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán đã được kiểm soát. Vì thế, cũng như thị trường ngoại tệ, cơ quan này cũng khẳng định có đủ nguồn lực để can thiệp thị trường khi cần thiết. Do đó, thị trường tiền tệ trong nước có thể được giữ vững, góp phần vào “mục tiêu kép” ổn định kinh tế, đẩy lùi dịch bệnh mà Chính phủ đề ra.
Tin liên quan
Lạm phát tăng thấp hơn dự báo, BoE có khả năng giữ nguyên lãi suất
08:10 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu
08:29 | 26/08/2024 Nhìn ra thế giới
Nhiều cơ hội hợp tác giữa Bộ Tài chính Việt Nam và cơ quan tiền tệ Singapore
09:07 | 06/08/2024 Tài chính
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK